Các yếu tố ảnh hưởng tới quản lý đào tạo nghề điện theo tiếp cận chuẩn đầu ra

Một phần của tài liệu QUẢN lý đào tạo NGHỀ điện THEO HƯỚNG PHÁT HUY TÍNH TÍCH cực học tập của học VIÊN của TRƯỜNG TRUNG cấp NGHỀ NAM THÁI NGUYÊN (Trang 38 - 44)

8. Cấu trúc luận văn

1.3.3. Các yếu tố ảnh hưởng tới quản lý đào tạo nghề điện theo tiếp cận chuẩn đầu ra

ra của Trường trung cấp nghề.

1.3.3.1. Các yếu tố chủ quan

* Yếu tố về đội ngũ cán bộ, giáo viên

- Năng lực, trình độ của đội ngũ GV cịn nhiều hạn chế chưa được chuẩn hóa,

CBQL chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc điều hành công tác giáo dục. Đội ngũ giáo viên, CBQL là yếu tố then chốt để đảm bảo quy mô và nâng cao chất

lượng đào tạo. Một bộ phận giáo viên dạy thực hành còn thiếu kinh nghệm sản xuất, thực tế, khả năng tiếp cận kỹ thuật tiên tiến, cơng nghệ hiện đại cịn hạn chế.

* Yếu tố về CSVC

- CSVC, trang thiết bị kỹ thuật dạy học cịn thiếu về số lượng, lạc hậu về cơng nghệ, cũng chưa đáp ứng được một số yêu cầu đặt ra, đặc biệt là dạy thực hành, tính năng động, sáng tạo chưa nắm bắt kịp thời yêu cầu phát triển của thị trường, xã hội.

* Nhận thức của Hiệu trưởng, cán bộ quản lý, về việc đánh giá xếp loại học sinh sau khi ra trường

- Năng lực của người lãnh đạo nhà trường và cán bộ quản lý công tác đào tạo. Tùy theo mức độ đáp ứng giữa khả năng và yêu cầu, chúng ta có thể phân định rõ ràng các mức độ năng lực khác nhau. Theo tác giả Nguyễn Đức Trí [35]: ‘‘Năng lực quản lý là khả năng thực hiện những nhiệm vụ, cơng việc và những tình huống nẩy sinh trong quản lý bảo đảm cho hoạt động của một tổ chức đạt mục tiêu đặt ra’’.

- Vậy năng lực quản lý là một tổ hợp thuộc tâm lý phức tạp bao gồm những kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo, kinh nghiệm và nghệ thuật quản lý với đối tượng quản lý.

- Năng lực lãnh đạo của hiệu trưởng có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của nhà trường. Để đảm bảo thành cơng thì tất cả mọi người phải nỗ lực tham gia, cố gắng và phối hợp chặt chẽ với nhau. Hiệu trưởng là người tổ chức điều hành đưa ra cái mới về nghề một cách bài bản theo kế hoạch. Để thực hiện mục tiêu đó địi hỏi Hiệu trưởng phải nắm được các nội dung về đổi mới dạy nghề, được quy định trong các văn bản pháp luật về dạy nghề, luật dạy nghề, các nghị định của chính phủ, quyết định của thủ tướng chính phủ, các quyết định thơng tư của Bộ lao động thương binh và xã hội.

- Trên cơ sở đó Hiệu trưởng phải xây dựng kế hoạch, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch đổi mới nhà trường cho sát với điều kiện thực tế của nhà trường. Sự năng động của Hiệu trưởng trong việc điều hành các hoạt động của nhà trường không những không đảm bảo cho nhà trường hoạt động theo đúng yêu cầu của cơ quan quản lý dạy nghề mà còn giúp các cơ quan quản lý dạy nghề đưa ra quyết định đổi mới về cơ chế, chính sách phù hợp với thực tiễn.

- Tinh thần trách nhiệm, tính tích cực của Hiệu trưởng và các cán bộ QLGD nhà trường, sự nỗ lực và phấn đấu học tập rèn luyện của học sinh cũng góp phần quan trọng nâng cao chất lượng dạy và học của nhà trường.

