Chỉ tiêu Đơn vị 2011 2012 2013 2014 2015 - Mạng lưới chấp nhận thẻ (tích lũy):
+ Số lượng ĐVCNT Đơn vị 2.073 2.569 2.672 2.922 3.336
+ Số lượng EDC Máy 3.237 4.102 4.928 5.898 6.840
+ Mạng lưới ATM Máy 260 260 260 260 260
+ Ecommerce Cổng
thanh toán 2 3 4 5 6
- Doanh số hoạt động thanh toán thẻ:
+ Doanh số thanh toán
tại ĐVCNT Eximbank Tỷ đồng 2.410 3.128 3.112 4.115 4.430 + Doanh số sử dụng tại ATM Tỷ đồng 4.634 5.862 7.824 8.510 10.997 + Doanh số Ecommerce Tỷ đồng 4 13 28 40 67 + Doanh số sử dụng của thẻ Eximbank Tỷ đồng 7.371 8.953 10.538 13.481 15.930
Nguồn: :Báo cáo hoạt động thẻ Eximbank giai đoạn 2011 – 2015; báo cáo dịch vụ Ecommerce Eximbank giai đoạn 2011-2015 và tổng hợp của tác giả
Mạng lưới ATM/ĐVCNT:
Mở rộng mạng lưới ATM/ĐVCNT: Trong suốt giai đoạn từ 2011-2015, Eximbank không gia tăng mạng lưới ATM (260 máy) mà chủ yếu tập trung vào phát triển mạng lưới ĐVCNT, gia tăng số lượng POS, cổng thanh toán điện tử (dịch vụ Ecommerce).
Mặc dù vẫn duy trì số lượng máy ATM trong suốt giai đoạn từ 2011-2015 là 260 máy nhưng trong quá trình hoạt động, vị trí lắp đặt các máy có sự thay đổi theo các yêu cầu của từng giai đoạn. Đến cuối năm 2015, mạng lưới ATM được phân bổ như sau: Khu vực miền Bắc 63 máy; Khu vực miền Trung 40 máy; Khu vực miền Nam 157 máy Trong đó, số lượng máy ATM tập trung chủ yếu ở khu vực Hồ Chí Minh (khoảng 44% tổng số lượng máy). Về chức năng, các ATM hiện tại của Eximbank có thể được sử dụng với các chức năng như: thanh tốn hóa đơn, in sao kê, chuyển khoản, rút tiền mặt, đổi mã PIN áp dụng đối với thẻ nội địa, rút tiền mặt với một số loại thẻ quốc tế.
Số lượng ĐVCNT và EDC của Eximbank đều có sự gia tăng. Tuy nhiên, nếu xét về tốc độ tăng trưởng, năm 2013 có sự sụt giảm nghiêm trọng về tốc độ tăng trưởng số lượng POS. Theo tìm hiểu, trong giai đoạn này, Eximbank tiến hành rà soát lại các máy POS hoạt động không hiệu quả và tiến hành thu hồi. Mạng lưới phân bổ ĐVCNT Eximbank tương tự như ATM, tập trung chủ yếu ở Miền Nam (#79 %, trong đó nhiều nhất là khu vực Hồ Chí Minh là 63% ), Miền Bắc 11% và Miền Trung 10%. Trong quá trình kinh doanh phát triển ĐVCNT, Eximbank chú trọng tiếp thị POS ở đa dạng các loại hình kinh doanh dịch vụ để có thể thỏa mãn được tối đa nhu cầu thanh toán của khách hàng. Hiện nay, có hơn 67 loại hình kinh doanh đang hợp tác thanh tốn thẻ với Eximbank với tỷ trọng như sau:
Nguồn: Eximbank 2015g
Hình 2.3: Tỷ trọng ĐVCNT theo loại hình kinh doanh.
Trong danh sách các ĐVCNT mà Eximbank tiếp thị, tỷ trọng ĐVCNT kinh doanh ở lĩnh vực dịch vụ như nhà hàng, khách sạn, thời trang là chủ yếu. Tiếp đến là các đơn vị kinh doanh về thời trang (khoảng 25%), trung tâm điện máy (12%), siêu thị, cửa hàng tiện ích (6%).
Mở rộng mạng lưới liên minh, liên kết với các TCT, hiệp hội thẻ: Hiện nay, Eximbank đang là thành viên của Hiệp hội thẻ các Ngân hàng Việt Nam, thành viên Smartlink. Eximbank hiện tại có thể chấp nhận thanh toán các thẻ của Ngân hàng thuộc Liên minh Smartlink, Visa, MasterCard, UnionPay, JCB.
