Kết quả đánh giá yêu cầu về vị trí làm việc sau khi tốt nghiệp

Một phần của tài liệu QUẢN lý đào tạo NGHỀ điện THEO HƯỚNG PHÁT HUY TÍNH TÍCH cực học tập của học VIÊN của TRƯỜNG TRUNG cấp NGHỀ NAM THÁI NGUYÊN (Trang 65 - 71)

(1 điểm ≤ X ≤ 3 Điểm)

Stt Nội dung các tiêu chuẩn cụ thể Loại khách thể Chung Thứ bậc

CBQL GV HS

1.

Vận hành các dây truyền sản xuất, hệ thống điện sinh hoạt cho khu dân cư, cơ sở sản xuất

ĐTB 1,92 1,85 1,78 1,85 2 ĐLC 0,37 0,35 0,50 0,41

2.

Làm việc trực tiếp, gián tiếp cho các cơ sở sản xuất kinh doanh, các thiết kế, lắp đặt, sửa chữa, bảo trì hệ thống cung cấp điện, thiết bị điện, tự động hóa.

ĐTB 2,18 2,13 1,82 2,04 1 ĐLC 0,43 0,39 0,46 0,43

3.

Làm việc trực tiếp hoặc gián tiếp tại các cơ sở đào tạo nghề

ĐTB 1,83 1,87 1,71 1,80 4 ĐLC 0,52 0,44 0,42 0,46

4. Có khả năng tự tạo việc làm ĐTB 1,86 1,95 1,63 1,81 3 ĐLC 0,40 0,48 0,37 0,42

Điểm chung bình chung ĐTB 1,95 1,95 1,74 1,88

Là mong muốn quan trọng nhưng theo ý kiến của một số giáo viên, học sinh bước đầu làm quen được với các trang thiết bị điện theo đúng chuyên ngành đào tạo, nhưng trong những tình huống cụ thể, học sinh cịn lúng túng vì nhiều thiết bị mặc dù được học, nhưng học sinh ít có cơ hội được tiếp xúc, vì các máy móc, thiết bị này khá đắt tiền, như việc vận hành các trạm điện, hệ thống cung cấp điện cho khu dân cư, cho cơ sở sản xuất, thiết kế, lắp đặt, sửa chữa, bảo trì hệ thống cung cấp điện, các thiết bị điện, tự động hóa là các thao tác tương đối khó. Từ thực trạng này, đối chiếu với đánh giá chung, ta thấy kết quả ở mức trung bình (X = 1,88 điểm). Kết quả này phản ánh khá chính xác việc đào tạo học sinh theo chuẩn đầu ra có tính hiện thực, phù hợp với tình hình nhà trường, nhưng chưa bám sát được yêu cầu của các cơ sở sản xuất đặt ra các điều kiện học viên phải thực hiện được.

Phản ánh thực trạng này, học sinh Lưu Văn T đưa ra ý kiến minh họa:

‘‘Mặc dù trong nhà trường cũng có các trang thiết bị dạy cho học sinh. Học sinh được tiếp xúc ít với các trang thiết bị máy móc trong thực tế, các dây truyền điều

khiển, các máy tự động hóa cao, nên học sinh tốt nghiệp ra vào nhà máy làm vẫn còn lúng túng chưa thực hiện được ngay’’.

- Đánh giá theo loại khách thể:

Nhận thức được đầy đủ những khó khăn và cách thức đặt ra cho học sinh về vị trí làm việc sau khi tốt nghiệp, nên cả ba nhóm khách thể đồng thời đánh giá tiêu chuẩn này ở mức trung bình. Trong đó, cán bộ quản lý và giáo viên đánh giá với cùng kết quả (X = 1,95 điểm), học sinh do chưa tin tưởng vào khả năng của bản thân cũng như cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp nên họ đánh giá tiêu chuẩn này khá thấp, chỉ với 1,74 điểm.

Nhà trường luôn xác định chuẩn đầu ra là một trong những căn cứ quan trọng để xác định được mức độ đạt được của học sinh về các mặt cần thiết, đáp ứng được nhu cầu tuyển dụng của các cơ sở sản xuất. Song trên thực tế, khó khăn lớn nhất nhà trường đang gặp phải chính là chất lượng tuyển sinh chưa cao, số học viên đăng ký vào học ở trường ngày càng ít, sau đó là yếu tố cơ sở vật chất, kỹ thuật của trường dù đã rất cố gắng nhưng cịn thiếu các trang thiết bị. Từ đó, thấy được những hạn chế trên, cán bộ quản lý và giáo viên đánh giá khá chính xác thực trạng này, học viên cũng đứng trước những khó khăn, khi đáp ứng đủ u cầu thực hiện các thao tác có tính chun mơn cao, chưa tin tưởng vào bản thân là những điểm yếu cần được cải thiện, nhằm hướng đến sự tương quan chặt chẽ giữa kết quả đào tạo và chuẩn đầu ra cho học sinh cần đạt được những kiến thức, kỹ năng…..

