8. Cấu trúc luận văn
3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống
Nhà trường luôn gắn liền giáo dục và đào tạo, với mục tiêu giáo dục chung của toàn ngành và đáp ứng kịp thời nhu cầu của toàn xã hội. Do nhu cầu xã hội ngày càng đòi hỏi cao, mục tiêu đào tạo của nhà trường là góp phần nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực phục vụ CNH - HĐH đất nước. Quá trình quản lý đào tạo cũng tồn tại như một hệ thống toàn vẹn, thống nhất, gồm nhiều tầng bậc với những mối liên hệ đan xen, các yếu tố cơ bản của quá trình đào tạo là; mục tiêu, nội dung, hình thức, phương pháp tổ chức đào tạo, chủ thể đào tạo, đối tượng đào tạo, các điều kiện đảm bảo cho quá trình đào tạo (CSVC, trang thiết bị dạy học, tài chính, môi trường đào tạo), kết quả đào tạo (chất lượng, hiệu quả đào tạo). Ngoài ra môi trường đào tạo cũng được coi như là yếu tố bên ngoài.
Trường TCN Nam Thái Nguyên đào tạo luôn gắn liền với mục tiêu đào tạo chung của nhà trường, luôn gắn với các doanh nghiệp như các công ty Điện cơ Hà Nội, Cơ khí vòng bi, tập đoàn Hòa Phát, công ty Sam sung Thái Nguyên và các công ty khác... cho học sinh đi thực tế trải nghiệm, thực tập tại các công ty, doanh nghiệp đóng trên địa bàn, các khu công nghiệp lân cận. Học sinh ra trường được các công ty nhận vào làm việc không phải thử việc.
Nhà trường luôn đảm bảo và giúp cho người cán bộ quản lý tiến hành các hoạt động quản lý của mình một cách khoa học, các biện pháp quản lý phải được xác định và dựa trên một chu trình quản lý khép kín bao gồm các khâu cơ bản, mỗi khâu thể hiện một chức năng quản lý riêng, trên cơ sở nắm được các mối quan hệ qua lại giữa các chức năng quản lý, người cán bộ quản lý phải biết điều chỉnh hoạt động quản lý của mình một cách hệ thống và toàn diện, phù hợp với thực tiễn, điều kiện của nhà trường, nếu các biện pháp quản lý mà đảm bảo tính hệ thống, đồng bộ thì nó đảm bảo và giúp cho người quản lý dễ tiếp thu và vận dụng mà còn có khả năng giúp cho họ tiếp tục nâng cao năng lực quản lý.