Vài nét về Trường trung cấp nghề Nam Thái Nguyên

Một phần của tài liệu QUẢN lý đào tạo NGHỀ điện THEO HƯỚNG PHÁT HUY TÍNH TÍCH cực học tập của học VIÊN của TRƯỜNG TRUNG cấp NGHỀ NAM THÁI NGUYÊN (Trang 44 - 48)

8. Cấu trúc luận văn

2.1. Vài nét về Trường trung cấp nghề Nam Thái Nguyên

2.1.1. Quá trình phát triển

- Trường Trung cấp nghề Nam Thái Nguyên được thành lập theo Quyết định số 1156/QĐ-UBND ngày 26/5/2009 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên [32] trên cơ sở nâng cấp Trung tâm Dạy nghề huyện Phổ Yên.

- Tháng 12 năm 2009 Uỷ ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên đã phê duyệt Dự án quy hoạch phát triển Trường Trung cấp nghề Nam Thái Nguyên giai đoạn 2010 ÷ 2015. Trong đó về xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật hạ tầng với tổng nguồn kinh phí đầu tư gần 400 tỷ đồng VN. Nội dung chính của bản quy hoạch thể hiện nhiều mặt, tổng quát là:

Mở rộng diện tích đất theo quy hoạch (từ 0,33 ha thêm 20 ha nữa) và xây dựng hoàn thiện Trường Trung cấp nghề Nam Thái Nguyên nhằm thực hiện chiến lược quy hoạch, kế hoạch, chính sách phát triển sự nghiệp giáo dục - đào tạo của địa phương và của cả nước, đáp ứng nhu cầu xây dựng con người mới Việt Nam có văn hố, có trình độ nghề nghiệp...; góp phần sát thực và phục vụ lâu dài cho sự phát triển kinh tế - xã hội của Thị xã Phổ Yên (Thị xã kinh tế trọng điểm của tỉnh), tỉnh Thái Nguyên và khu vực trong những năm tới.

Đào tạo nguồn nhân lực ở 2 cấp trình độ là: Trình độ trung cấp nghề và trình độ sơ cấp nghề. Đào tạo nguồn nhân lực một cách tồn diện: Có kỹ năng nghề nghiệp, có ý thức tổ chức kỷ luật, có tác phong cơng nghiệp, có đạo đức và lương tâm nghề nghiệp, có sức khoẻ phục vụ cho sự nghiệp CNH - HĐH đất nước chở thành nước công nghiệp vào năm 2020.

- Trường Trung cấp nghề Nam Thái Ngun có quy mơ tuyển sinh trung cấp nghề từ 500 ÷ 600 học sinh/năm, lưu lượng từ 1000÷1200 học sinh/năm, ngoài ra

lưu lượng học sinh sơ cấp nghề khoảng 800÷1300 học sinh/năm (tính theo quy định

ln lưu 3 đợt/năm do học nghề thường xuyên);

- Biên chế cán bộ giáo viên đến 2012 -2018 là 96 người; gồm Ban giám hiệu và 11 đơn vị trực thuộc. Quy mô tuyển sinh các nghề và các nghề đào tạo quy định.

- Đầu tư về trang thiết bị dạy nghề. Đã được Quyết định của Bộ trưởng Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội về việc phê duyệt đầu trọng điểm cho nhà trường từ năm 2011, chủ yếu về đầu tư trang thiết bị dạy nghề;

2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ, mục tiêu, thời gian đào tạo của nhà trường

Có chức năng: là đơn vị sự nghiệp công về đào tạo nghề cho người lao động;

với nhiều nhiệm vụ theo quy định của pháp luật; đó là,

Nhiệm vụ: Dạy nghề gắn với tạo việc làm cho người lao động và các đối tượng

chính sách xã hội... khu vực phía nam tỉnh Thái Nguyên, đặc biệt cho Thị xã Phổ Yên, góp phần tạo nguồn nhân lực cho phát triển KT-XH và chuyển dịch cơ cấu LĐ theo hướng cơng nghiệp hố, đảm bảo an sinh xã hội. Đồng thời thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định và theo pháp luật…

Mục tiêu chung: Đào tạo nhân lực ở 2 cấp trình độ là: trung cấp nghề và sơ

cấp nghề;

Đào tạo nguồn nhân lực một cách tồn diện: có kỹ năng nghề nghiệp, có ý thức tổ chức kỷ luật, có tác phong cơng nghiệp, có đạo đức và lương tâm nghề nghiệp, có sức khoẻ phục vụ cho sự nghiệp CNH-HĐH đất nước.

Thời gian đào tạo: Trình độ trung cấp nghề: từ 1,5 đến 2 năm học tuỳ theo nghề đối với người có bằng tốt nghiệp trung học phổ thơng; từ 1 đến 3 năm học tuỳ theo nghề đối với người có bằng tốt nghiệp trung học cơ sở.

- Trình độ sơ cấp nghề: từ 3 tháng đến dưới 1 năm đối với người có trình độ học vấn, sức khỏe phù hợp với nghề cần học.