1.3.3.2. Các yếu tố khách quan

- Quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước về đào tạo và phát triển nguồn nhân lực phục vụ CNH - HĐH đất nước.

- Để thực hiện CNH - HĐH thì phải có nguồn lực như nguồn nhân lực, vốn tài nguyên thiên nhiên… các nguồn lực này có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Nhưng nguồn lực con người giữ vai trò quyết định. Vậy chủ trương của Đảng, Nhà nước về nguồn nhân lực chuẩn để phục vụ CNH - HĐH có các quan điểm sau:

- Nhận thức đúng vị trí và đặc điểm nguồn nhân lực con người trong thời đại hiện nay, con người vừa là mục tiêu vừa là động lực của phát triển xã hội.

- Khai thác hợp lý có hiệu quả nhất là lực lượng lao động đã qua đào tạo và lấy hiệu quả KT-XH làm tiêu chuẩn và thước đo để xác định phương hướng, gắn sử dụng lao động với việc không ngừng nâng cao chất lượng, lực lượng lao động đã và đang đào tạo tại nhà trường.

- Trong quá trình phát triển phải phát triển nguồn nhân lực, cần phát huy các giá trị truyền thống văn hóa dân tộc, đồng thời tiếp thu những tinh hoa của các văn hóa nhân loại, tạo ra được môi trường thuận lợi cho sự cống hiến và hưởng thụ của con người.

- Thực sự coi trọng chính sách cầu tài, khai thác triệt để lao động trí tuệ, xây dựng đội ngũ khoa học công nghệ đầu đàn.

- Quan điểm, chủ trương của Bộ LĐTB&XH về công tác đào tạo nghề

Bộ LĐTB&XH đã thống nhất về việc mở rộng mạng lưới trường dạy nghề, nghề trọng điểm, góp phần thúc đẩy nhanh sự phát triển công tác đào tạo nhân lực cho sự nghiệp CNH, HĐH đất nước, góp phần tăng nhanh tỷ lệ lao động qua đào tạo trong cả nước trong những năm tới. Bên cạnh đó các cơ sở dạy nghề cũng nhận được kinh phí từ các chương trình mục tiêu của Bộ LĐTB& XH trên cơ sở đó từng bước đi vào hoạt động có hiệu quả theo đúng chủ trương của nhà nước.

Các cơ sở dạy nghề đã quán triệt tốt quan điểm, chủ trương của Đảng và nhà nước về công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm thống nhất cách quản lý, thực hiện kế hoạch đào tạo theo từng lớp, từng khóa một cách khoa học có chất lượng cao.

- Thể chế và các quy định pháp luật

Sự can thiệp quá sâu của cá cơ quan quản lý cấp trên còn để lại dấu ấn trong nhiều quy định các yếu tố liên quan đến công tác đào tạo. Việc tạo ra hành lang pháp lý đủ thơng thống và đồng bộ sẽ giúp nhà trường hồn thiện hệ thống đảm bảo chất lượng của mình.

Hiện nay, tính tự chủ các cơ sở đào tạo, dạy nghề còn nhiều hạn chế. Tuy nhiên khi mở rộng quyền lực tự chủ do nhà trường lại còn thiếu các cơ chế đủ hiệu lực ràng buộc trách nhiệm của nhà trường. Việc phân định rõ quyền tự chủ và trách nhiệm của nhà trường trước xã hội là rất cần thiết đảm bảo cho hiệu quả của hệ thống đảm bảo chất lượng đầu ra sau đào tạo.

Sự phối hợp giữa các lực lượng trong việc đánh giá, xếp loại học sinh theo chuẩn đầu ra nghề .

- Yếu tố thị trường lao động, việc làm

Hiện nay Thị Xã Phổ Yên đã kêu gọi được nhiều doanh nghiệp, công ty, các khu công nghiệp lớn về đầu tư trên địa bàn như; Công ty sam sung, công ty Han son và các cơng ty thành viên khác, mà nhà trường lại đóng trên địa bàn rất thuận lợi cho học sinh, học tập và giải quyết việc làm sau đào tạo, các khu công nghiệp rất cần nguồn lao động đã qua đào tạo, cần học sinh có tay nghề đáp ứng được các cơng việc của công ty.

