8. Cấu trúc luận văn
2.3. Thực trạng biện pháp quản lý đào tạo nghề điện theo tiếp cận chuẩn đầu ra ở
2.3.2. Thực hiện các biện pháp quản lý theo chuẩn đầu ra
2.3.2.1. Biện pháp xây dựng kế hoạch đào tạo theo chuẩn đầu ra
Bảng 2.10. Đánh giá biện pháp xây dựng kế hoạch đào tạo theo chuẩn đầu ra theo chuẩn đầu ra
(1 điểm ≤ X ≤ 3 Điểm)
Stt
Các biện pháp quản lý xây dựng kế hoạch đào tạo
Loại khách thể Chung Thứ bậc CBQL GV ĐTB ĐLC ĐTB ĐLC ĐTB ĐLC 1.
Lập kế hoạch chung cho tồn
khóa đào tạo 2,25 0,45 2,20 0,41 2,23 0,43 1 2. Lập kế hoạch cụ thể cho a Năm học 2,04 0,43 1,94 0,48 1,99 0,46 4 b Học kỳ 2,07 0,38 1,92 0,51 2,00 0,45 3 c Các hình thức đào tạo 2,02 0,52 1,87 0,42 1,95 0,47 5 Điểm trung bình 2,06 0,43 1,96 0,46 2,01 0,45 3. Tính phù hợp của kế hoạch trong thực tiễn 2,04 0,43 1,94 0,48 1,99 0,46 4 4. Tính đồng bộ của kế hoạch trong thực tiễn 2,07 0,38 1,92 0,51 2,00 0,45 3 5. Tính hiệu lực và tính khả thi của kế hoạch 2,02 0,52 1,87 0,42 1,95 0,47 5
ĐTB các biện pháp quản lý xây
dựng kế hoạch đào tạo 2,06 0,43 1,96 0,46 2,01 0,45 - Đánh giá theo mẫu chung:
Một trong những nhiệm vụ quan trọng của việc đào tạo trình độ trung cấp nghề điện theo chuẩn đầu ra là việc xây dựng kế hoạch đào tạo, kế hoạch phù hợp có tính khả thi sẽ là điều kiện quan trọng để tiến hành các công việc cụ thể theo kế hoạch đã
đặt ra. Theo bảng số liệu trên, đánh giá chung về quản lý xây dựng kế hoạch ở mức khá (X = 2,23 điểm). Điều này cho thấy trong việc quả lý nhà trường đã chú ý đến việc xây dựng bản kế hoạch cho việc đào tạo theo chuẩn đầu ra, làm căn cứ để thực hiện quá trình đào tạo. Việc ‘‘Lập kế hoạch chung cho tồn khóa đào tạo’’ được đánh giá cao nhất (X= 2,40 điểm), Xếp thứ bậc 1, đồng thời tính cụ thể của kế hoạch cũng được xác định khá rõ, qua việc đánh giá với kết quả khá cao (X = 2,35 điểm).
Từ đánh giá trên, căn cứ vào thực tiễn những công việc nhà trường đã làm được, có thể thấy rằng việc đào tạo của nhà trường đã bước đầu được xã hội, nhà tuyển dụng chấp nhận, nhưng so với việc đánh giá theo chuẩn, cần có những nỗ lực hơn nữa, vì theo như đánh giá ở các nội dung. Tính phù hợp, tính đồng bộ, tính hiệu lực và khả thi của kế hoạch cần phải được coi trọng hơn nữa, nghĩa là khâu tổ chức quá trình đào tạo cần chú ý nhiều hơn nữa đến các mặt này, sẽ tạo nên sự thống nhất, đồng bộ trong quá trình xây dựng kế hoạch với thực tiễn đào tạo của nhà trường.
Trao đổi với cơ giáo Hồng Thị Th về nội dung này, cô giáo cho rằng: ‘‘Trên những cơng việc nhà trường đã làm được, thì cũng cần phải có sự góp sức của các cơng ty, doanh nghiệp, gia đình để kết hợp rèn các em nhiều hơn khi ra trường các em học sinh đáp ứng được theo chuẩn đầu ra của nghề đào tạo’’.
