8. Cấu trúc luận văn
3.2.6. Quản lý chặt chẽ việc kiểm tra, đánh giá kết quả đào tạo theo chuẩn đầu ra
a. Mục tiêu biện pháp
Kiểm tra đánh giá thực chất kết quả thành tích dạy và học đối với chuẩn đầu ra, là động lực thúc đẩy tích cực hoạt động dạy học và là công cụ đo trình độ người học. Qua kiểm tra đánh giá giúp cho nhà quản lý điều chỉnh, cải tiến nội dung, chương trình, kế hoạch, giúp giáo viên, người học cải tiến phương pháp.
b. Nội dung biện pháp
Đánh giá kết quả đạt được mục tiêu giáo dục, kết quả đánh giá học tập của học sinh đó chính là độ giá trị của đánh giá. Rút ra được những trọng tâm của công tác giáo dục, giáo dưỡng tại cơ sở của mình từ đó có những biện pháp trong công tác tổ chức, quản lý chỉ đạo mọi hoạt động của nhà trường cho phù hợp bám sát vào thực tiễn.
c. Cách tiến hành
Đánh giá thực trạng đào tạo và các hoạt động trong nhà trường và có kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo phù hợp
Đánh giá phải khách quan kết quả học tập của học sinh và đòi hỏi kết quả đánh giá phản ánh đúng, thực hiện được yêu cầu này nhằm thu được thông tin phản hồi chính xác mà đảm bảo sự công bằng trong đánh giá có ý nghĩa to lớn trong giáo dục vá xã hội.
Đánh giá phải công khai từ khâu chuẩn bị đến khâu tiến hành đến khâu công bố kế quả đánh giá.
Đối với GV phải xác định được năng lực học tập, thái độ của học sinh học nghề và toàn bộ lớp học, qua đó phân tích nguyên nhân, kết quả thu được và đưa ra biện pháp cải tiến công tác sư phạm, quản lý.
Đối với học sinh xác định được trình độ và năng lực của mình so với yêu cầu đạt ra trong chương trình giáo dục để tự điều chỉnh cách học cho phù hợp
Đối với CBQL qua kiểm tra đánh giá rút ra những việc còn thiếu sót, chưa phù hợp về tổ chức, kế hoạch, nội dung chương trình, sự phối hợp giữa các lực lượng tham gia đào tạo, cơ chế chính sách phục vụ đào tạo. Rút kinh nghiệm, điều chỉnh những điểm còn hạn chế, thiếu sót, phát huy những mặt đã đạt được trong việc quản lý đào tạo để cho phù hợp với tình hình thực tế hiện nay.