8. Cấu trúc luận văn
3.1. Một số nguyên tắc đề xuất các biện pháp quản lí đào tạo nghề điện theo tiếp cận
TRƯỜNG TRUNG CẤP NGHỀ NAM THÁI NGUYÊN
3.1. Một số nguyên tắc đề xuất các biện pháp quản lí đào tạo nghề điện theo tiếp cận chuẩn đầu ra cận chuẩn đầu ra
Việc xây dựng và đề xuất các biện pháp quản lý đào tạo tại Trường TCN Nam Thái Nguyên theo chuẩn đầu ra là những vấn đề cần được nhà trường quan tâm, đề xuất các biện pháp quản lý đào tạo trong Trường TCN Nam Thái Nguyên nhằm nâng cao chất lượng theo chuẩn đầu ra phải đảm bảo các nguyên tắc sau đây:
3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính mục tiêu
Biện pháp quản lý giáo dục đào tạo tại Trường TCN Nam Thái Nguyên phải đảm bảo mục tiêu giáo dục, tất cả các biện pháp quản lý đào tạo đều phải theo chuẩn đầu ra, trước hết phải giáo dục hướng vào việc xây dựng mẫu người mà giáo dục đã đề ra. Việc đổi mới toàn diện và nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo, góp phần bảo đảm tốt cơng tác xây dựng và phát triển nguồn nhân lực, trong thời kỳ CNH- HĐH đất nước và hội nhập quốc tế, đảm bảo chất lượng và cơ cấu hợp lý đáp ứng mục tiêu, yêu cầu đào tạo, là một trong những tiền đề quan trọng cho sự phát triển bền vững của đào tạo nguồn nhân lực cho các khu công nghiệp, khu chế xuất mới của Thị Xã Phổ Yên và các khu công nghiệp lân cận đang cần nguồn nhân lực qua đào tạo và có tay nghề.
Mục tiêu nhiệm vụ trên đòi hỏi phải đào tạo lực lượng lao động có tay nghề cao, có kỹ năng, kỹ xảo đáp ứng được với sự phát triển của khoa học, kỹ thuật mới, từng bước đáp ứng được nhu cầu của thị trường lao động, việc làm sau đào tạo.
3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa
Để tránh những xáo trộn trong đổi mới, thì quản lý hoạt động đào tạo tại Trường trung cấp nghề Nam Thái Nguyên phải đảm bảo tính kế thừa những thành quả đạt được trong thời gian qua, phát huy những điểm mạnh, khắc phục những mặt
còn tồn tại và tìm ra những biện pháp quản lý đào tạo mới để từng bước đột phá trong quá trình phát triển nhà trường, tăng cường giao lưu học hỏi kinh nghiệm các trường mẫu điển hình.
Quản lý quá trình đào tạo cũng tồn tại như một hệ thống, toàn vẹn thống nhất biện chứng, gồm nhiều tầng bậc với các mối liên hệ đan xen. Các yếu tố cơ bản của quá trình quản lý đào tạo là : Mục tiêu, nội dung, hình thức phương pháp tổ chức đào tạo, chủ thể đào tạo, đối tượng đào tạo, các điều kiện đảm bảo quá trình đào tạo, kết quả đào tạo. Ngồi ra mơi trường đào tạo cũng là một yếu tố nhưng là yếu tố bên ngoài, mỗi yếu tố là một hệ thống độc lập tương đối.
Khi sử dụng biện pháp phải biết kế thừa, phát huy những kết quả đạt được trong hiện tại, những cơng trình khoa học, ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý, công tác giảng dạy, học tập.
3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống
Nhà trường ln gắn liền giáo dục và đào tạo, với mục tiêu giáo dục chung của toàn ngành và đáp ứng kịp thời nhu cầu của toàn xã hội. Do nhu cầu xã hội ngày càng đòi hỏi cao, mục tiêu đào tạo của nhà trường là góp phần nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực phục vụ CNH - HĐH đất nước. Quá trình quản lý đào tạo cũng tồn tại như một hệ thống toàn vẹn, thống nhất, gồm nhiều tầng bậc với những mối liên hệ đan xen, các yếu tố cơ bản của quá trình đào tạo là; mục tiêu, nội dung, hình thức, phương pháp tổ chức đào tạo, chủ thể đào tạo, đối tượng đào tạo, các điều kiện đảm bảo cho quá trình đào tạo (CSVC, trang thiết bị dạy học, tài chính, mơi trường đào tạo), kết quả đào tạo (chất lượng, hiệu quả đào tạo). Ngồi ra mơi trường đào tạo cũng được coi như là yếu tố bên ngoài.