- Đánh giá theo loại khách thể:
Giữa cán bộ quản lý và giáo viên ln có sự khác biệt trong nhận thức về quản lý đào tạo theo chuẩn đầu ra. Cán bộ quản lý dường như nhận thấy những lợi thế khi thực hiện đào tạo theo chuẩn đầu ra và rõ nhất là việc lập kế hoạch, song đội ngũ giáo viên lại đề cao hoạch động chuyên môn, đó là lý do có thường có sự chênh lệch trong đánh giá giữa cán bộ quản lý (X = 2,28 điểm) với đánh giá của giáo viên (X = 2,18 điểm). Rõ nhất là khi đánh giá việc lập kế hoạch chung và kế hoạch cụ thể, giáo viên và cán bộ quản lý đánh giá tương đối đồng đều, nhưng khi đánh giá các khía cạnh, tính phù hợp, tính đồng bộ, tính hiệu lực và tính khả thi của kế hoạch có sự chênh lệch khá rõ.
Trong quá trình giảng dạy, đưa học sinh đến các cơ sở thực tế, thực tập một số giáo viên cho rằng kế hoạch chung và kế hoạch cụ thể cần có sự bổ sung, điều chỉnh cho phù hợp với thực tế, đây là sự vận động chung theo thời gian và theo yêu cầu chung của xã hội mà nhà quản lý phải quán triệt.
Minh họa ý kiến cho những vấn đề trên, thầy giáo Lưu Văn PH cho biết: ‘‘Việc xây dựng kế hoạch chung trong những năm qua đã phù hợp nhưng vẫn còn phải điều chỉnh cho sát với thực tế’’
Như vậy, kế hoạch đào tạo học sinh theo chuẩn đầu ra được đánh giá ở mức khá, đặc biệt, ở việc xây dựng kế hoạch chung và kế hoạch cụ thể. Có sự tương đồng trong đánh giá giữa giáo viên và cán bộ quản lý, nhưng trong một số vấn đề, như tính đồng bộ, tính hiệu lực, tính khả thi theo đánh giá của nhóm giáo viên cần được bổ sung và cụ thể hơn nữa, để có thể đáp ứng được chuẩn đầu ra cũng như nâng cao kết quả đào tạo học sinh.
2.3.2.2. Biện pháp xây dựng bộ máy đào tạo và tổ chức thực hiện kế hoạch đào tạo theo chuẩn đầu ra của nhà trường
- Đánh giá theo mẫu chung:
Tập trung đào tạo học viên theo chuẩn đầu ra một cách có hiệu quả là nhiệm vụ quan trọng của trường, góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đảm bảo theo chuẩn đã đề ra, tạo tiền đề cho sự phát triển của nhà trường.
Điều đó có quan hệ với việc đào tạo và tổ chức thực hiện kế hoạch đào tạo có hiệu quả. Nhận thức tương đối rõ trách nhiệm và yêu cầu thực hiện, đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên nhà trường đã quan tâm tốt việc xây dựng bộ máy đào tạo và tổ chức quản lý theo kế hoạch nhà trường đã xây dựng, điều này được thể hiện qua kết quả đánh giá (X = 2,17 điểm).
Bảng 2.11. Kết quả thực hiện xây dựng bộ máy đào tạo và tổ chức thực hiện kế hoạch đào tạo theo chuẩn
(1 điểm ≤ X ≤ 3 Điểm) TT Các biện pháp quản lý Loại khách thể Chung Thứ bậc CBQL GV ĐTB ĐLC ĐTB ĐLC ĐTB ĐLC 1. Thành lập các hội đồng: Đào
tạo, chuyên môn 2,45 0,23 2,27 0,34 2,36 0,29 1 2. Phân công công việc cụ thể
cho các bộ phận 2,36 0,31 2,15 0,25 2,26 0,28 2
3.