Chia sẻ suy nghĩ về kết quả đánh giá các tiêu chuẩn vị trí làm việc của học viên sau khi tốt nghiệp đầu ra theo chuẩn, thây giáo Lê Xuân Ph cho biết suy nghĩ: ‘‘Nhìn chung các em khi tốt nghiệp ra trường cũng đã có kiến thức cơ bản về lý thuyết và cũng có kỹ năng về tay nghề, nhưng cũng chưa có thể bắt tay vào làm ngay với các dây truyền sản xuất của các cơ sở vẫn phải học việc’’.

Như vậy, có thể nhận thấy các khách thể thừa nhận việc thực hiện theo chuẩn đầu ra cho học sinh sau khi tốt nghiệp ở yêu cầu việc làm sau khi tốt nghiệp còn nhiều hạn chế, chính là việc học viên chưa đủ tự tin, chư đủ mạnh dạn để thao tác trên các trang thiết bị hiện đại, cũng như chưa hội đủ tồn bộ các u cầu theo chuẩn để có thể tự tạo việc làm. Đó cũng là kết quả nhận thức tương đối thống nhất giữa cán bộ quản lý và giáo viên, học sinh đưa ra đánh giá khá thấp, đây còn là kết quả của những hạn chế trong hoạt

động quản lý của nhà trường, để họ thấy được có đủ khả năng, năng lực trong cơng việc chuyên môn.

Tiêu chuẩn 5: Khả năng học tập, nâng cao trình độ sau khi tốt nghiệp

- Đánh giá theo mẫu chung:

Như đã phân tích trong nội dung kiến thức về mặt chuyên môn, các khách thể đánh giá khá thấp nội dụng liên quan đến khả năng học tập, nâng cao trình độ sau khi tốt nghiệp. Theo như quan điểm của một số học sinh, giáo viên, phần đông học sinh quan tâm đến việc làm và thu nhập sau khi tốt nghiệp ra trường, cũng vì lẽ đó họ ít có nhu cầu về khả năng học tập, nâng cao trình độ sau khi tốt nghiệp.

Bảng 2.8. Kết quả đánh giá yêu cầu về khả năng học tập, nâng cao trình độ sau khi tốt nghiệp ra trường

(1 điểm ≤ X ≤ 3 Điểm)

Stt Nội dung các tiêu chuẩn cụ thể Loại khách thể Chung Thứ bậc

CBQL GV HV

1.

Tích cực tự học, tự nghiên cứu, nâng cao trình độ chun mơn, nghiệp vụ, tiếp tục theo học đúng chuyên ngành ở bậc cao hơn

ĐTB 1,82 1,63 1,56 1,67 1 ĐLC 0,31 0,28 0,29 0,29

2.

Tự rèn luyện, tự đánh giá về chính trị, đạo đức, lối sống, nâng cao chất lượng hiệu quả trong công việc

ĐTB 1,74 1,58 1,52 1,61 2 ĐLC 0,37 0,40 0,31 0,36

3. Phát hiện giải quyết những vấn đề nẩy sinh, trong thực tiễn hoạt động nghề nghiệp, đáp ứng yêu cầu cuộc sống.

ĐTB 1,69 1,47 1,48 1,55 3 ĐLC 0,24 0,13 0,19 0,19

Điểm chung bình chung ĐTB 1,75 1,56 1,52 1,61

Do đó đánh giá chung về tiêu chuẩn này tương đối thấp, chỉ với 1,61 điểm. Ngay cả nội dung ‘‘Tích cực tự học, tự nghiên cứu, nâng cao trình độ chun mơn, nghiệp vụ, tiếp tục theo học đúng chuyên ngành ở các bậc học cao hơn’’ được đánh giá ở vị trí thứ bậc 1 cũng trong khoảng ở mức thấp (X = 1,67 điểm).

Ngược lại kỹ năng thực hành nghề chưa cao, tính mạnh dạn cịn hạn chế, vì thế các khách thể đánh giá nội dung ‘‘Phát hiện, giải quyết các vấn đề nảy sinh trong thực tiễn hoạt động nghề nghiệp, đáp ứng yêu cầu của cuộc sống’’ với kết quả rất thấp (X = 1,67 điểm), xếp ở vị trí thứ bậc 3.

