Kết quả đánh giá yêu cầu về kỹ năng

Một phần của tài liệu QUẢN lý đào tạo NGHỀ điện THEO HƯỚNG PHÁT HUY TÍNH TÍCH cực học tập của học VIÊN của TRƯỜNG TRUNG cấp NGHỀ NAM THÁI NGUYÊN (Trang 60 - 62)

(1 điểm ≤ X ≤ 3 Điểm) Stt Nội dung các tiêu chuẩn cụ thể Loại khách thể Chung thứ bậc CBQL GV HS ĐTB ĐLC ĐTB ĐLC ĐTB ĐLC ĐTB ĐLC 1. Kỹ năng cứng a

Lắp đặt theo các yêu cầu kỹ thuật hệ thống điện cho một cơ sở sản xuất vừa và nhỏ

2,23 0,42 2,28 0,35 2,13 0,34 2,21 0,37 1

b

Sửa chữa bảo trì, chỉnh định các thiết bị điện trên dây truyền sản xuất theo đúng yêu cầu kỹ thuật

2,14 0,35 2,33 0,46 2,07 0,45 2,18 0,42 2

c

Phán đoán và sửa chữa được các hư hỏng thường gặp trong hệ thống điều khiển tự động

2,06 0,43 2,24 0,51 1,96 0,39 2,09 0,44 4

d Vận hành được các hệ thống điều

khiển tự động 2,18 0,47 2,23 0,40 2,05 0,36 2,15 0,41 3

e Hiểu, tự lắp đặt, vận hành các

thiết bị điện hiện đại, nâng cao 2,02 0,29 2,17 0,38 1,83 0,42 2,01 0,36 6 f Bảo đảm an toàn khi lắp đặt 1,93 0,38 2,12 0,43 2,09 0,50 2,05 0,44 5

Điểm trung bình 2,09 0,39 2,23 0,42 2,02 0,41 2,12 0,41 1 2. Kỹ năng mềm a Làm việc độc lập, làm việc nhóm, tổ chức sản xuất và áp dụng công nghệ 1,94 0,31 1,80 0,40 1,73 0,39 1,82 0,37 3

b Tư duy độc lập sáng tạo 1,86 0,37 1,72 0,46 1,78 0,32 1,79 0,38 4 c

Kỹ năng giao tiếp, nói viết, sử dụng phương tiện, công cụ, thông tin hiện đại

2,05 0,25 1,92 0,32 2,12 0,37 2,03 0,31 1

d Sử dụng tiếng anh có hiệu quả

trong công việc 1,67 0,34 1,56 0,37 1,53 0,42 1,59 0,38 5

e Sử dụng một số phần mềm

trong ngành học 1,92 0,28 2,13 0,51 1,97 0,53 2,01 0,44 2

Điểm trung bình 1,89 0,31 1,83 0,41 1,83 0,41 1,85 0,38 ĐTB yêu cầu về kỹ năng 1,99 0,35 2,03 0,42 1,93 0,41 1,99 0,40

Nhận thức rõ về những khó khăn, những hạn chế như trên, nên trong đánh giá việc thực hiện các kỹ năng cụ thể chỉ ở mức trung bình (X = 1,99 điểm). Có thể nói trong những năm qua, nhà trường đã xây dựng và tổ chức thực hiện đánh giá học sinh theo chuẩn đầu ra, song kết quả thực tế còn những hạn chế nhất định như đã phân tích, trong đó các tiêu chuẩn cụ thể về kỹ năng cứng và kỹ năng mềm học sinh đạt được chưa tương xứng với chuẩn đầu ra.

Nhóm kỹ năng cứng được đánh giá (X =2,12 điểm) với kết quả thực hiện tốt hơn so với đánh giá các kỹ năng mềm (X = 1,85 điểm). Sở dĩ kỹ năng cứng được thực hiện ở mức cao hơn, vì trong quá trình giảng dạy, các kỹ năng cứng được thực hiện tương đối thường xun vì tồn bộ các kỹ năng này được rèn luyện trong quá trình giảng dạy của giáo viên, đồng thời học sinh tiếp thu được qua các buổi thực hành, thực tế tại xưởng, cơ sở thực hành. Ngược lại, các kỹ năng mềm đòi hỏi sự nỗ lực rất cao của học sinh, nhưng theo phân tích ở trên và qua thực tế đội ngũ học sinh của nhà trường, nhiều học sinh ý thức học tập chưa cao, chất lượng tuyển sinh đầu vào còn những hạn chế, là nguyên nhân căn bản cho thấy sự khác biệt trong đánh giá thực hiện các yêu cầu cụ thể về các kỹ năng cứng và kỹ năng mềm.

Nhận xét về những kết quả trên, cô giáo Nguyễn Thị Th cho rằng: ‘‘Nguyên nhân chủ quan thuộc về nhà trường, công tác quản lý, trang thiết bị, cơ sở hạ tầng, công tác giảng dạy, tuyển sinh, nguyên nhân khách quan thuộc về người học, trình độ đầu vào chênh lệch nhau, ý thức học sinh chưa cao, sự quan tâm của gia đình vẫn chưa thực sự quan tâm đến con học tại trường’’.

- Đánh giá theo loại khách thể

Có thể nhận thấy sự tương đồng khá chặt chẽ trong đánh giá thực hiện các yêu cầu về kỹ năng cứng và kỹ năng mềm giữa cán bộ quản lý (X = 1,99 điểm), giáo viên (X = 2,03 điểm) và học viên (X = 1,93 điểm). Sự tương đồng này cho thấy sự thống nhất về mặt nhận thức, cán bộ quản lý cũng thấy rõ thực trạng việc trang bị cho học sinh các kỹ năng cứng, kết quả đánh giá ở mức trung bình.

Các kỹ năng mềm được ba nhóm đánh giá thấp hơn so với đánh giá thực hiện kỹ năng cứng, đay cũng là kỹ năng đòi hỏi sự linh hoạt trong thực tiễn và so sánh giữa kết quả đào tạo và năng lực thực tiễn của học sinh, kết quả đánh giá đều ở mức trung bình. Điều đó phản ánh thực lực học tập của học sinh cũng như kết quả đào tạo của nhà trường tuy đáp ứng được chuẩn đầu ra, song về lâu dài, kỹ năng mềm của học sinh còn hạn chế.

Minh họa ý kiến của bản thân về thực trạng trên, học sinh Lê Văn T đưa ra ý kiến sau: ‘‘Các em cũng chưa nhận thức rõ về vấn đề học để cho mình và sự chênh lệch về nhận thức giữa các học sinh, ý thức học tập và rèn luyện tay nghề vẫn chưa cao, chưa tìm ra cách học, các em vẫn mải chơi, trải nghiệm và thực tế đi cơ sở thực tập cũng chưa được nhiều’’.

Như vậy, từ sự tương đồng trong đánh giá các kỹ năng chun mơn nói chung cũng như đánh giá từng nhóm kỹ năng cứng và kỹ năng mềm cho thấy các khách thể đánh giá nhận thức và đánh giá đúng việc đào tạo của nhà trường theo chuẩn đầu ra tuy đáp ứng được chuẩn đầu ra.

Tiêu chuẩn 3: Về thái độ

Một phần của tài liệu QUẢN lý đào tạo NGHỀ điện THEO HƯỚNG PHÁT HUY TÍNH TÍCH cực học tập của học VIÊN của TRƯỜNG TRUNG cấp NGHỀ NAM THÁI NGUYÊN (Trang 60 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)