Tạo ra sự đồng bộ về cơ cấu, chức năng nhiệm vụ giữa các bộ phận
2,29 0,42 2,18 0,27 2,24 0,35 3
4. Triển khai thực hiện kế hoạch
đào tạo theo chuẩn đầu ra 2,25 0,38 2,09 0,43 2,17 0,41 4 5. Phát huy vai trò chủ động của
các bộ phận 2,21 0,32 2,04 0,50 2,13 0,41 5,5
6.
Phối hợp chặt chẽ có hiệu quả trong việc thực hiện kế hoạch đào tạo giữa các bộ phận
2,18 0,26 2,07 0,35 2,13 0,31 5,5
7.
Tổ chức liên kết đào tạo giữa các cơ sở đào tạo, cơ sở sản xuất, cơ sở sử dụng lao động
2,13 0,37 1,72 0,33 1,93 0,35 7
Điểm trung bình 2,27 0,33 2,08 0,35 2,17 0,34
Kết quả này đã phản ánh được thực trạng xây dựng bộ máy, tổ chức thực hiện, đáp ứng yêu cầu theo chuẩn đầu ra và theo yêu cầu của xã hội.
Yêu cầu: ‘‘Thành lập các hội đồng: Đào tạo, chuyên môn, khoa học’’ được đánh giá khá cao (X = 2,36 điểm) xếp thứ bậc 1. Về thực chất, ở bất cưa trường đào tạo nào nhà trường cũng phải thành lập hội đồng đào tạo, song để quản lý có hiệu quả cần có chuẩn đầu ra và những tiêu chuẩn xác định, hội đồng này chính thức có nhiệm
vụ là giám sát, chỉ đạo thực hiện đào tạo học viên theo chuẩn đầu ra. Hội đồng đã tiến hành xây dựng các kế hoạch liên quan đến chuẩn đầu ra, tiến hành ‘‘Phân công công việc cụ thể cho các bộ phận’’ Tương đối có kết quả, nhằm đáp ứng được yêu cầu quản lý của từng bộ phận giúp cho việc đào tạo học sinh theo chuẩn.
Các nội dung khác được đánh giá ở mức trung bình, đáng chú ý là kết quả đánh giá nội dung ‘‘Tổ chức liên kết đào tạo giữa cơ sở đào tạo, cơ sở sản xuất, cơ sở sử dụng lao động được đào tạo’’ Được đánh giá thấp nhất (x =1,93 điểm) xếp thứ bậc 7.
Hiện nay nhà trường thực hiện việc liên kết đào tạo giữa các cơ sở, nhưng hiệu quả đào tạo còn nhiều ý kiến khác nhau, một số cho rằng tính hiệu quả, chất lượng đào tạo hiệu quả chưa cao cũng chưa thiết lập được mối liên hệ với các cơ sở đào tạo, có uy tín để đưa học sinh đến thực tập và sau này khi tốt nghiệp học sinh có điều kiện thuận lợi hơn cho khâu xin việc làm.
Chia sẻ những băn khoan, những suy nghĩ về thực trạng trên, cô giáo:
Ngô Thị L cho biết: ‘‘Nhà trường cần liên kết với các doanh nghiệp nhiều hơn nữa, cho học sinh đi trải nghiệm giữa các mô học, thực tập, mời các công nhân, kỹ sư ở nhà máy có tay nghề cao, để biên soạn chương trình bổ sung, chỉnh sửa hàng năm’’.
- Đánh giá theo loại khách thể:
Việc xây dựng bộ máy đào tạo và tổ chức thực hiện kế hoạch đào tạo theo chuẩn nhằm nâng cao chất lượng công tác đào tạo là việc được tiến hành thường xuyên trong từng năm học và từng học kỳ, hoạt động chủ yếu thường xuyên của đội ngũ các bộ quản lý. Tuy vậy, cán bộ quản lý đánh giá cơng việc này cao hơn và có sự chênh lệch đánh giá giữa các bộ phận quản lý
(X = 2,27 điểm) và giáo viên (X = 2,08 điểm). Điều này hoàn toàn phù hợp với thực tế, trong quản lý, ý kiến người cán bộ quản lý thấy đề cao khía cạnh quản lý của mình so với đội ngũ giáo viên quan tâm nhiều tới giảng dạy. Cán bộ quản lý tập trung vào việc đánh giá hoạt động quản lý theo q trình, trong khi đó giáo viên lại đánh giá hoạt động quản lý theo q trình, trong khi đó giáo viên lại đánh giá theo kết quả. Giáo viên quan tâm đến kết quả đào tạo cũng là phù hợp với yêu cầu khách quan, học sinh phải được cơ sở tuyển dụng chấp nhận và sử dụng sản phẩm đào tạo của nhà trường, đó cũng là một cách đánh giá chưa thống nhất giữa hai bên.