Thực trạng đào tạo nghề ở nhà trường hiện nay tuy từng bước được nâng lên theo yêu cầu chung của xã hội, nhưng qua tự đánh giá của đội ngũ cán bộ quản lý, đội ngũ giáo viên, học sinh đang học tại tại trường và đã học tại trường càng cho thấy rõ chuẩn đào tạo đầu ra cho học viên của nhà trường được xây dựng rất công phu, khoa học, như trên thực tế, chất lượng dạt được theo chuẩn chưa có sự đồng bộ, chất lượng học tập của học sinh đang bị giới hạn bởi chính nội dung chương trình, cơ sở vật chất cịn nhiều hạn hẹp. Vì thế, các khách thể đánh giá tiêu chuẩn này rất thấp là có căn cứ thực tế, từ đó cần chủ động đưa ra hướng khắc phục. Khi được phỏng vấn trả lời về thực trạng đánh giá tiêu chuẩn này, cô giáo Ngô Thị Th đã nói: ‘‘Các em sau khi ra trường chỉ quan tâm là mình làm việc ở nhà máy nào gần nhà, lương cao khơng muốn đi xa, cịn để học thêm nâng cao trình độ thì các em chưa nghĩ tới’’.

- Đánh giá theo loại khách thể:

Cán bộ quản lý có sự lạc quan hơn giáo viên, học sinh khi nhận định về triển vọng của học sinh khi học lên các bậc học đúng chuyên ngành, song vẫn còn khá e dè với đánh giá chỉ ở mức trung bình (X = 1,75 điểm). Ngược lại, giáo viên nhận thức rõ và thấy được thực trạng nhu cầu học tập của học viên, đồng thời học viên cũng thấy được khả năng tiếp tục theo học chuyên ngành ở bậc học cao hơn có nhiều điểm hạn chế. Đó là lý do chính đưa đến nhận định của cả hai nhóm ở mức thấp.

Bình luận về đánh giá trên, học viên Nguyễn Văn V đưa ra lập luận: ‘‘ Khi tốt nghiệp song cần phải có việc làm khi xin được việc rồi đi làm để giữ chỗ đã sau đó xin cơng ty đi học tiếp để nâng cao trình độ, một phần học nâng cao đáp ứng với những dây truyền mới, một phần do cơng ty có nhu cầu cần đào đạo cho đội ngũ công nhân có chất lượng cao hơn’’.

2.2.4. Đánh giá chung về đào tạo, quản lý đào tạo theo chuẩn đầu ra

Tóm lại, xuất phát từ thực trạng học tập của học sinh, căn cứ vào đánh giá theo chuẩn đầu ra, các khách thể đánh giá các nội dung trên khá thấp là dựa vào thực trạng kết quả học tập của học sinh, tuy đã bước đầu đáp ứng được nhu cầu của nhà tuyển dụng song về lâu dài, để đáp ứng được đầy đủ các tiêu chuẩn như chuẩn đặt ra, nhà trường cần phải đẩy mạnh hơn nữa tồn bộ nội dung các chương trình đào tạo của nhà trường cả về nhận thức, thái độ, kỹ năng và các tiêu chuẩn đào tạo, để học sinh có thể tiếp tục học lên cao, hồn thiện các kỹ nằng nghề nghiệp.

2.3. Thực trạng biện pháp quản lý đào tạo nghề điện theo tiếp cận chuẩn đầu ra ở Trường trung cấp nghề Nam Thái Nguyên ở Trường trung cấp nghề Nam Thái Nguyên

2.3.1. Đánh giá chung và các biện pháp quản lý quá trình đào tạo nghề điện theo tiếp cận chuẩn đầu ra của Trường trung cấp nghề Nam Thái Nguyên cận chuẩn đầu ra của Trường trung cấp nghề Nam Thái Nguyên

- Đánh giá theo mẫu chung:

Xuất phát từ tình trạng đào tạo nghề trung cấp điện theo chuẩn đầu ra, việc đánh giá thực hiện các yêu cầu chung được nhận thức khá cao, song khi đi vào đánh giá quản lý quá trình đào tạo nghề điện trình độ trung cấp theo chuẩn đầu ra cho thấy kết quả ở mức khá và mức trung bình (X = 2,01 điểm), đánh giá kha thấp. Điều này có lý do từ kết quả hoạt động quản lý các mặt đào tạo.

Quản lý quá trình đào tạo được thực hiện tốt sẽ là cơ sở và là xuất phát điểm để nâng cao kết quả đào tạo theo chẩn đẩu ra, tuy nhiên kết quả quản lý hoạt động này theo đánh giá trên chỉ ở mức trung bình (X = 2,01 điểm).

