8. Cấu trúc luận văn
3.2. Một số biện pháp quản lý đào tạo theo tiếp cận chuẩn đẩu ra của Hiệu trưởng
3.2.3. Tăng cường việc xây dựng kế hoạch, đào tạo sát thực và tổ chức thực hiện kế
kế hoạch có hiệu quả đáp ứng yêu cầu chuẩn đầu ra
a. Mục tiêu biện pháp:
Cấp ủy, BGH, tăng cường sự chỉ đạo, lãnh đạo việc xây dựng kế hoạch, thực hiện kế hoạch đào tạo theo hướng nâng cao chất lượng đào tạo, nhằm nâng cao kết quả đào tạo học sinh ra trường theo chuẩn đầu ra.
b. Nội dung biện pháp:
Cấp ủy, BGH cần xác định công tác đào tạo là nhiệm vụ chính trị, trọng tâm của nhà trường, việc nâng cao chất lượng đào tạo là yếu tố khách quan, trên cơ sở đó phải tập trung mọi nguồn lực và tạo cơ chế thuận lợi cho các đơn vị thực hiện nhiệm vụ, nhằm nâng cao chất lượng đào tạo.
Xây dựng mục tiêu đào tạo phải hợp lý, tồn diện và bao qt chính xác, đồng thời phải rõ ràng, cụ thể, rễ hiểu, mục tiêu đào tạo phải có tính khả thi với điều kiện thực tế của nhà trường, địa phương, vùng miền…có khả năng quan sát, kiểm tra đánh giá. Mục tiêu đào tạo nguồn nhân lực phải gắn với mục tiêu xây dựng nguồn nhân lực đáp ứng được những yêu cầu nhiệm vụ, thực tế đặt ra
Về nội dung đào tạo thể hiện ở chương trình đào tạo, xây dựng và đổi mới chương trình phải phù hợp với mục tiêu đào tạo, nội dung đảm bảo tính thực tiễn, coi trọng đào tạo tay nghề cho học sinh, phù hợp với vị trí cơng việc và đảm bảo chuẩn tay nghề, cân đối phẩm chất chính trị, đạo đức và năng lực chun mơn đạt chuẩn đầu ra sau đào tạo.
Xây dựng kế hoạch và thực hiện kế hoạch đào tạo nhằm nâng cao chất lượng đào tạo tập trung vào mục tiêu đào tạo và nội dung đào tạo.
Mục tiêu đào tạo là mong muốn đạt được đối với người học sau một quá trình đào tạo. Mục tiêu đào tạo có ba cấp độ: Mục tiêu ngành, chuyên ngành đào tạo, mục tiêu môn học, mooddun, mục tiêu bài học
c. Cách tiến hành:
Thực hiện kế hoạch theo hướng nâng cao chất lượng đào tạo trong mục tiêu đào tạo, tổ chức rà sốt lại tồn bộ chương trình, mục tiêu đào tạo, các ngành, đánh giá sự phù hợp với chuẩn đầu ra, với thực tiễn đào tạo và thực tế sản xuất của các doanh nghiệp, công ty.
Tổ chức khảo sát, đánh giá chất lượng học sinh sau khi tốt nghiệp ra trường xem có đáp ứng được với yêu cần của các doanh nghiệp, thực tế hay không, để kết quả khảo sát phản ánh khách quan, ít sai số, cần tiến hành đánh giá một cách khoa học, khách quan trên diện rộng, thăm dò lấy ý kiến cán bộ tại các doanh nghiệp trực tiếp sử dụng sản phẩm sau đào tạo của nhà trường.
Trong từng gia đoạn, thời kỳ, tình hình thực tế cần tổng kết thực tiễn và có sự điều chỉnh mục tiêu đào tạo một cách đúng đắn, chính xác, linh hoạt, xây dựng kế hoạch và thực hiện kế hoạch theo hướng nâng cao chất lượng đào tạo trong nội dung đào tạo. Việc xây dựng kế hoạch và thực hiện kế hoạch theo hướng nâng cao chất lượng đào tạo trong nội dung đào tạo
Quá trình tổ chức đào tạo, kiểm tra, đánh giá chất lượng đào tạo phải căn cứ vào mục tiêu đào tạo và trở lại phục vụ có hiệu quả cho việc chỉnh lý, bổ sung mục tiêu đào tạo
Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ của từng chuyên ngành đào tạo để xác định và xây dựng nội dung đào tạo cho phù hợp
Mục tiêu đào tạo của từng ngành, chuyên ngành, môn học để ra sốt lại tồn bộ nội dung đào tạo, đối chiếu với yêu cầu, nhiệm vụ trong thực tiễn, để tiến hành khảo sát, thống kê các hoạt động cụ thể mà học sinh sau khi tốt nghiệp những công việc được giao, nhằm xây dựng nội dung đào tạo cho sát thực tế.
Xây dựng nội dung đào tạo phải chú ý giảm tối đa việc dạy lý thuyết, xác định rõ tỉ lệ lý thuyết với thực hành, đối với từng môn, tăng cường thực hành, thực tập, trải nghiệm, đối với môn học nghề đào tạo. Thường xuyên cập nhật, chỉnh sửa, bổ sung nội dung đào tạo cho sát với thực tiễn, sắp xếp các môn học, bài học đảm bảo logic tạo điều kiện thuận lợi cho công tác giảng dạy, học tập tại nhà trường.