8. Cấu trúc luận văn
3.4. Khảo nghiệm nhận thức của khách thể về mức độ cần thiết và mức độ khả thi của
thi của biện pháp đề xuất
3.4.1. Tổ chức khảo nghiệm
Để kiểm chứng tính cần thiết và tính khả thi của các giải pháp đã đề xuất ở trên, tác giả đã lấy ý kiến của CBQL giáo dục, GV, học sinh đang học tập tại trường và học sinh đã ra trường trong 2 năm gần đây. Số người hỏi ý kiến là 230 người trong đó 50 cán bộ, GV của nhà trường (20 cán bộ quản lý và 30 GV) và 180 học sinh
(trong đó có 150 học sinh đang theo học tại trường khóa cuối và 30 học sinh đã ra trường công tác tại các công ty và khu công nghiệp gần nhà trường) Trong phiếu hỏi tác giả đã ghi rõ 6 biện pháp.
Mỗi biện pháp được hỏi về mức độ cần thiết và mức độ khả thi với ba mức độ khác nhau:
- Về mức độ cần thiết: Cần thiết - Bình thường - ít cần thiết - Về mức độ khả thi: Khả thi - Bình thường - ít khả thi
Các biện pháp đề xuất được căn cứ trên thực trạng nhận thức và kết quả thực hiện đào tạo theo chuẩn đầu ra, vì vậy đã đáp ứng được yêu cầu của khách thể đối với việc nâng cao kết quả đào tạo học sinh theo chuẩn đầu ra.
3.4.2. Kết quả khảo nghiệm
Bảng 3.1. Khảo nghiệm nhận thức về mức độ, độ cần thiết và mức độ khả thi của các biện pháp quản lý được đề xuất
(1 điểm ≤ X ≤ 3 Điểm) Stt Các biện pháp đề xuất Mức độ cần thiết Mức độ khả thi Tương quan ĐTB ĐLC ĐTB ĐLC R P 1.
Nâng cao nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh và các cơ sở về việc đào tạo nhân lực trung cấp nghề điện theo chuẩn đầu ra
2,53 0,32 2,46 0,25 0,56 0,00
2. Hoàn thiện nội dung chương trình, tài liệu
phục vụ đào tạo theo chuẩn đầu ra 2,48 0,27 2,39 0,38 0,47 0,00
3.
Tăng cường việc xây dựng kế hoạch đào tạo sát thực và tổ chức thực hiện kế hoạch có hiệu quả đáp ứng yêu cầu chuẩn đầu ra
2,51 0,29 2,37 0,45 0,53 0,00
4. Đẩy mạnh sự phối hợp có hiệu quả giữa các
cơ sở tham gia đào tạo 2,42 0,33 2,30 0,31 0,42 0,00
5.
Tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện, điều kiện phục vụ đào tạo theo chuẩn đầu ra
2,40 0,25 2,23 0,42 0,38 0,01
6. Quản lý chặt chẽ việc kiểm tra, đánh giá kết
Kết quả khảo sát cho thấy mức độ cần thiết (X = 2,47 điểm) và mức độ khả thi cần thiết (X = 2,34 điểm) đều được đánh giá cao. Trong đó đánh giá mức độ cần thiết đã đáp ứng được nhu cầu nhận thức của các khách thể hướng đến việc nâng cao chất lượng đào tạo, nâng cao chất lượng chuẩn đầu ra cho học sinh.
Biện pháp được cho là cần thiết nhất thể hiện ở việc nâng cao nhận thức cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh (X = 2, 53 điểm), xếp thứ bậc 1. Nhận thức đồng bộ của các khách thể, từ cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh sẽ là điều kiện thuận lợi để thực hiện mục tiêu đào tạo chung qua biện pháp:
‘‘Tăng cường việc xây dựng kế hoạch đào tạo sát thực’’ (X = 2,51 điểm), Xếp ở vị trí thứ bậc 2. Nếu các khách thể có nhận thức đầy đủ, tồn diện và đúng đắn cùng với việc xây dựng kế hoạch đào tạo cụ thể, khả thi cho đến biện pháp ‘‘ Tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện, điều kiện phục vụ đào tạo theo chuẩn đầu ra’’ được đánh giá ở vị trí thấp nhất (X = 2,40 điểm) cũng là kết quả rất cao.
Ngồi ra, kết quả trên cịn cho thấy mối liên hệ chặt chẽ trong nhận thức của các khách thể về tính cần của các biện pháp đề xuất, từ việc nâng cao nhận thức, xây dựng kế hạch, hồn thiện chương trình đào tạo, quản lý chặt chẽ việc kiểm tra, đánh giá chuẩn đào tạo, sự phối hợp giữa các cơ sở đào tạo, tăng cường cở sở vật chất là không thể tách rời.
Cùng với việc nhận thức về tính cần thiết của các biện pháp đề xuất, tính khả thi cũng được đánh giá khá cao, chứng tỏ việc đề xuất các biện pháp trên là có căn cứ thực tiễn và có căn cứ về mặt lý luận. Sự tương đồng trong thứ bậc đánh giá thể hiện mối quan hệ chặt chẽ, thống nhất giữa mức độ cần thiết và mức độ khả thi.
Mức độ cần thiết và mức độ khả thi được đánh giá cao, đồng thời tính hiệu quả của các biện pháp đề xuất còn được thể hiện qua mối tương quan thuận khá chặt chẽ giữa hai mặt trên, là điều kiện quan trọng để từng bước triển khai, vận dụng vào việc nâng cao chuẩn đầu ra cho học sinh trình độ trung cấp nghề điện ở Trường trung cấp nghề Nam Thái Nguyên.