Ảnh hưởng của các yếu tố đến việc quản lý đào tạo nghề điện theo tiếp cận chuẩn

Một phần của tài liệu QUẢN lý đào tạo NGHỀ điện THEO HƯỚNG PHÁT HUY TÍNH TÍCH cực học tập của học VIÊN của TRƯỜNG TRUNG cấp NGHỀ NAM THÁI NGUYÊN (Trang 80 - 84)

8. Cấu trúc luận văn

2.4. Ảnh hưởng của các yếu tố đến việc quản lý đào tạo nghề điện theo tiếp cận chuẩn

đầu ra

Bảng 2.14. Đánh giá ảnh hưởng các yếu tố đến việc

quản lý đào tạo nghề trung cấp điện

(1 điểm ≤ X ≤ 3 Điểm)

Stt Các yếu tố ảnh hưởng ĐTB ĐLC Thứ bậc

Các yếu tố chủ quan

1. Nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh về đào tạo đáp

ứng yêu cầu chuẩn đầu ra 2,61 0,18 2

2. Năng lực trình độ chun mơn, kinh nghiệm đào tạo của cán bộ

quản lý giáo viên 2,74 0,14 1

3. Tinh thần, trách nhiệm, tính tích cực, chủ động ,sáng tạo của cán

bộ quản lý, giáo viên, các lực lượng tham gia đào tạo 2,59 0,24 3

4. Sự nỗ lực phấn đấu học tập, rèn luyện của học sinh 2,55 0,17 4

Điểm trung bình 2,62 0,18

Các yếu tố khách quan

1. Các văn bản quy định về chuẩn đào tạo 2,58 0,31 1

2. Tình hình chung truyền thống của nhà trường 2,42 0,25 3

3. Sự lãnh đạo của các cấp quản lý 2,53 0,28 2

4. Sự phối hợp giữa các bộ phận tham gia đào tạo 2,47 0,24 3

5. Điều kiện phương tiện, cơ sở vật chất, nguồn kinh phí phục vụ

đào tạo 2,36 0,32 4

Kết quả chuẩn đầu ra có sự ảnh hưởng của nhiều yếu tố, gồm các yếu tố chủ quan và yếu tố khách quan, các yếu tố này đóng vai trị quan trọng, chi phối đến việc thực hiện chuẩn đầu ra.

- Yếu tố chủ quan: Được nhận thức có ảnh hưởng rất lớn đến kết quả thực

hiện chuẩn đầu ra (X = 2,26 điểm). Như vậy, việc điều chỉnh các yếu tố chủ quan có thể thay đổi được thực trạng đào tạo học sinh hiện nay của nhà trường. Yếu tố ‘‘ Năng lực, trình độ chuyên môn, kinh nghiệm đào tạo của cán bộ quản lý, giáo viên’’ được nhận thức có ảnh hưởng nhiều nhất. Đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên có năng lực sẽ tạo nên sự phối hợp đồng bộ giữa khâu chỉ đạo và việc thực hiện đào tạo học sinh. Ngược lại, sự cố gắng nỗ lực của học sinh cũng có ảnh hưởng rất lớn đến việc đánh giá học sinh đạt được chuẩn đầu ra. Do vậy, mặc dù được đánh giá ở vị trí thứ bậc 4 nhưng kết quả ở mức rất cao 2,25 điểm.

Từ đó có thể thấy, nhận thức, năng lực, kinh nghiệm của đội ngũ cán bộ quản lý, sự nỗ lực của học sinh và sự phối hợp của các lực lượng trong đào tạo là một hệ thống nhất các mối liên hệ, tạo thành một chỉnh thể thống nhất về mặt chủ quan có ảnh hưởng đồng bộ đến kết quả đào tạo học sinh.

- Yếu tố khách quan: Được đánh giá cũng có những ảnh hưởng rất lớn đến

kết quả chuẩn đầu ra (X = 2,47 điểm). Điều này cho thấy, những ảnh hưởng này góp phần quan trọng vào kết quả đào tạo của nhà trường, trong đó, yếu tố ‘‘Các văn bản, các quy định về chẩn đào tạo’’ được đánh giá ở vị trí thứ bậc 1, được coi như yếu tố khách quan có mức độ ảnh hưởng nhiều nhất. Các văn bản chỉ đạo của cấp trên chính là chìa khóa để thực hiện việc xây dựng chương trình, kế hoạch, nội dung, phương pháp đánh giá, từ đó ta tìm thấy các khách thể nhận thức yếu tố này có ảnh hưởng nhiều nhất là hoàn toàn phù hợp với thực tiễn. Ở vị trí thứ bậc 2 là kết quả đánh giá ảnh hưởng từ vai trò của đội ngũ lãnh đạo, các bộ phận tham gia đào tạo được đánh giá ở vị trí thứ 3. Vai trị của lãnh đạo gắn với việc chỉ đạo thực hiện các hoạt động chuyên môn, là đầu mối chỉ đạo các bộ phận tạo nên sự phố hợp chặt chẽ cũng thực hiện việc đào tạo học sinh đúng theo chuẩn.