2.1.3. Thực trạng thuận lợi và khó khăn trong đào tạo hệ trung cấp nghề của Trường trung cấp nghề Nam Thái Nguyên Trường trung cấp nghề Nam Thái Nguyên

Những thuận lợi

Nhà trường có diện tích đất thuộc quyển quản lý và sử dụng: 203.300m2, trong đó:

Khu vực A: Phường Đồng Tiến, Thị xã - Phổ Yên, tỉnh TN (cơ sở 1): 3.300m2, và Khu vực B: xã Hồng Tiến, Thị xã - Phổ Yên, tỉnh TN (cơ sở 2): 200.000m2

.

-Thực trạng trang thiết bị dạy nghề: Nhà trường thụ hưởng Dự án “Tăng cường năng lực đào tạo nghề 2010 ÷ 2015” và ngân sách nhà nước, trang thiết bị dạy nghề đã đáp ứng một phần nhu cầu học tập, cụ thể:

- Thiết bị nghề Điện: Đã đầu tư đồng bộ với tổng giá trị 5 tỉ đồng; gồm các

thiết bị an toàn, dụng cụ chuyên dùng, các loại mơ hình học cụ, các thiết bị cơ bản hỗ trợ đào tạo, thiết bị chun ngành. Bố trí thành các phịng học để đáp ứng yêu cầu của từng modul: phòng thực hành đo lường điện; thực hành thiết bị điện; thực hành máy điện; thực hành điện cơ bản. Những năm tới trường có kế hoạch đầu tư bổ xung thiết bị nghề điện với tổng mức đầu tư là 5 tỷ đồng.

- Nhà trường có đội ngũ cán bộ được tuyển dụng với các tiêu chí tốt, có kiến thức tốt nghiệp ở các trường đại học quốc gia, có bản lĩnh chính trị vững vàng và nhanh chóng nắm bắt kinh nghiệm cơng tác. Là 1 tập thể có ý thức tổ chức kỷ luật nghiêm, tinh thần đồn kết tốt, có ý chí và quyết tâm vượt mọi khó khăn gian khổ để hồn thành nhiệm vụ.

Những khó khăn::

- Nguồn nhân lực hiện nay chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ mới theo tiêu chí trường trung cấp nghề. Chưa có đủ giáo viên cơ hữu nòng cốt so với yêu cầu của các ngành nghề đang đào tạo. Một số có trình độ tay nghề cịn hạn chế vì mới vào nghề, ít kinh nghiệm. Một số còn tỏ ra thờ ơ với những khó khăn thách thức phía trước, nhận thức nhiệm vụ cịn hạn chế. Hoạt động trong mơi trường cịn hạn chế về thơng tin, ít cọ sát với thị trường…

- Cơ sở vật chất phục vụ dạy nghề hiện nay chỉ mới bắt đầu đáp ứng được một phần nhu cầu. Đất đai thuộc quyền quản lý của trường rất rộng, có vị trí địa lý thuận lợi. Trang thiết bị dạy nghề cịn thiếu và hạn chế về cơng nghệ, do thiếu nguồn tài chính nên việc đầu tư không theo hướng tập trung. Nghiên cứu và sản xuất thiết bị đồ dùng dạy học tự tạo còn rất hạn chế… :

- Các chương trình đào tạo đang sử dụng đều mới được xây dựng, chỉnh sửa, bổ xung. Đã xây dựng theo modun, tuy vẫn còn một số nội dung chưa hợp lý. Cịn thiếu giáo trình giảng dạy và nguồn tài liệu tham khảo…

2.1.4. Khái quát về đối tượng khảo sát *Đội ngũ cán bộ giáo viên nhà trường

Do mới được thành lập, tổng số cán bộ giáo viên, nhân viên nhà trường giao động từ 60 - 80 trong đó có 15 người đã học song thạc sỹ chiếm 25%; 40 người trình độ đại học chiếm 66,6%; 5 người cao đẳng chiếm 8,3% người, chưa tính hợp đồng. Các năm tiếp theo tuyển đạt số lượng tổng khoảng 96 cán bộ, giáo viên... cho toàn trường. và nên cao đẳng nghề.

Cán bộ, giáo viên của nhà trường đều có tâm huyết, yêu nghề và gắn bó với trường. Có nhiều giáo viên giáo viên giỏi làm nòng cốt cho phong trào thi đua dạy tốt. Trong 10 năm qua đã có 25 giáo viên được kết nạp vào Đảng cộng sản Việt Nam, một số đồng chí được cơng nhận là giáo viên dạy giỏi cấp Tỉnh, đạt giải nhì quốc gia.

* Kết quả học tập những năm gần đây

- Kết quả học tập của học sinh từ năm học 2013- 2014 đến nay

Tổng số học sinh: 600 học sinh: tỷ lệ giỏi: 15%; khá 70%; trung bình: 15% - Kết quả học tập của học sinh từ năm học 2014- 2015

Tổng số học sinh: 7200 học sinh: tỷ lệ giỏi: 25%; khá 65%; trung bình: 10% - Năm 2015-2016 nhà trường có 500 học sinh đang theo học

- Học sinh ra trường và đã đi làm tại các cơng ty, doanh nghiệp đóng trên địa bàn, các khu công nghiệp lân cận, tự tạo việc làm

Một phần của tài liệu QUẢN lý đào tạo NGHỀ điện THEO HƯỚNG PHÁT HUY TÍNH TÍCH cực học tập của học VIÊN của TRƯỜNG TRUNG cấp NGHỀ NAM THÁI NGUYÊN (Trang 44 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)