Quản lý đào tạo nghề điện theo chuẩn đầu ra nghề

Một phần của tài liệu QUẢN lý đào tạo NGHỀ điện THEO HƯỚNG PHÁT HUY TÍNH TÍCH cực học tập của học VIÊN của TRƯỜNG TRUNG cấp NGHỀ NAM THÁI NGUYÊN (Trang 26 - 38)

8. Cấu trúc luận văn

1.3.2. Quản lý đào tạo nghề điện theo chuẩn đầu ra nghề

1.3.2.1. Khái niệm về quản lý đào tạo nghề điện theo tiếp cận chuẩn đầu ra

Quản lý đào tạo nghề điện: Là một trong những nội dung cụ thể của quản lý Nhà trường, quản lý quá trình đào tạo được hiểu là hệ thống tác động có mục đích, có kế hoạch, hợp quy luật với chủ thể quản lý nhằm làm cho quá trình đào tạo được thực hiện có kết quả đạt mục tiêu trong những điều kiện và môi trường nhất định.

Quản lý đào tạo nghề điện là quản lý chương trình đào tạo, hình thức tổ chức, phương tiện dạy học, phương pháp dạy học, cơ sở vật chất trang thiết bị điện, kế hoạch thực tập, trải nghiệm tại các doanh nghiệp. Kỹ năng tay nghề đấu lắp các trang thiết bị, vận hành các mạch máy, hệ thống điện, các cơ sở sản xuất….

Học sinh sau khi ra trường là lực lượng nòng cốt cung cấp cho các khu công nghiệp góp phần trong sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước

1.3.2.2. Chuẩn đầu ra nghề

Chuẩn nghề là thước đo để đánh giá năng lực nghề. Năng lực nghề là khả năng làm được, thực hiện có hiệu quả một công việc nào đó. Tiêu chuẩn là quy định về những nội dung cơ bản, đặc trưng thuộc mỗi lĩnh vực cần đạt được.

Chuẩn đầu ra nghề là bộ tiêu chuẩn, tiêu chí với các cấp độ từ thấp lên cao do cơ quan nhà nước hoặc các tổ chức nghề quy định.

Hiện nay xuất phát từ những yêu cầu thực tế, về đào tạo cán bộ, giáo viên để đáp ứng yêu cầu công việc, đáp ứng được các tiêu chuẩn, tiêu chí mà công nghiệp phát triển. Bộ lao động thương binh và xã hội ra văn bản hướng dẫn các

trường đại học, cao đẳng nghề, trung cấp nghề xây dựng và công bố chuẩn đầu ra. Chuẩn đầu ra đối với các trường trung cấp nghề là sự khẳng định học sinh làm được những gì, kiến thức chuyên môn, kỹ năng thực hành, thái độ, hành vi, thể chất mà học sinh phải đạt được khi tốt nghiệp ở một ngành đào tạo hoặc ở một chương trình đào tạo. Chuẩn đầu ra chính là các tiêu chí cần đạt được của học sinh khi tốt nghiệp, phải được cụ thể hóa từ mục tiêu, đến nội dung chương trình đào tạo của ngành (chuyên môn). Chuẩn đầu ra chính là các tiêu chí góp phần nâng cao chất lượng đào tạo của từng cơ sở đào tạo và toàn ngành, đó là sự cam kết và khẳng định của nhà trường về chất lượng đào tạo trình độ trung cấp với xã hội về năng lực học sinh ngành điện công nghiệp sau khi tốt nghiệp ra trường.

Chuẩn đầu ra là cơ sở chính để xác định lại mục tiêu đào tạo; xây dựng và rà soát chương trình giáo dục trung cấp nghề, chương trình chi tiết, từng học phần, xây dựng kế hoạch dạy học, kế hoạch nghiên cứu khoa học và những kế hoạch phục vụ cho việc dạy học của nhà trường và là căn cứ đổi mới nội dung, kết cấu chương trình, phương pháp dạy học, thi kiểm tra đánh giá và chuẩn bị các điều kiện đảm bảo chất lượng.

Chuẩn đầu ra là cơ sở để đơn vị tiếp nhận học sinh sau khi tốt nghiệp đánh giá được sự phù hợp giữa kết quả đào tạo và mục tiêu đào tạo với yêu cầu thực tiễn và có sự phản hồi với cơ sở đào tạo làm cơ sở hoàn thiện sản phẩm đào tạo theo chuẩn nghề nghiệp.

