8. Cấu trúc luận văn
3.2. Một số biện pháp quản lý đào tạo theo tiếp cận chuẩn đẩu ra của Hiệu trưởng
3.2.4. Đẩy mạnh sự phối hợp có hiệu quả giữa các cơ sở tham gia đào tạo
a. Mục tiêu biện pháp:
Nhà trường xây dựng cơ chế phối hợp quản lý giữa các bộ phận tham mưu, tham gia đào tạo, tăng cường chỉ đạo đến các đơn vị, đổi mới công tác tổ chức quản lý, đổi mới về chuyên môn cụ thể trong đào tạo, công tác thanh tra, kiểm tra, đánh giá chất lượng đào tạo, tăng cường mối quan hệ giữa các phòng, khoa trong nhà trường,
Tăng cường các mối quan hệ phối hợp với các cơ sở thực hành, các doanh nghiệp, nhằm nâng cao, tạo môi trường cho giáo viên trực tiếp giảng dạy nâng cao tay nghề thực hành, cũng như cập nhật thông tin mới từ thực tiễn từ các địa phương, học sinh có thể tiếp xúc với các tình huống trong thực tế.
b. Nội dung biện pháp:
Xây dựng cơ chế phối hợp, phù hợp giữa các đơn vị trong từng các khoa ,phòng, chức năng nhằm đảm bảo chất lượng đào tạo cho học sinh theo chuẩn đầu ra của nhà trường.
Xây dựng mối quan hệ với các đơn vị ngoài trường (Xã, phường, địa phương, các doanh nghiệp…) tạo điều kiện cho giáo viên trực tiếp giảng dạy và học sinh có điều kiện thực hành nghiệp vụ nâng cao tay nghề thực hành.
c. Cách tiến hành:
Đối với giáo viên dạy lý thuyết các môn cơ sở, cơ sở ngành cần bố trí đi nghiên cứu một số chun đề, các mơ hình, các cơng nghệ mới, để thu thập tài liệu thực tế phục vụ công tác giảng dạy và nghiên cứu khoa học nhằm đưa tới cho học sinh các thông tin, kiến thức gần với thực tiễn mà học sinh sau khi ra trường được làm.
Đối với giáo viên dạy thực hành, chuyên ngành đào tạo cần bố trí đi thực tế trực tiếp tham gia vào luyện tập tay nghề tại các công ty. Nhằm tạo điều kiện cho giáo viên vừa có đủ tài liệu thu thập, vưa có dịp để áp dụng lý luận vào thực tiễn, bổ sung kiến thức thực tiễn nâng cao tay nghề thực hành cho giáo viên dạy thực hành và giáo viên dạy lý thuyết..
Tăng cường công tác phối hợp giữa nhà trường với các công ty, giao lưu với các công ty, cần tạo cơ chế cho các GV có các sáng kiến kinh nghiệm, mơ hình tự làm tăng cường trang thiết bị cho giảng dạy cho nhà trường. Mơ hình nhà trường gắn với thực tiễn, dạy lý thuyết gắn với với thực hành nếu được áp dụng sẽ phát huy được tính tích cực, khắc phục những hạn chế, lấp đi những khoảng trống về tay nghề, thực hành, trong việc rèn luyện cho học sinh.
Học sinh được trực tiếp quan sát các công nhân trong nhà máy thao tác và làm việc và học sinh cũng được tham gia làm thử một số cung đoạn trong các dây truyền của nhà máy. Mơ hình dạy học này đồng thời giúp học sinh sớm được làm quen với thực tiễn, khi tốt nghiệp ra trường, học sinh có thể thực hiện được ngay những công việc cụ thể thuộc về chức trách nhiệm vụ được giao, mà không phải mất thời gian cho công ty, nhà máy, đào tạo lại.
Hợp tác với các trường đại học, cao đẳng, các viện nghiên cứu để mời các giảng viên có trình độ cao, giảng dạy giỏi về giảng dạy tại trường với các chính sách và chế độ ưu đãi.
Cách làm này khơng chỉ góp phần nâng cao trình độ thực tiễn của giáo viên mà còn giúp nhà trường thu hút được nhiều cán bộ thực tế có kinh nghiệm tham gia vào làm giáo viên kiêm nhiệm.