Do nhu cầu thị trường lao động cần, do nhu cầu thực tiễn người học cần, nhà trường ln đổi mới nội dung, chương trình, tổ chức, đào tạo phù hợp với thực tiễn để học sinh sau khi ra trường có tay nghề đáp ứng được công việc được giao, thị trường lao động, xã hội chấp nhận được.

- Mối quan hệ với các cơ sở sản xuất kinh doanh, cơ sở thực hành

Nhà trường có mối quan hệ có kế hoạch hàng năm gắn giữa đào tạo lý thuyết với thực hành, trải nghiệm, thực tập tại các khu công nghiệp, nhằm gắn kết giữa nhà trường và doanh nghiệp, để học sinh được trang bị đầy đủ kiến thức thực tế tại doanh nghiệp sau khi ra trường học sinh có nguyện vọng vào làm việc tại cơng ty, cơng ty nhận mà không phải thử việc.

Nhà trường tổ chức cho giáo viên giao lưu, thăm quan học hỏi tại các doanh nghiệp nhằm nâng cao cho giáo viên được đi thực tế, bám sát thực tế phục vụ cho công tác giảng dạy tốt hơn.

Hàng năm do nhu cầu học tập, thị trường lao động cần đổi mới, các nghề có sự điều chỉnh về nội dung, chương trình, tổ chức, xây dựng kế hoạch đào tạo, nhà trường mời các chuyên gia, kỹ sư có tay nghề cao, quản đốc trong nhà máy đến tham gia vào cùng nhà trường điều chỉnh cho phù hợp với thực tế, nhưng vẫn bám sát chương trình khung của Bộ.

Nhà trường đã có những chính sách phù hợp trong q trình đào tạo và giải quyết việc làm sau đào tạo rất tốt cho học sinh, trước khi đào tạo và hướng dẫn chọn nghề nhà trường mời các công ty đến để tư vấn và ký hợp đồng đào tạo sau khi đào tạo song, công ty đến nhận học sinh vào công ty khơng phải thử việc, chính vì nhà trường đã giải quyết việc làm sau đào tạo rất tốt những năm qua học sinh đến nhà trường học tăng cao.

Kết luận chương 1

Công tác quản lý là một trong những nhân tố quan trọng quyết định chất lượng giáo dục cho việc tiếp cận chuẩn đầu ra của nhà trường, thực chất là chất lượng là các yếu tố: Mục tiêu đào tạo, nội dung, chương trình và kế hoạch đào tạo, phương pháp, hình thức tổ chức, hoạt động dạy học theo tiếp cận chuẩn đầu ra, sự đáp ứng CSVC theo chuẩn, trang thiết bị, phương tiện, môi trường đào tạo, kiểm tra đánh giá, tổ chức bộ máy đào tạo…

Do vậy việc nghiên cứu lý luận về công tác quản lý đào tạo nghề sẽ tạo tiền đề để đánh giá thực trạng và đưa ra các biện pháp hoàn thiện về đào tạo nghề theo chuẩn đầu ra của nhà trường có chất lượng. Nhà quản lý phải theo dõi thường xuyên, đánh giá, xử lý các sai lệch để kịp thời điều chỉnh để công tác đào tạo nghề của nhà trường ngày càng phát triển.

Như vậy quản lý đào tạo nói chung và đào tạo nghề theo chuẩn đầu ra nói riêng cũng chịu tác động bởi nhiều yếu tố về mặt khách quan và mặt chủ quan, các yếu tố này ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến chất lượng quá trình đào tạo nghề trong nhà trường.

Chương 2

THỰC TRẠNG ĐÀO TẠO

NGHỀ ĐIỆN VÀ THỰC TRẠNG QUẢN LÝ ĐÀO TẠO Ở TRƯỜNG TRUNG CẤP NGHỀ NAM THÁI NGUYÊN

Một phần của tài liệu QUẢN lý đào tạo NGHỀ điện THEO HƯỚNG PHÁT HUY TÍNH TÍCH cực học tập của học VIÊN của TRƯỜNG TRUNG cấp NGHỀ NAM THÁI NGUYÊN (Trang 38 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)