8. Cấu trúc luận văn
2.2. Thực trạng đào tạo nghề điện theo chuẩn
2.2.2. Thực trạng thực hiện các mục tiêu, đào tạo nghề theo chuẩn đầu ra ở Trường
Trường trung cấp nghề Nam Thái Nguyên
- Đánh giá theo mẫu chung:
Từ kết quả trên cho thấy kết quả đánh giá các mục tiêu chuẩn đầu ra của ngành đào tạo trung cấp điện được các khách thể thực hiện khá cao. Có thể nói việc xác định các yếu tố chuẩn đầu ra được xác định rõ sẽ là căn cứ quan trọng làm cơ sở cho nhà trường xác định mục tiêu đào tạo, cơ sở tuyển dụng lao động dễ dàng tuyển dụng nhân lực phù hợp với đặc thù công việc.
Do xác định rõ được tính mục tiêu của chuẩn đầu ra, nên các khách thể đánh giá ‘‘Chuẩn là căn cứ để tổ chức quá trình đào tạo và đánh giá kết quả đào tạo theo mục tiêu đào tạo của ngành và đáp ứng yêu cầu của xã hội đối với người học’’. Với kết quả rất cao (X = 2,55 điểm) (xếp bậc 1). Đây là căn cứ quan trọng để nhà trường thực hiện quá trình đào tạo, tuy nhiên nhận thức các mục tiêu còn lại cũng ở mức khá cao, ngay cả nội dung xếp thứ bậc 4 ‘‘Là cơ sở để nghiên cứu, đề xuất các cơ chế, chính sách về đào tạo và sử dụng người được đào tạo’’ cũng được nhận định có mục tiêu quan trọng, đặc biệt là việc đề xuất các chính sách đào tạo và sử dụng người lao động, là yếu tố quan trọng trong chiến lược phát triển nhà trường một cách ổn định và lâu dài. Khẳng định tầm quan trọng của các mục tiêu trên, thầy giáo Nguyễn Ngọc Q cán bộ quản lý nhà khoa cho rằng: ‘‘Tất cả các cán bộ quản lý đã nhận thức rõ mục tiêu đào tạo theo chuẩn đầu ra và đào tạo theo nhu cầu thị trường lao động, không cứng nhắc nếu làm được như vậy thì nhà trường mới phát triển’’
Bảng 2.1. Đánh giá thực hiện các mục tiêu đào tạo trung cấp nghề điện theo chuẩn đầu ra
(1 điểm ≤ X ≤ 3 Điểm)
Stt Thực hiện các mục tiêu cụ thể Loại khách thể Chung Thứ
bậc
CBQL GV HV
1
Chuẩn là căn cứ để tổ chức quá trình đào tạo và đánh giá kết quả đào tạo theo mục tiêu đào tạo, của ngành và đáp ứng yêu cầu của xã hội đối với người học
ĐTB 2,63 2,56 2,47 2,55 1 ĐLC 0,14 0,23 0,34 0,24
2
Công khai để xã hội, người học, người sử dụng lao động biết và giám sát việc đào tạo ngành học
ĐTB 2,45 2,42 2,31 2,39 2 ĐLC 0,37 0,39 0,40 0,39
3
Tạo cơ hội tăng cường gắn kết giữa cơ sở đào tạo với cơ sở sản xuất, cơ sở sử dụng lao động trong đào tạo trong đào tạo và sử dụng nhân lực được đào tạo
ĐTB 2,40 2,36 2,28 2,35 3 ĐLC 0,35 0,41 0,43 0,40
4
Là cơ sở để nghiên cứu, đề xuất các cơ chế, chính sách về đào tạo và sử dụng người được đào tạo
ĐTB 2,36 2,32 2,15 2,28 4 ĐLC 0,41 0,38 0,55 0,45
Điểm trung bình chung 2,46 2,42 2,30 2,39
Việc xác định đúng các mục tiêu sẽ là cơ sở quan trọng để nhà trường thực hiện thành công, nhiệm vụ chiến lược, sứ mạng đào tạo học sinh, cung ứng nguồn nhân lực có trình độ tay nghề cao, có chất lượng cho xã hội đáp ứng được nhu cầu của cơ quan sử dụng sản phẩm sau đào tạo.
- Đánh giá theo các loại khách thể:
Nhìn chung, cả ba nhóm khách thể đều đánh giá cao về các mục tiêu chuẩn đầu ra của ngành đào tạo trung cấp điện, trong đó nhóm cán bộ quản lý đánh giá với kết quả cao nhất ( X = 2,46 điểm). Đánh giá này dựa trên vốn hiểu biết kinh nghiệm của đội ngũ cán bộ quản lý, về phương diện quản lý, rõ ràng cán bộ quản lý luôn phải nắm rõ các mục tiêu của chuẩn đầu ra. Tuy nhiên, giáo viên cũng có kết quả khá sát hợp với đánh giá của cán bộ quản lý, với kết quả (X = 2,42 điểm). Ở góc độ chuyên mơn và quản lý, có thể nhận thấy có sự tương đồng khá lớn trong đánh giá của giáo viên và cán bộ quản lý về các mục tiêu của chuẩn đầu ra, sẽ tạo điều kiện thuận lợi trong phối hợp chỉ đạo giữa hai nhóm khách thể này.
Kết quả đánh giá của học viên tuy thấp hơn (X = 2,30 điểm), nhưng ở mức khá, chứng tỏ học sinh cũng đánh giá được, tầm quan trọng của việc xác định các mục tiêu chuẩn đầu ra, trong đó, theo ý kiến cho thấy đánh giá của một số học sinh đã tốt nghiệp, họ cho rằng việc xác định đúng mục tiêu đào tạo theo chuẩn đầu ra là yếu tố rất quan trọng, vì nhà tuyển dụng họ thường lựa chọn người lao động có trình độ và đáp ứng mục tiêu đào tạo và có thể làm việc ngay sau khi tuyển dụng mà không mất nhiều thời gian đào tạo lại.
Chia sẻ ý kiến về kết quả trên, học sinh Trần Văn Kh (đã ra trường) chia sẻ: ‘‘Nếu có sự gắn kết trương trình đào tạo bám sát vào thực tiễn thì học sinh ra trường sẽ có việc làm ngay mà công ty không phải đào tạo lại cơ hội việc làm rất cao, nhà trường lại có thương hiệu’’.
Tóm lại, việc đánh giá đúng mục tiêu chuẩn đầu ra là yếu tố quan trọng để tổ chức quá trình đào tạo theo mục tiêu đào tạo của ngành, từ đó có căn cứ để điều chỉnh quá trình đào tạo người học, đáp ứng yêu cầu của xã hội, cũng như để xã hội, người sử dụng lao động biết và giám sát việc đào tạo ngành học, tạo nên sự gắn kết giữa cơ sở đào tạo với cơ sở sản xuất, đó cịn là cơ sở để nghiên cứu, đề xuất các cơ chế, chính xác về đào tạo và sử dụng nhân lực của nhà trường.