Minh chứng cho kết quả thực hiện xây dựng bộ máy đào tạo và tổ chức thực hiện kế hoạch đào tạo theo chuẩn, thầy giáo Đỗ Xuân Tr đưa ra ý kiến: ‘‘Bước đầu việc quy hoạch tổ chức thực hiện đã đi vào nề nếp nhưng còn phải xây dựng bộ máy, tổ chức thực hiện chuyên nghiệp hơn về chuẩn và bám sát thực tế, học hỏi những trường đã làm tốt theo chuẩn’’ bt thôi.
Như vậy, cần nâng cao nhận thức của cả hai bên, đồng thời thiết lập một cách chặt chẽ sự phối hợp giữa đội ngũ quản lý và đội ngũ giáo viên tham gia xây dựng bộ máy đào tạo và tổ chức thực hiện kế hoạch đào tạo theo chuẩn.
2.3.2.3. Biện pháp chỉ đạo của cán bộ quản lý nhà trường trong quản lý đào tạo theo chuẩn
Bảng 2.12. Đánh giá việc chỉ đạo của cán bộ quản lý nhà trường trong quản lý đào tạo theo chuẩn
(1 điểm ≤ X ≤ 3 Điểm) Stt Các biện pháp chỉ đạo Loại khách thể Chung Thứ bậc CBQL GV ĐTB ĐLC ĐTB ĐLC ĐTB ĐLC 1. Thành lập các hội đồng: Đào tạo,
chuyên môn 2,39 0,24 2,26 0,45 2,33 0,35 1 2. Phân công công việc cụ thể cho các
bộ phận 2,37 0,28 2,18 0,39 2,28 0,34 2 3. Tạo ra sự đồng bộ về cơ cấu, chức
năng nhiệm vụ giữa các bộ phận 2,13 0,45 2,04 0,56 2,09 0,51 3 4. Triển khai thực hiện kế hoạch đào
tạo theo chuẩn đầu ra 2,24 0,37 1,83 0,41 2,04 0,39 4
Điểm trung bình 2,28 0,34 2,08 0,45 2,18 0,39 - Đánh giá theo mẫu chung:
Sự chỉ đạo của cán bộ quản lý nhà trường trong quản lý đào tạo theo chuẩn là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu, để thực hiện có hiệu quả kết quả đào tạo đầu ra theo chuẩn đầu ra, vì vậy các khách thể nhận thấy tầm quan trọng cũng như kết quả thực hiện kết quả đào tạo của nhà trường, cho nên đánh giá chung ở mức khá (X = 2,18 điểm). Nội dung ‘‘Chỉ đạo các bộ phận chức năng, các khoa, các tổ chuyên môn và các cơ sở xây dựng kế hoạch, triển khai thực hiện kế hoạch đào tạo có hiệu quả’’ Được đánh giá ở vị trí thứ bậc 1 (X = 2,33 điểm). Như đã phân tích ở phần trên cũng như thực trạng xây dựng kế hoạch đã chỉ ra, khâu xây dựng kế hoạch chuyên luôn được coi trọng, cho nên các khách thể đánh giá nội dung này với kết quả cao nhất là hợp lý và có tính thực tiễn.