Đối với dịch vụ Ecommerce, đến 2015, Eximbank đã triển khai dịch vụ Ecommerce với các Đơn vị sau: Smartlink, One Pay, Vinagame, Ngân lượng, Banknetvn, Zalo, VnPay. Số lượng khách hàng sử dụng dịch vụ là 4.613 khách (gấp 1,5 lần) và số lượng giao dịch năm 2015 là 91.975 giao dịch (gấp 9 lần) so với năm 2011.
Phát triển hệ thống mạng lưới Ngân hàng đại lý (NHĐL)thanh toán: Đến 2015, qua quá trình sáp nhập một số Ngân hàng, mạng lưới NHĐL của Eximbank bao gồm các Ngân hàng sau: Nam Á, Việt Nga, Liên Việt, Kiên Long, Bản Việt,..
Tốc độ tăng trưởng POS của NGĐL như sau: Số lượng POS tích lũy năm 2011 là 913 POS (trong đó 527 POS của NHĐL tự trang bị), đến năm 2015, tổng số lượng POS
là 2,470 máy (tăng 4,5 lần), số lượng thiết bị mà NHĐL tự trang bị là khoảng 1.400 POS. NHĐL có số lượng POS phát triển mạnh nhất là SCB 1.388 máy, đây cũng là đơn vị hợp tác lâu năm với Eximbank trong lĩnh vực thanh toán thẻ.
Doanh số hoạt động thanh toán thẻ
Doanh số thanh toán tại ĐVCNT và ATM Eximbank: Số liệu về doanh số thanh toán thẻ của Eximbank cho biết doanh số các loại thẻ của Eximbank và Tổ chức tín dụng khác phát hành thực hiện thanh toán ĐVCNT Eximbank3 và sử dụng tại ATM Eximbank. Theo bảng số liệu 2.1, doanh số thanh toán tại ĐVCNT và sử dụng thẻ tại ATM tăng trưởng khá nhanh, tốc độ tăng trưởng bình quân là 21%/năm.
Xét về mặt giá trị tuyệt đối, doanh số hoạt động tại ATM gấp đôi doanh số tại POS qua các năm từ 2011 đến 2015, tuy nhiên, trong hoạt động của ATM thì từ 2013 đến nay, số lượng giao dịch và giá trị giao dịch chuyển khoản và thanh toán chỉ chiếm 2%. Điều này cho thấy hoạt động thanh toán qua ATM Eximbank hồn tồn khơng hiệu quả. Với 98% giao dịch rút tiền mặt, có thể nói, hệ thống ATM Eximbank đang hoạt động trên thị trường gần như chỉ đáp ứng chủ yếu cho nhu cầu rút tiền mặt của dân cư. Qua tính tốn từ bảng số liệu 2.1, doanh số sử dụng thẻ tại ATM chiếm tỷ trọng khá cao (khoảng 70%), tốc độ tăng trưởng bình quân là 24%/năm, trong khi tốc độ tăng trưởng doanh số thanh tốn bình qn tại ĐVCNT chỉ đạt 16%/năm.
Xét về tỷ trọng, hình 2.5 phản ánh sự khác biệt rõ rệt giữa tỷ trọng doanh số các loại thẻ giao dịch giữa POS và ATM Eximbank:
3 Doanh số tại POS đã loại trừ các giao dịch rút tiền mặt qua POS tại một số ĐVCNT được cấp phép hoạt động rút tiền mặt ( đây chủ yếu là POS đặt tại PGD/CN/điểm giao dịch
Nguồn: Eximbank 2015a và tác giả tổng hợp
Hình 2.4: Tỷ trọng DSTT theo loại thẻ tại ĐVCNT và ATM Eximbank 2015.
25% doanh số tại ATM được thực hiện bởi thẻ do Ngân hàng khác phát hành, doanh số do thẻ của Eximbank phát hành thực hiện giao dịch tại ATM cao gấp 3 lần (# 75%). Tuy nhiên, theo số liệu thống kê của báo cáo năm 2015, tại ATM, 98% giao dịch thực hiện là giao dịch rút tiền mặt và chỉ có 2% giao dịch chuyển khoản và thanh tốn hóa đơn (đều được thực hiện bởi thẻ nội địa Eximbank).
Ngược lại, số liệu thống kê tại POS (số liệu ở bảng 2.1 và hình 2.4) chỉ thống kê giá trị các giao dịch thanh toán hàng hóa dịch vụ cho thấy giao dịch thẻ Eximbank chỉ chiếm 10%, trong khi thẻ các Ngân hàng khác phát hành giao dịch lên đến 90% (gấp 9 lần).