Bảng 2.9. Đánh giá chung thực hiện quản lý quá trình đào tạo trình độ trung cấp nghề điện theo chuẩn đầu ra

(1 điểm ≤ X ≤ 3 Điểm)

Stt Quản lý các mặt

quá trình đào tạo

Loại khách thể

Chung Thứ

bậc

CBQL GV

ĐTB ĐLC ĐTB ĐLC ĐTB ĐLC

1. Mục tiêu đào tào theo chuẩn đầu ra 2,25 0,45 2,20 0,41 2,23 0,43 1 2. Nội dung chương trình đào tạo

theo chuẩn 2,16 0,47 2,23 0,39 2,20 0,43 2 3. Hình thức tổ chức đào tạo theo chuẩn 2,04 0,43 1,94 0,48 1,99 0,46 4 4. Các phương pháp đào tạo theo chuẩn 2,07 0,38 1,92 0,51 2,00 0,45 3

5.

Các phương tiện, điều kiện, trang thiết bị cơ sở vật chất phục vụ đào tạo theo chuẩn

2,02 0,52 1,87 0,42 1,95 0,47 5

6. Sự phối hợp, liên kết đào tạo

theo chuẩn 1,93 0,38 1,81 0,53 1,87 0,46 6 7. Đánh giá kết quả đào tạo theo chuẩn 1,98 0,40 1,72 0,47 1,85 0,44 7

Thậm chí quản lý mục tiêu đào tạo được cho là quan trọng nhất trong số các mặt quản lý chỉ được đánh giá ở mức khá (X= 2,23 điểm), xếp thứ bậc 1. Đánh giá quản lý nội dung đào tạo ‘‘Nội dung chương trình đào tạo theo chuẩn’’, với kết quả (X = 2,20 điểm) xếp thứ bậc 2. Đây là hai nội dung quản lý được coi là khâu quan trọng nhất làm tiền đề cho việc thực hiện có hiệu quả các vấn đề hình thức, phương pháp và sử dụng các phương tiện, điều kiện, trang thiết bị phục vụ cho việc đào tạo theo chuẩn đầu ra, nhưng kết quả đánh giá việc quản lý các mặt vẫn thấp hơn.

Thực trạng quản lý trên cịn có những hạn chế nhất định đó là lý do dẫn đến việc chỉ đạo của đội ngũ cán bộ quản lý đối với hoạt động phối hợp, liên kết đào tạo thiếu tính chặt chẽ, nội dung này với (X = 1,87 điểm) xếp ở vị trí thứ 5 việc thực hiện đánh giá kết quả đào tạo theo chuẩn cùng có kết quả khơng cao (X = 1,85 điểm)

Phân tích thực trạng trên, cơ giáo Nguyễn Thị H cho rằng: ‘‘Sự phối hợp chưa chặt chẽ giữa các phòng ban, vẫn cịn mang tính thủ tục và chạy theo số lượng chưa nghĩ đến chất lượng đầu ra theo chuẩn’’.

- Đánh giá theo loại khách thể: Mặc dù đánh giá chung của cán bộ quản lý (X = 2,06 điểm) cao hơn đánh giá của giáo viên (X = 1,96 điểm) nhưng cả cán bộ quản lý và giáo viên đều thấy rõ thực trạng quản lý quá trình đào tạo của nhà trường, những ưu điểm, hạn chế nên họ đánh giá kết quả thực hiện quản lý quá trình đào tạo trình độ trung cấp điện theo chuẩn đầu ra có sự chênh lệch song cùng ở mức trung bình. Một số giáo viên cán bộ quản lý có chung quan điểm cho rằng hạn chế lớn nhất trong quản lý q trình đào tạo hiện nay ở trường chính là chưa xây dựng một cách đồng bộ, toàn diện các mặt của quá trình, từ tăng cường chất lượng nguồn lực, đội ngũ làm công tác giảng dạy, cơ sở vật chất, nâng cao trình độ, kinh nghiệm quản lý của đội ngũ làm công tác quản lý của trường cũng như tại các đơn vị , đó là yêu cầu quan trọng, để góp phần thực hiện thắng lợi cơng tác quản lý đào tạo.

Tóm lại, quản lý quá trình đào tạo học sinh theo chuẩn đầu ra cịn có những hạn chế, những hạn chế này do nhiều nguyên nhân, trong đó nguyên nhân quan trọng nhất dẫn đến các khách thể đánh giá công tác quản lý quá trình đào tạo là việc thực hiện mục đích, nơi dung, hình thức tổ chức và phương pháp đào tạo chưa sát được yêu cầu của thực tế, sự đòi hỏi của các cơ sở sản xuất.

Một phần của tài liệu QUẢN lý đào tạo NGHỀ điện THEO HƯỚNG PHÁT HUY TÍNH TÍCH cực học tập của học VIÊN của TRƯỜNG TRUNG cấp NGHỀ NAM THÁI NGUYÊN (Trang 65 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)