1.3.2.3. Mục tiêu, yêu cầu, các tiêu chuẩn về chuẩn đầu ra nghề điện

a. Mục tiêu: Mục tiêu dạy nghề trình độ trung cấp nhằm trang bị cho người

học nghề có kiến thức về chuyên môn và năng lực thực hành các công việc của một nghề; có khả năng làm việc độc lập và ứng dụng kỹ thuật, công nghệ vào công việc; có đạo đức lương tâm nghề nghiệp, ý thức kỷ luật, tác phong công nghiệp, có sức khỏe, tạo điều kiện cho người học nghề sau khi tốt nghiệp có khả năng tìm việc làm, tự tạo việc làm hoặc tiếp tục học lên trình độ cao hơn.

- Chuẩn đầu ra là một hệ thống các yêu cầu cơ bản về phẩm chất, năng lực, chuyên môn, nghiệp vụ của một ngành đào tạo.

- Chuẩn đầu ra là những quy định về nội dung kiến thức chuyên môn, kỹ năng, thực hành, giải quyết công việc mà người học có thể đảm nhận khi tốt nghiệp.

- Chuẩn đầu ra là một hệ thống các tiêu chuẩn đáp ứng các yêu cầu của ngành đào tạo.

b. Yêu cầu:

* Yêu cầu về kiến thức: - Tri thức chuyên môn - Tri thức nghề nghiệp * Yêu cầu về kỹ năng:

+ Kỹ năng cứng: - Kỹ năng chuyên môn; kỹ năng thực hành; kỹ năng xử lý tình huống; kỹ năng giải quyết vấn đề.

+ Kỹ năng mềm: - Kỹ năng làm việc nhóm; kỹ năng sử dụng ngoại ngữ; kỹ năng sử dụng tin học.

* Yêu cầu về thái độ: - Phẩm chất đạo đức; ý thức nghề nghiệp; tác phong nghề nghiệp; thái độ phục vụ; cập nhật kiến thức; sáng tạo trong công việc.

* Vị trí việc làm của người học sau khi tốt nghiệp * Khả năng học tập nâng cao trình độ sau khi tốt nghiệp

c. Tiêu chuẩn:

* Tiêu chuẩn 1: Yêu cầu về kiến thức: + Kiến thức chung; kiến thức giáo dục

chính trị; hiểu biết cơ bản về chủ nghĩa Mác - Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh; hiểu biết đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước; an ninh quốc phòng; kiến thức giáo dục quốc phòng; rèn luyện thể lực; tác phong quân sự.

- Công nghệ thông tin; sử dụng một số phần mềm hỗ trợ; Ngoại ngữ; khai thác thông tin chuyên ngành bằng tiếng Anh.

* Kiến thức chuyên môn:

- Nắm được cấu tạo, tính năng, nguyên lý tác dụng của các thiết bị điện

- Xác định được các dạng hư hỏng thường gặp trong các thiết bị điện, trang bị điện trong sản xuất, trong sinh hoạt, vận dụng kiến thức, kỹ năng về điện, giải quyết các tình huống trong ứng dụng điện. Có thể tiếp tục học chuyên ngành điện ở các bậc học cao hơn

- Có phương pháp tổ chức, quản lý công việc chuyên môn. * Tiêu chuẩn 2: Yêu cầu về kỹ năng;

+ Kỹ năng cứng

- Lắp đặt đúng yêu cầu kỹ thuật hệ thống điện cho một cơ sở sản xuất vừa và nhỏ; sửa chữa, bảo trì, chỉnh định các thiết bị điện trên dây truyền sản xuất theo đúng

yêu cầu kỹ thuật; phán đoán đúng và sửa chữa được các hư hỏng thường gặp trong hệ thống điều khiển tự động; vận hành được các hệ thống tự động.

Hiểu, tự lắp đặt, vận hành các thiết bị điện công nghiệp hiện đại và nâng cao dần; bảo đảm khi lắp đặt và vận hành các thiết bị.

+ Kỹ năng mềm;

- Làm việc độc lập, kỹ năng làm việc nhóm, tổ chức sản xuất và áp dụng công nghệ; tư duy độc lập, sáng tạo; kỹ năng giao tiếp (nói, viết, sử dụng phương tiện công cụ thông tin hiện đại. Sử dụng tiếng Anh có hiệu quả trong công việc; sử dụng một số phần mềm trong ngành học.

* Tiêu chuẩn 3: Về thái độ:

- Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống đúng đắn

- Vận dụng đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng vào cuộc sống; Yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, tham gia hoạt động chính trị - xã hội, thực hiện nghĩa vụ công dân; Yêu nghề, nghiêm chỉnh chấp hành Điều lệ, Quy chế, Quy định, có ý thức tổ chức kỷ luật, trách nhiệm với công việc; Có phương pháp làm việc khoa học, nhạy bén tiếp cận với khoa học công nghệ mới; Tham gia hoạt động nghiên cứu khoa học có hiệu quả, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ vào sản xuất; Thiết lập quan hệ cộng tác tốt với đồng nghiệp trong chuyên môn, trong giao tiếp xã hội.