Doanh số sử dụng của thẻ Eximbank: Qua hình 2.4 và hình 2.5có thể thấy, hiệu quả thanh toán thẻ của Eximbank rất thấp, tỷ trọng thẻ do Eximbank phát hành sử dụng thanh toán chỉ chiếm 20% và đến 80% cò lại sử dụng thẻ rút tiền mặt, đặc biệt đáng chú ý trong số đó là thẻ nội địa, cụ thể:
Nguồn: Tác giả tổng hợp từ Eximbank 2015a
Hình 2.5: Tỷ trọng doanh số sử dụng các loại thẻ do Eximbank phát hành 2015
Đến 31/12/2015, số lượng thẻ nội địa hoạt động chiếm 89% (#760 ngàn thẻ) nhưng doanh số rút tiền mặt (cả trong và ngoài hệ thống) là gần 77%, doanh số thanh tốn hàng hóa, dịch vụ chỉ chiếm hơn 2,2% tổng doanh số sử dụng của thẻ do Eximbank phát hành. Thậm chí, ngay tại các POS của Eximbank, tỷ trọng doanh số thẻ nội địa Eximbank phát hành thực hiện thanh toán chỉ khoảng 2%, trong khi thẻ nội địa các Ngân hàng liên minh lên đến 9% (gấp 4 lần).
Trong các loại thẻ do Eximbank phát hành, hoạt động thanh tốn của thẻ tín dụng là tương đối hiệu quả: Tỷ trọng thẻ hoạt động là 3% (trong tất cả các loại thẻ), nhưng doanh số thanh toán thẻ chiếm 14,4%. Tại ĐVCNT của Eximbank, có 3% doanh số (trong 8% theo hình 2.5) được thực hiện bởi thẻ tín dụng. Một lý do của việc thẻ tín dụng có tỷ trọng rút tiền thấp (xấp xỉ 0%) là vì mức phí rút tiền và lãi suất khá cao, đo đó, khách hàng phải rất cân nhắc khi dùng thẻ rút tiền.
Thẻ ghi nợ/trả trước quốc tế của Eximbank đang hoạt động chiếm khoảng 8% tổng các loại thẻ đang hoạt động, doanh số thanh toán thẻ là 3,4%, giao dịch tại ĐVCNT Eximbank là 5%, doanh số rút tiền tại ATM Eximbank là 1%.
Doanh số thanh toán qua Ecommerce: Dịch vụ Ecommerce của Eximbank hiện áp dụng với thẻ nội địa của Eximbank. Hiện tại Eximbank đã có sự tăng trưởng mạnh trong hoạt động cung ứng dịch vụ này thể hiện qua số lượng khách hàng sử dụng dịch vụ, số lượng đối tác thanh toán, doanh số thanh toán qua Ecommerce.
Nguồn: :Báo cáo dịch vụ Ecommerce Eximbank giai đoạn 2011-2015 và tổng hợp của tác giả
Hình 2.6: Hoạt động thanh toán thẻ nội địa Eximbank qua Ecommerce 2011-2015
Ecommerce được Eximbank đưa vào cung ứng cho khách hàng từ cuối năm 2010. Giai đoạn đầu phát triển (năm 2011), với 2 đối tác là Smartlink và OnePay đã thu hút được 2.883 khách hàng đăng ký sử dụng và doanh số thanh toán 3,7 tỷ đồng/năm. Năm 2012, việc hợp tác với VinaGames đã tạo nên một dấu ấn thực sự cho hoạt động thanh toán thẻ nội địa Eximbank. Lượng khách hàng chỉ tăng 4%, nhưng số lượng giao dịch và doanh số thanh toán tăng lần lượt là 232% và 254%. Trong suốt quá trình hoạt động đến nay, VinaGames được xem là đối tác chiến lược của Eximbank khi ln duy trì được doanh số thanh toán đáng kể. Năm 2015, doanh số thanh toán với VinaGames là gần 31 tỷ đồng (#45% tổng doanh số thanh toán qua Ecommerce), vượt xa cổng thanh
SLGD: Giao dịch DSSD: Triệu đồng
toán Smarlink (đạt gần 19 tỷ năm 2015). Từ 2013 đến nay, Eximbank đã mở rộng thêm một số đối tác thanh toán là Ngân lượng, Zalo, VNPay, Banknetvn, nâng số cổng thanh toán Ecommerce lên 6 cổng, tốc độ tăng trưởng khách hàng năm 2015 là 5%, nhưng tổng số lượng giao dich tăng 47%, doanh số thanh toán tăng 69% (# 67 tỷ đồng).
