8. Cấu trúc luận văn
3.2. Một số biện pháp quản lý đào tạo theo tiếp cận chuẩn đẩu ra của Hiệu trưởng
3.2.2. Hoàn thiện nội dung, chương trình, tài liệu phục vụ đào tạo đáp theo chuẩn
- Việc đánh giá xếp loại thi đua phải chính xác khách quan, cơng bằng, có chế độ động viên khích lệ các cán bộ, GV và học sinh kịp thời để có kết quả thi đua cao nhất.
* Tổ chức thực hiện các chế độ, chính sách thích hợp để xây dựng và ổn định đội ngũ GV và cán bộ quản lý đào tạo:
- Có chế độ lương và thu nhập thoả đáng cho GV, cán bộ quản lý đào tạo; tạo điều kiện để họ gắn kết lâu dài với nhà trường;
- Xây dựng cơ chế làm việc thích hợp để GV, cán bộ quản lý đào tạo có cơ hội nâng cao trình độ, tham gia nghiên cứu khoa học và cải thiện đời sống. Tạo cơ hội thăng tiến nghề nghiệp cho các thành viên của trường;
- Phân cấp quản lý giữa các phịng, ban với các khoa, tổ bộ mơn và phân định trách nhiệm rõ ràng;
- Trang bị các phương tiện kỹ thuật hỗ trợ cho quản lý đào tạo như hoàn thiện các phần mềm quản lý, tăng cường khai thác hệ thống thông tin qua mạng;
- Xây dựng môi trường làm việc hiện đại
3.2.2. Hoàn thiện nội dung, chương trình, tài liệu phục vụ đào tạo đáp theo chuẩn đầu ra chuẩn đầu ra
a. Mục tiêu biện pháp:
Nội dung đào tạo là hệ thống trí thức, kỹ năng, kỹ xảo, phù hợp với ngành nghề đào tạo, nhằm hình thành ở người cơng nhân, lực lượng lao động có những phẩm chất chính trị, năng lực chuyên môn đáp ứng yêu cầu của người sử dụng sản phẩm sau đào tạo, đáp ứng cho thị trường lao động. Nội dung chương trình đào tạo
thể hiện ở hệ thống giáo trình, bài giảng, tài liệu dạy học, nội dung chương trình phải bám sát thực tế, luôn đổi mới cho phù hợp với thực tiễn. Xác định rõ nội dung đào tạo và từng bước xây dựng, cải tiến nội dung cho phù hợp, góp phần quan trọng trong việc nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường.
b. Nội dung biện pháp:
Nội dung đào tạo phải phù hợp với mục tiêu đào tạo theo từng loại hình đào tạo, từng chuyên ngành đào tạo khác nhau.
Nội dung đào tạo phải đảm bảo tính toàn diện như; năng lực, chuyên môn nghiệp vụ, đạo đức…. phải đảm bảo tính đặc thù cho từng chuyên ngành đào tạo thuộc các lĩnh vực khác nhau của nghề đào tạo.
Nội dung phải coi trọng rèn luyện tay nghề thực hành cho học sinh, nội dung đào tạo phải đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong thời kỳ mới, lấy người học làm trung tâm, tập trung đào tạo vào người học những vấn đề người học cần, nhu cầu xã hội cần. Tránh xây dựng nội dung đào tạo cứng nhắc, khuôn mẫu, không sát với thực tế.
c. Cách tiến hành:
Xác định từng chuyên ngành đào tạo, xác định nội dung đào tạo cho phù hợp căn cứ vào mục tiêu đào tạo, chuyên ngành, môn học, để rà sốt lại tồn bộ nội dung đào tạo. Đối chiếu với yêu cầu nhiệm vụ trong công tác và thực tiễn, để tiến hành khảo sát, thống kê các hoạt động cụ thể mà học sinh sau khi tốt nghiệp ra trường sát với thực tế công việc mà học sinh được làm tại các doanh nghiệp, từ đó xây dựng nội dung cho phù hợp.
Xây dựng nội dung đào tạo điều chỉnh theo thực tế, lý thuyết giảm tối đa nếu có thể giảm hơn, xác định rõ tỷ lệ lý thuyết và thực hành đối chiếu từng môn học, mô đun tăng cường thực hành, trải nghiệm, thực tập đối với các môn học chuyên môn, chuyên ngành đào tạo. Nội dung, chương trình phải thường xun rà sốt, điều chỉnh, cải tiến, bổ sung, kịp thời cập nhật những vấn đề mới nảy sinh trong thực tiễn. Cắt giảm những nội dung trùng lặp giữa các môn học, không phù hợp với thực tiễn, bổ sung những môn học phù hợp với thực tiễn và chuyên nghành đào tạo.