Gắn dạy nghề với việc làm và xuất khẩu LĐ, với sản xuất và dịch vụ

Một phần của tài liệu QUẢN lý đào tạo NGHỀ điện THEO HƯỚNG PHÁT HUY TÍNH TÍCH cực học tập của học VIÊN của TRƯỜNG TRUNG cấp NGHỀ NAM THÁI NGUYÊN (Trang 100 - 102)

8. Cấu trúc luận văn

3.5. Gắn dạy nghề với việc làm và xuất khẩu LĐ, với sản xuất và dịch vụ

- Tăng cường quan hệ với các daonh nghiệp đóng trên địa bàn Tỉnh Thái Nguyên như các công ty: Sam sung Thái Nguyên; Nhà máy gang thép Thái Nguyên; Nhà máy cơ khí vòng bi; Khu công nghiệp sông công……..

- Hoạt động tư vấn, dịch vụ việc làm là chức năng quan trọng của nhà trường. Làm tốt vấn đề này là yếu tố quan trọng trong thực hịên sứ mạng: giải quyết việc làm sau đào tạo, tạo nguồn cho xuất khẩu LĐ, tạo sự gắn bó với các cơ sở sử dụng LĐ, các doanh nghiệp…; kết hợp dạy nghề với sản xuất, dịch vụ là những hoạt động quan trọng góp phần tạo nên thương hiệu của nhà trường.

- Đến năm 2015, Trung tâm liên kết đào tạo, giới thiệu việc làm và xuất khẩu LĐ của trường sẽ hoạt động có hiệu quả, đảm bảo cho 90% học sinh sau khi tốt nghiệp có việc làm ngay. Tạo nguồn lực trong và ngoài nước cho người học sau tốt nghiệp… Đặc biệt ưu tiên lao động có đất do Nhà nước thu hồi, diện chính sách xã hội, người dân tộc thiểu số và đối tượng LĐ nghèo.

- Cũng từ năm 2015 trở đi, hệ thống nhà xưởng, khu thực nghiệm của nhà trường đảm bảo điều kiện và việc làm cho 30% học sinh thực tập tốt nghiệp kết hợp với sản suất, dịch vụ tại trường. Nhà trường sẽ mở rộng các loại hình liên doanh liên kết với doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất để tận dụng năng lực, kết hợp dạy nghề với sản xuất nhằm đạt mục đích nâng cao chất lượng đào tạo thông qua thực hành thực tập, tăng cường cơ sở vật chất cho nhà trường, tăng cơ hội việc làm cho người học, là hoạt động quan trọng tạo nguồn tài chính cho nhà trường. Tiến tới xây dựng các Trung tâm thuộc trường, hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ và xuất khẩu LĐ theo quy định của pháp luật.

Kết luận chương 3

Qua phân tích thực trạng công tác quản lý đào tạo học sinh theo chuẩn đầu ra xuất phát từ thực tiễn, luận văn đã đề xuất một số biện pháp quản lý nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý đào tạo nghề điện theo chuẩn đầu ra đối với nhà trường.

Nâng cao nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh và các cơ sở về việc đào tạo nhân lực trung cấp nghề điện theo chuẩn đầu ra. Hoàn thiện nội dung chương trình, tài liệu phục vụ đào tạo theo chuẩn đầu ra

Tăng cường việc xây dựng kế hoạch đào tạo sát thực và tổ chức thực hiện kế hoạch có hiệu quả đáp ứng yêu cầu chuẩn đầu ra. Đẩy mạnh sự phối hợp có hiệu quả giữa các cơ sở tham gia đào tạo

Tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện, điều kiện phục vụ đào tạo theo chuẩn đầu ra. Quản lý chặt chẽ việc kiểm tra, đánh giá kết quả đào tạo theo chuẩn đầu ra.

Biện pháp đề xuất trên cơ sở các quan niệm hiện nay về quản lý đào tạo nghề theo chuẩn để phù hợp với tình hình phát triển của xã hội hiện nay và trong những năm tiếp theo của nguồn nhân lực. Biện pháp đề xuất khắc phục được những tồn tại và phát huy được những mặt mạnh trong công tác đào tạo và quản lý đào tạo học sinh theo chuẩn đầu ra của nhà Trường trung cấp nghề Nam Thái Nguyên.

Mức độ cần thiết và mức độ khả thi của chúng. Tất cả các biện pháp nêu trên đều có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, ràng buộc nhau, vừa là điều kiện, vừa là kết quả cho nhau. Biện pháp này vừa là tiền đề vừa là cơ sở cho biện pháp kia. Biện pháp đề xuất có mối liên hệ rất chặt chẽ với nhau và mỗi biện pháp cũng đã đề cập được cơ sở biện pháp, mục tiêu của biện pháp và cách thức tổ chức thực hiện và tất cả các biện pháp đều được khảo nghiệm.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu QUẢN lý đào tạo NGHỀ điện THEO HƯỚNG PHÁT HUY TÍNH TÍCH cực học tập của học VIÊN của TRƯỜNG TRUNG cấp NGHỀ NAM THÁI NGUYÊN (Trang 100 - 102)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)