2.2.3.2 Lợi nhuận từ dịch vụ thanh toán thẻ Ngân hàng thương mại cổ phần Xuất Nhập Khẩu Việt Nam
Nguồn thu chủ yếu của Eximbank khi kinh doanh DV TTT đến từ phí thu dịch vụ, tỷ trọng cao nhất là thu phí chiết khấu DV TTT (khoảng 75%). Ngồi ra, Eximbank cịn có nguồn thu dịch vụ thanh tốn khi khách hàng sử dụng thẻ như thanh toán qua mạng (Ecommerce), thanh tốn hóa đơn, chuyển khoản, nạp tiền điện thoại,…, thu phí khi thẻ do Ngân hàng khác phát hành rút tiền tại POS Eximbank (3%/giao dịch). Ngồi ra, Eximbank cịn có nguồn thu từ phí xử lý giao dịch phải trả NHPH, thu từ TCT quốc tế, liên minh thẻ nội địa.
Chi phí4 hoạt động thanh toán thẻ Eximbank chủ yếu cho hoạt động sau: Chi phí trả cho TCT quốc tế và Liên minh thẻ (khi thẻ Eximbank thực hiện thanh toán tại đơn vị của Ngân hàng thành viên), chi phí thành viên (thường trả theo năm), chi phí cơng nghệ thơng tin, thiết bị (bao gồm mua mới, bảo trì, bảo dưỡng, nâng cấp,…), chi phí cho quảng cáo, quảng bá, chuẩn bá thương hiệu, khuyến mãi, hậu mãi, chi phí quản lý…Trong các khoản mục về chi phí, tỷ trọng cao nhất là chi phí trả cho TCT quốc tế, Liên minh thẻ nội địa (#37%), chi phí cho cơng nghệ, máy móc thiết bị hoạt động (#26%).
Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh DV TTT Eximbank (chưa bao gồm các khoản khấu hao, chi phí quản lý) chiếm tỷ trọng khoảng 30% trên tổng lợi nhuận hoạt động kinh doanh thẻ. Tuy nhiên, nếu tốc độ tăng trưởng lợi nhuận dịch vụ thẻ khoảng 27%/năm thì lợi nhuận DV TTT lại khơng ổn định qua các năm. Nguyên nhân: Chiếm
tỷ trọng lớn trong doanh thu DV TTT là phí chiết khấu, nhưng những năm vừa qua, trước áp lực phát triển ĐVCNT và cạnh tranh với các đối thủ mạnh trên thị trường, Eximbank đã phải thực hiện giảm phí chiết khấu theo dạng ưu đãi với một số ĐVCNT hoạt động hiệu quả để giữu chân khách hàng.
Nguồn: Tổng hợp tác giả từ Báo cáo tổng hợp hoạt động thẻ Eximbank giai đoạn 2011-2015
Hình 2.7: Lợi nhuận DV TTT 2011-2015 (chưa gồm khấu hao và chi phí khác)
Như vậy, lợi nhuận từ DV TTT trên tổng lợi nhuận hoạt động kinh doanh thẻ mặc dù có sự tăng trưởng chưa thực sự hiệu quả. Với nguồn chi phí đầu tư về công nghệ, nguồn nhân lực rất lớn (chi mua sắm POS bình qn 10 tỷ/năm, chi phí quản lý bình qn 14 tỷ/năm, chi phí cơng nghệ thơng tin bình qn từ 18 – 20 tỷ/năm,…) thì có thể hoạt động cung ứng DV TTT của Eximbank đem lại lợi nhuận rất thấp, thậm chí có thể lỗ.
2.2.3.3 Thị phần doanh số thanh toán thẻ của Ngân hàng thương mại cổ phần Xuất Nhập Khẩu Việt Nam
Thông thường, hàng năm Hội thẻ các Ngân hàng Việt Nam sẽ tổng kết hoạt động thẻ của các Ngân hàng thành viên trên thị trường. Trong suốt giai đoạn từ 2011 đến 2015, mặc dù trên thị trường thẻ trong nước có nhiều sự biến động, tuy nhiên, dịch vụ
thanh toán thẻ Eximbank vẫn giữ vững được thứ hạng của mình trong nhóm các Ngân hàng thành viên có hoạt động thanh tốn thẻ hiệu quả trên thị trường.