* Tiêu chuẩn 4: Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp

- Vận hành các trạm điện, hệ thống cung cấp điện cho khu dân cư, cơ sở sản xuất, lắp đặt các hệ thống điện khác.

- Làm việc trực tiếp, gián tiếp cho các cơ sở sản xuất kinh doanh, các thiết kế, lắp đặt, sửa chữa, bảo trì hệ thống cung cấp điện, thiết bị điện, tự động hóa; Làm việc trực tiếp hoặc gián tiếp cho các cơ sở đào tạo nghề; Có khả năng tự tạo việc làm

* Tiêu chuẩn 5: Khả năng học tập, nâng cao trình độ sau khi tốt nghiệp

- Tích cực tự học, tự nghiên cứu, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, tiếp tục theo học đúng chuyên ngành ở các bậc học cao.

- Tự rèn luyện, tự đánh giá về chính trị, đạo đức, lối sống, nâng cao chất lượng hiệu quả công việc.

- Phát hiện, giải quyết các vấn đề nảy sinh trong thực tiễn, hoạt động nghề nghiệp, đáp ứng yêu cầu cuộc sống.

1.3.2.4. Quản lý đào tạo nghề điện trình độ trung cấp theo chuẩn a. Quản lí đào tạo nghề

- Quản lý đào tạo nghề ở trình độ trung cấp nghề là hệ thống có tác động, có mục đích, có kế hoạch, phù hợp với quy luật của chủ thể quản lý nhằm làm cho hoạt động đào tạo nghề của các đơn vị vận hành theo đúng hệ thống đào tạo nghề phát triển, vận hành theo đường lối chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước thực hiện tốt mục đích đã đề ra là đào tạo nên những người lao động có tri thức, có kỹ năng nghề nghiệp, có phẩm chất đạo đức của người lao động trong thời đại mới những yêu cầu của xã hội, đáp ứng sự nghiệp phát triển KT- XH của đất nước trong thời kỳ đổi mới.

- Quản lý đào tạo nghề bao gồm: Quản lý mục tiêu đào tạo, quản lý nội dung, chương trình kế hoạch đào tạo nghề; Quản lý hình thức tổ chức đào tạo; Quản lý các phương pháp đào tạo; Quản lý các phương tiện, điều kiện, trang thiết bị, cơ sở vật chất phục vụ đào tạo theo chuẩn; Quản lý sự phối hợp, liên kết đào tạo; Quản lý đánh giá kết quả đào tạo; quản lý việc bồi dưỡng đội ngũ giáo viên

b. Quản lý mục tiêu đào tạo nghề.

- Quản lý mục tiêu đào tạo là quản lý việc xây dựng và thực hiện mục tiêu đào tạo, đáp ứng những yêu cầu lâu dài và trước mắt của xã hội đối với sự phát triển nhân cách, năng lực làm việc của người học nghề, quản lý một hệ thống những yêu cầu đối với sự phát triển nhân cách của người được đào tạo, đối với những phẩm chất và năng lực cần có của người học sau từng giai đoạn học tập gồm:

- Quản lý việc xây dựng mục tiêu đào tạo, thực chất là xây dựng kế hoạch theo chu trình: thu thập thông tin về ngành nghề, lập kế hoạch (kế hoạch nhân lực, vật lực, tài lực). Tổ chức thực hiện (Quản lý tiến độ thực hiện mục tiêu). Chỉ đạo đôn đốc, giám sát phối hợp với các đơn vị). Kiểm tra (Kiểm tra từng phần, kiểm tra tổng thể).

- Mục tiêu đào tạo nghề điện ở trình độ trung cấp của nhà trường là nhằm đào tạo người lao động có kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp, có đạo đức lương tâm nghề nghiệp, ý thức kỷ luật, tác phong công nghiệp, có sức khỏe, nhằm tạo điều kiện cho người lao động có khả năng tìm việc làm, đáp ứng yêu cầu phát triển KT - XH.

- Mục tiêu là định hướng, nhưng thực hiện được mục tiêu cũng phải có đội ngũ, cán bộ giáo viên, đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng, có điều kiện về cơ sở

vật chất, nội dung và chương trình đào tạo phải sát với thực tế, nhu cầu người cần học, với mục tiêu đề ra.