Đánh giá thấp nhất là ảnh hưởng của yếu tố ‘‘Điều kiện, phương tiện, cơ sở vật chất, nguồn kinh phí phục vụ đào tạo’’ (X = 2,36 điểm). Các yếu tố này phụ thuộc

vào mục tiêu, nội dung, chương trình đào tạo. Do đó, các khách thể đánh giá yếu tố này ở vị trí thứ bậc 5 là hồn tồn phản ánh đúng thực trạng đào tạo ở nhà trường hiện nay.

Tóm lại, yếu tố khách quan và chủ quan đều có ảnh hưởng rất lớn đến việc đào tạo học sinh theo chuẩn đầu ra, tuy nhiên, các khách thể cho rằng yếu tố chủ quan có ảnh hưởng nhiều hơn yếu tố khách quan. Nhưng để thực hiện có hiệu quả việc đào tạo học viên theo đúng chuẩn đầu ra, cần coi trọng cả hai nhóm yếu tố này một cách đúng mức, phù hợp với mục tiêu, nội dung, chương trình đào tạo.

Kết luận chương 2

Nhà trường với đội ngũ CBQL và GV đạt chuẩn. Kết quả quản lý đào tạo học sinh tại trường không ngừng gia tăng về số lượng và chất lượng.

Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ đào tạo chỉ đáp ứng nhu cầu hiện tại, còn trong gia đoạn tới cần được trang bị, bổ sung trang thiết bị tiên tiến, hiện đại.

Kết quả thực hiện quá trình đào tạo về mục tiêu; nội dung đào tạo; phương pháp đào tạo; hình thức tổ chức; phương tiện; trang thiết bị phục vụ cho đào tạo; hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả đào tạo thực hiện tốt.

Trong đó nhấn mạnh đến các mục tiêu, theo chuẩn đầu ra về kỹ năng, thái độ, kiến thức, nội dung mang tính nghề nghiệp, tính chun mơn cao. Phương pháp đào tạo được thực hiện tương đối đa dạng, linh hoạt, các điều kiện dạy học tương đối đầy đủ, công tác kiểm tra đánh giá luôn được coi trọng và các quan niệm về chuẩn đầu ra trình độ trung cấp nghề.

Thực trạng đào tạo trình độ trung cấp nghề điện theo chuẩn, thực trạng thực hiện các mục tiêu, thực hiện các yêu cầu chung theo chuẩn đầu ra ngành đào tạo nghề điện. Đánh giá việc thực hiện các tiêu chuẩn cụ thể theo chuẩn nghề nghiệp trung cấp nghề điện. Đánh giá việc thực hiện các yêu cầu nghề trình độ trung cấp điện theo chuẩn đầu ra ở Trường trung cấp nghề nam Thái Nguyên.

Đánh giá chung và các biện pháp quản lý quá trình đào tạo trình độ trung cấp nghề điện theo tiếp cận chuẩn đầu ra của Trường trung cấp nghề Nam Thái Nguyên.

Thực hiện các biện pháp quản lý theo chuẩn đầu ra. Biện pháp xây dựng kế hoạch đào tạo theo chuẩn đầu ra.

Biện pháp xây dựng bộ máy đào tạo và tổ chức thực hiện kế hoạch đào tạo theo chuẩn đầu ra của nhà trường. Biện pháp chỉ đạo của cán bộ quản lý nhà trường trong quản lý đào tạo theo chuẩn.

Đánh giá kiểm tra, thực hiện các biện pháp quản lý đào tạo nghề trung cấp điện theo chuẩn đầu ra. Kiểm tra, đánh giá, rút kinh nghiệm việc quản lý đào tạo trình độ trung cấp nghề theo chuẩn

Chương 3

MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ ĐÀO TẠO NGHỀ ĐIỆN

Một phần của tài liệu QUẢN lý đào tạo NGHỀ điện THEO HƯỚNG PHÁT HUY TÍNH TÍCH cực học tập của học VIÊN của TRƯỜNG TRUNG cấp NGHỀ NAM THÁI NGUYÊN (Trang 80 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)