Đánh giá chung và các biện pháp quản lý quá trình đào tạo nghề điện theo tiếp

Một phần của tài liệu QUẢN lý đào tạo NGHỀ điện THEO HƯỚNG PHÁT HUY TÍNH TÍCH cực học tập của học VIÊN của TRƯỜNG TRUNG cấp NGHỀ NAM THÁI NGUYÊN (Trang 69 - 71)

8. Cấu trúc luận văn

2.3.1. Đánh giá chung và các biện pháp quản lý quá trình đào tạo nghề điện theo tiếp

cận chuẩn đầu ra của Trường trung cấp nghề Nam Thái Nguyên

- Đánh giá theo mẫu chung:

Xuất phát từ tình trạng đào tạo nghề trung cấp điện theo chuẩn đầu ra, việc đánh giá thực hiện các yêu cầu chung được nhận thức khá cao, song khi đi vào đánh giá quản lý quá trình đào tạo nghề điện trình độ trung cấp theo chuẩn đầu ra cho thấy kết quả ở mức khá và mức trung bình (X = 2,01 điểm), đánh giá kha thấp. Điều này có lý do từ kết quả hoạt động quản lý các mặt đào tạo.

Quản lý quá trình đào tạo được thực hiện tốt sẽ là cơ sở và là xuất phát điểm để nâng cao kết quả đào tạo theo chẩn đẩu ra, tuy nhiên kết quả quản lý hoạt động này theo đánh giá trên chỉ ở mức trung bình (X = 2,01 điểm).

Bảng 2.9. Đánh giá chung thực hiện quản lý quá trình đào tạo trình độ trung cấp nghề điện theo chuẩn đầu ra

(1 điểm ≤ X ≤ 3 Điểm)

Stt Quản lý các mặt

quá trình đào tạo

Loại khách thể

Chung Thứ

bậc

CBQL GV

ĐTB ĐLC ĐTB ĐLC ĐTB ĐLC

1. Mục tiêu đào tào theo chuẩn đầu ra 2,25 0,45 2,20 0,41 2,23 0,43 1 2. Nội dung chương trình đào tạo

theo chuẩn 2,16 0,47 2,23 0,39 2,20 0,43 2 3. Hình thức tổ chức đào tạo theo chuẩn 2,04 0,43 1,94 0,48 1,99 0,46 4 4. Các phương pháp đào tạo theo chuẩn 2,07 0,38 1,92 0,51 2,00 0,45 3

5.

Các phương tiện, điều kiện, trang thiết bị cơ sở vật chất phục vụ đào tạo theo chuẩn

2,02 0,52 1,87 0,42 1,95 0,47 5

6. Sự phối hợp, liên kết đào tạo

theo chuẩn 1,93 0,38 1,81 0,53 1,87 0,46 6 7. Đánh giá kết quả đào tạo theo chuẩn 1,98 0,40 1,72 0,47 1,85 0,44 7

Thậm chí quản lý mục tiêu đào tạo được cho là quan trọng nhất trong số các mặt quản lý chỉ được đánh giá ở mức khá (X= 2,23 điểm), xếp thứ bậc 1. Đánh giá quản lý nội dung đào tạo ‘‘Nội dung chương trình đào tạo theo chuẩn’’, với kết quả (X = 2,20 điểm) xếp thứ bậc 2. Đây là hai nội dung quản lý được coi là khâu quan trọng nhất làm tiền đề cho việc thực hiện có hiệu quả các vấn đề hình thức, phương pháp và sử dụng các phương tiện, điều kiện, trang thiết bị phục vụ cho việc đào tạo theo chuẩn đầu ra, nhưng kết quả đánh giá việc quản lý các mặt vẫn thấp hơn.

Thực trạng quản lý trên còn có những hạn chế nhất định đó là lý do dẫn đến việc chỉ đạo của đội ngũ cán bộ quản lý đối với hoạt động phối hợp, liên kết đào tạo thiếu tính chặt chẽ, nội dung này với (X = 1,87 điểm) xếp ở vị trí thứ 5 việc thực hiện đánh giá kết quả đào tạo theo chuẩn cùng có kết quả không cao (X = 1,85 điểm)

Phân tích thực trạng trên, cô giáo Nguyễn Thị H cho rằng: ‘‘Sự phối hợp chưa chặt chẽ giữa các phòng ban, vẫn còn mang tính thủ tục và chạy theo số lượng chưa nghĩ đến chất lượng đầu ra theo chuẩn’’.

- Đánh giá theo loại khách thể: Mặc dù đánh giá chung của cán bộ quản lý (X = 2,06 điểm) cao hơn đánh giá của giáo viên (X = 1,96 điểm) nhưng cả cán bộ quản lý và giáo viên đều thấy rõ thực trạng quản lý quá trình đào tạo của nhà trường, những ưu điểm, hạn chế nên họ đánh giá kết quả thực hiện quản lý quá trình đào tạo trình độ trung cấp điện theo chuẩn đầu ra có sự chênh lệch song cùng ở mức trung bình. Một số giáo viên cán bộ quản lý có chung quan điểm cho rằng hạn chế lớn nhất trong quản lý quá trình đào tạo hiện nay ở trường chính là chưa xây dựng một cách đồng bộ, toàn diện các mặt của quá trình, từ tăng cường chất lượng nguồn lực, đội ngũ làm công tác giảng dạy, cơ sở vật chất, nâng cao trình độ, kinh nghiệm quản lý của đội ngũ làm công tác quản lý của trường cũng như tại các đơn vị , đó là yêu cầu quan trọng, để góp phần thực hiện thắng lợi công tác quản lý đào tạo.

Tóm lại, quản lý quá trình đào tạo học sinh theo chuẩn đầu ra còn có những hạn chế, những hạn chế này do nhiều nguyên nhân, trong đó nguyên nhân quan trọng nhất dẫn đến các khách thể đánh giá công tác quản lý quá trình đào tạo là việc thực hiện mục đích, nôi dung, hình thức tổ chức và phương pháp đào tạo chưa sát được yêu cầu của thực tế, sự đòi hỏi của các cơ sở sản xuất.

Một phần của tài liệu QUẢN lý đào tạo NGHỀ điện THEO HƯỚNG PHÁT HUY TÍNH TÍCH cực học tập của học VIÊN của TRƯỜNG TRUNG cấp NGHỀ NAM THÁI NGUYÊN (Trang 69 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)