- Quản lý đào tạo nghề điện theo chuẩn đầu ra dựa trên các tiêu chí: + Về đào tạo kiến thức

+ Về đào tạo kỹ năng: Kỹ năng cứng Kỹ năng mềm

+ Vị trí việc làm của người học sau khi tốt nghiệp + Khả năng học tập nâng cao trình độ sau khi tốt nghiệp

Lực lượng học sinh sau khi đào tạo là một bộ phận cấu thành cung cấp nguồn nhân lực, lực lượng lao động thực hiện các công việc được giao, phù hợp với thực tiễn của các công ty có nhu cầu sử dụng lao động, phù hợp với sự phát triển của các ngành công nghiệp, mang lại công việc có mức lương ổn định, nâng cao mức sống cho lực lượng lao động cuộc sống tự do, hạnh phúc cải thiện nền kinh tế hộ gia đình, nâng cao mức sống xã hội phát triển. Vậy phải bám sát mục tiêu đào tạo, nhu cầu người cần đào tạo và những vấn đề thực tiễn đòi hỏi.

c. Quản lý thực hiện nội dung, chương trình, kế hoạch đào tạo nghề

Theo Luật Dạy nghề[28]: ‘‘Nội dung dạy nghề phải phù hợp với mục tiêu dạy

nghề, tập trung vào năng lực thực hành các công việc của một nghề, nâng cao trình độ học vấn theo yêu cầu đào tạo, bảo đảm tính hệ thống cơ bản, phù hợp với thực tiễn và sự phát triển của khoa học, công nghệ’’.

Chương trình dạy nghề phải thể hiện mục tiêu dạy nghề, quy định chuẩn kiến thức, kỹ năng, phạm vi và cấu trúc nội dung, phương pháp và hình thức dạy nghề; cách thức đánh giá kết quả học tập đối với mỗi mô đun, môn học của mỗi nghề đào tạo.

Quản lý nội dung, chương trình là quản lý việc xây dựng nội dung đào tạo, kế hoạch đào tạo, nội dung chương trình giảng dạy và quá trình thực tế của giáo viên và học sinh sao cho kế hoạch, nội dung, chương trình giảng dạy được thực hiện đầy đủ và đảm bảo về thời gian, quán triệt được mục tiêu đào tạo đề ra. Khi xác định nội dung đào tạo cho một nghề cụ thể phải lựa chọn nội dung phù hợp với mục tiêu đề ra, phát huy được tài nguyên, tiềm năng mà con người đang cần khai thác, phù hợp với phương hướng và chính sách phát triển KT - XH của mỗi địa phương, vùng miền phản ánh và tiếp thu được tiến bộ khoa học kỹ thuật nơi nhà trường cần đào tạo. Để

đáp ứng với nền kinh tế thị trường, nội dung chương trình phải xây dựng theo thực tiễn, kiến thức hiện đại, sáng tạo linh hoạt trong công việc.

Quản lý thực hiện nội dung, chương trình đào tạo cần theo chu trình, hoạch định, xây dựng bộ máy tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra.

Trong đó, hoạch định: Thu thập thông tin, phân tích ngành nghề, trú trọng bổ sung kiến thức mới, quán triệt kế hoạch, nội dung, chương trình đào tạo, chuẩn bị CSVC, trang thiết bị, đội ngũ GV, lập kế hoạch về nhân lực, điều kiện, lịch trình tiến độ, quy trình kế hoạch dự giờ kiểm tra, tài chính vật tư, phương tiện, xây dựng bộ máy tổ chức: Tổ chức thực hiện xem xét nội dung chương trình các môn học, tiến độ thực hiện, triển khai khóa học, giám sát đôn đốc, phối hợp các đơn vị, phòng khoa…, kiểm tra từng phần, từng bộ phận, tổng thể, kiểm tra kết quả, chất lượng hiệu quả thực hiện chương trình đào tạo.

Nội dung đào tạo chịu sự quy định, chi phối, định hướng của mục đích đào tạo và được cụ thể trong chương trình, kế hoạch đào tạo cũng như là một hoạt động giáo dục trong và ngoài nhà trường với mục tiêu chung là hoàn thiện nhân cách người lao động mới.

Nội dung đào tạo luôn thay đổi, cải tiến cho phù hợp với yêu cầu xã hội, phù hợp với từng thời kỳ, thời điểm lịch sử. Khi nội dung thay đổi thì phương pháp, phương tiện đào tạo cũng phải có thay đổi tương ứng.

Quản lý nội dung, chương trình, kế hoạch đào tạo nghề là quản lý việc xây dựng và thực hiện nội dung đào tạo nghề theo mục tiêu, yêu cầu đạt ra bao hàm cả việc quản lý nội dung giảng dạy và cách thức tổ chức dạy học

Việc thực hiện trình tự hợp lý của cấu trúc chương trình, tính khoa học, tính tư tưởng, tính thực tiễn của nội dung và đảm bảo tính cân đối, phù hợp giữa lý thuyết và thực hành, giữa cơ bản chuyên sâu và truyền thống và hiện đại.

Một phần của tài liệu QUẢN lý đào tạo NGHỀ điện THEO HƯỚNG PHÁT HUY TÍNH TÍCH cực học tập của học VIÊN của TRƯỜNG TRUNG cấp NGHỀ NAM THÁI NGUYÊN (Trang 26 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)