Trường TCN Nam Thái Nguyên đào tạo luôn gắn liền với mục tiêu đào tạo chung của nhà trường, luôn gắn với các doanh nghiệp như các cơng ty Điện cơ Hà Nội, Cơ khí vịng bi, tập đồn Hịa Phát, cơng ty Sam sung Thái Nguyên và các công ty khác... cho học sinh đi thực tế trải nghiệm, thực tập tại các công ty, doanh nghiệp đóng trên địa bàn, các khu cơng nghiệp lân cận. Học sinh ra trường được các công ty nhận vào làm việc không phải thử việc.
Nhà trường luôn đảm bảo và giúp cho người cán bộ quản lý tiến hành các hoạt động quản lý của mình một cách khoa học, các biện pháp quản lý phải được xác định và dựa trên một chu trình quản lý khép kín bao gồm các khâu cơ bản, mỗi khâu thể hiện một chức năng quản lý riêng, trên cơ sở nắm được các mối quan hệ qua lại giữa các chức năng quản lý, người cán bộ quản lý phải biết điều chỉnh hoạt động quản lý của mình một cách hệ thống và toàn diện, phù hợp với thực tiễn, điều kiện của nhà trường, nếu các biện pháp quản lý mà đảm bảo tính hệ thống, đồng bộ thì nó đảm bảo và giúp cho người quản lý dễ tiếp thu và vận dụng mà cịn có khả năng giúp cho họ tiếp tục nâng cao năng lực quản lý.
3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi
Biện pháp quản lý hoạt động đào tạo của Trường TCN nam Nhái Nguyên phải được thể hiện được tính thực tế, gắn học lý thuyết với thực hành với thực tiễn có khả năng vận dụng vào q trình đào tạo của nhà trường trong điều kiện hiện tại và mang lại hiệu quả làm việc và nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường qua kết quả đạt được trong những năm học một cách rõ ràng, cụ thể.
Các mục tiêu nêu ra cuối cùng là nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác giáo dục, đào tạo của nhà trường, tăng cường công tác quản lý đào tạo. Những biện pháp nêu ra nhằm từng bước đổi mới chất lượng và hiệu quả công tác quản lý đào tạo trong nhà trường hiện nay. Với một thực trạng CSVC, đội ngũ cán bộ quản lý, GV, đội ngũ phục vụ và học sinh hiện có hiện nay của nhà trường có thể tạo ra chất lượng đào tạo tốt nhất là chuẩn đầu ra phù hợp với nhu cầu xã hội cần. Vậy nguyên tắc này đòi hỏi việc đề xuất các biện pháp phải mang lại hiệu quả trong hoàn cảnh cụ thể tại thời điểm nhất định của nhà trường.
3.1.5. Đảm bảo tính thực tiễn
Giáo dục chuyên nghiệp, dạy nghề thực chất là chuyền nghề cầm tay chỉ việc đang từng bước đứng trước bài toán về chất lượng đầu ra, chưa đáp ứng được nhu cầu xã hội, của thị trường lao động. Thực tiễn chỉ ra nghịch lý, các đơn vị sử dụng lao động, tiếp nhận học sinh sau khi ra trường chưa đáp ứng được với các công nghệ, trang thiết bị trong dây truyền sản xuất của các công ty, mà các công ty phải đào tạo lại, tập huấn, bồi dưỡng mới vào sản xuất được.
Các biện pháp đề xuất phải được cụ thể hóa, từ đường lối, phương châm giáo dục của Đảng và nhà nước phù hợp với thực tiễn, phải xác định, định hướng chiến lược phát triển giáo dục hiện nay, các biện pháp cụ thể được thực hiện, chiến lược giáo dục, trong đó việc nâng cao chất lượng đào tạo nói chung trong các trường TCN là một yếu tố cấp bách cần được tập trung và giải quyết.
Việc xây dựng các biện pháp quản lý đào tạo ở Trường TCN Nam Thái Nguyên cũng phải dựa trên bối cảnh, điều kiện, các nguồn lực, của nhà trường trên cơ sở tuân thủ nghiêm ngặt các quy chế của Sở lao động, Tổng cục dạy nghề, Bộ lao động.