Ở vị trí thứ bậc 2, kết quả đánh giá thấp hơn một chút so với đánh giá nội dung ở vị trí thứ bậc 1 ‘‘Chỉ đạo việc xây dựng chương trình, nội dung đào tạo, quản lý sử dụng các phương tiện, trang thiết bị, cơ sở vật chất, cơ sở thực hành, kinh phí phục vụ đào tạo’’ (X = 2,28 điểm). Có thể nói rằng chương trình, nội dung đào tạo lâu nay được thực hiện theo đúng chương trình khung, chương trình chi tiết của Bộ lao động thương binh và xã hội và yêu cầu về đào tạo nghề. Vấn đề cần quan tâm và cũng hạn chế ở đây chính là yếu tố người học chưa có sự chủ động, chưa nhạy bén, chưa sáng tạo để đáp ứng đủ các yêu cầu cần học tập đặt ra.
Cùng với những hạn chế trên cần phải kể đến là sự phối kết hợp giữa các cơ sở tham gia đào tạo cũng gặp nhiều khó khăn, chất lượng đầu vào khi tuyển sinh cũng như tính tích cực học tập của học sinh chưa cao, đó là nguyên nhân làm hạn chế kết quả chỉ đạo việc đào tạo theo chuẩn.
Đưa ra những lý giải về kết quả thực hiện chỉ đạo của cán bộ quản lý nhà trường trong quản lý đào tạo theo chuẩn, thầy giáo Lê Văn Q cán bộ quản lý khoa điện cho biết: ‘‘Bên cạnh những yếu tố về khách quan như trình độ của học sinh, ý thức học sinh, gia đình chưa phối hợp chặt chẽ với nhà trường, thì cũng có yếu tố chủ quan thuộc về cơ quan đào tạo như cơ sở vật chất, trang thiết bị cũ và lạc hậu, trình độ dạy của giáo viên và mối quan hệ giữa các cơ quan doanh nghiệp sử dụng sản phẩm sau đào tạo’’.
- Đánh giá theo loại khách thể:
Cách lập luận của đa số cán bộ quản lý cho rằng việc thực hiện các biện pháp chỉ đạo chủ yếu liên quan đến đặc thù công việc, trái lại đội ngũ giáo viên trực tiếp thực hiện hoạt động đào tạo theo sự phân công, phân cấp từ đội ngũ lãnh đạo. Vì vậy, xuất phát từ những cương vị khác nhau nên cách đánh giá, phân tích các biện pháp chỉ đạo trong quản lý đào tạo theo chuẩn cũng có những khác biệt, đó là lý do cho thấy có sự khác biệt rõ rệt giữa đánh giá của cán bộ quản lý (X = 2,28 điểm) và đánh giá của giáo viên (X =2,08 điểm). Đồng thời, trên từng nội dung, đánh giá của cán bộ quản lý cũng có sự khác biệt so với đánh giá của giáo viên.
Không chỉ xuất phát từ những đặc thù trong hoạt động chuyên môn, từ nghiệp vụ quản lý mà còn xuất phát từ nhận thức yêu cầu đào tạo theo chuẩn đầu ra của nhà trường. Cả hai nhóm đề nhận thấy tầm quan trọng của việc đào tạo theo chuẩn đầu ra, song nếu đội ngũ cán bộ giáo viên có sự phối hợp chặt chẽ với đội ngũ cán bộ quản lý sẽ góp phần vào việc thực hiện các biện pháp một cách đồng bộ.
Nói lên suy nghĩ của bản thân về vấn đề trên, cô giáo Lê Thị Đ cho biết: ‘‘Cần phải có sự tương tác và phối hợp chặt chẽ giữa các bộ phận chức năng của nhà trường, cần có sự kiểm tra giám sát thường xuyên, theo định kỳ, khóa học và đánh giá những mặt đã làm được và những mặt còn hạn chế để khắc phục’’.
Tóm lại, các khách thể đều nhận thấy tầm quan trọng của các biện pháp chỉ đạo thực hiện quá trình đào tạo theo chuẩn đầu ra đối với học viên trình độ trung cấp nghề. Kết quả thực hiện sự chỉ đạo được đánh giá ở mức khá, nhưng giữa cán bộ