Lợi nhuận DVTTT 2011-2015

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển dịch vụ thanh toán thẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhập khẩu việt nam (Trang 64)

Như vậy, lợi nhuận từ DV TTT trên tổng lợi nhuận hoạt động kinh doanh thẻ mặc dù có sự tăng trưởng chưa thực sự hiệu quả. Với nguồn chi phí đầu tư về cơng nghệ, nguồn nhân lực rất lớn (chi mua sắm POS bình quân 10 tỷ/năm, chi phí quản lý bình qn 14 tỷ/năm, chi phí cơng nghệ thơng tin bình qn từ 18 – 20 tỷ/năm,…) thì có thể hoạt động cung ứng DV TTT của Eximbank đem lại lợi nhuận rất thấp, thậm chí có thể lỗ.

2.2.3.3 Thị phần doanh số thanh toán thẻ của Ngân hàng thương mại cổ phần Xuất Nhập Khẩu Việt Nam

Thông thường, hàng năm Hội thẻ các Ngân hàng Việt Nam sẽ tổng kết hoạt động thẻ của các Ngân hàng thành viên trên thị trường. Trong suốt giai đoạn từ 2011 đến 2015, mặc dù trên thị trường thẻ trong nước có nhiều sự biến động, tuy nhiên, dịch vụ

thanh toán thẻ Eximbank vẫn giữ vững được thứ hạng của mình trong nhóm các Ngân hàng thành viên có hoạt động thanh tốn thẻ hiệu quả trên thị trường.

Bảng 2.2 : Vị thế hoạt động thanh toán thẻ Eximbank 2011-2015

Chỉ tiêu 2011 2012 2013 2014 Đến tháng

06/2015

Mạng lưới chấp nhận thẻ (tích lũy):

Sô lượng POS (máy) 77.019 104.597 132.077 175.827 194.682 Vị thế Eximbank 6 6 5 6 6 Sô lượng ATM (máy) 13.209 13.930 14.966 15.669 16.311 Vị thế Eximbank 10 13 13 13 14

Doanh số thanh toán thẻ:

Toàn thị trường (Tỷ đồng) 904.620 943.346 1.167.652 1.420.668 820.236

Vị thế Eximbank 12 11 11 11 11

Doanh số sử dụng thẻ:

Toàn thị trường (Tỷ đồng) 724.586 882.013 1.112.423 1.354.032 789.380

Vị thế Eximbank 12 10 11 11 11

Nguồn: Eximbank giai đoạn 2011 – 2015 và tổng hợp của tác giả

Theo bảng 2.2, thị trường thanh toán thẻ có sự tăng trưởng qua các năm. Như vậy, các Ngân hàng đều đã có nhiều chú trọng hơn trong lĩnh vực kinh doanh thẻ. Doanh số thanh toán và doanh số sử dụng thẻ tăng đều qua các năm, điều này phần nào phản ánh thói quen sử dụng thẻ trong dân cư đã có nhiều chuyển biến tích cực.

Song song với sự phát triển của thị trường thẻ trong nước, Eximbank cũng nổ lực để duy trì vị thế của mình. Trong suốt khoảng thời gian từ 2011 đến 2015, Eximbank luôn chú trọng phát triển hệ thống POS, thúc đẩy tăng trưởng doanh số sử dụng thẻ, doanh số thanh toán thẻ qua các năm. Trong khoảng thời gian này, mặc dù có sự sáp nhập của một số Ngân hàng tuy nhiên, top 10 Ngân hàng có hoạt động kinh doanh thẻ hiệu quả khơng thay đổi.

Nhóm các Ngân hàng ln giữ được vị trí đầu tiên trong hoạt động kinh doanh thẻ là các Ngân hàng thương mại Nhà nước như Vietcombank, Vietinbank, Agribank, BIDV. Các ngân hàng thương mại cổ phần khác cũng luôn chú trọng phát triển hoạt

động thẻ là Sacombank, ACB, Techcombank, Đông Á,… Tuy nhiên, để có thể so sánh và thấy rõ được vị thế của Eximbank trên thị trường, chúng ta phải xem xét đến thị phần thanh toán thẻ hiện nay.

Mạng lưới ĐVCNT và ATM:

Tốc độ tăng trưởng số lượng POS trên thị trường qua các năm bình quân tăng 30%/năm, cho thấy nỗ lực của các Ngân hàng trong hoạt động thanh tốn thẻ. Trong suốt q trình từ 2011-2015, Eximbank đã ln nỗ lực để duy trì vị thế của mình, giữ vững vị thế thứ 6 trên toàn hệ thống. Thị phần máy POS của Eximbank chiếm 3,3% (năm 2015). Đáng chú ý trên thị trường là các NHTM Nhà nước như Vietinbank, Vietcombank, BIDV, Agribank với thị phần lần lượt là 32,96%; 31,7%; 8,16% và 5,89%. Có thể nói mạng lưới POS của các Ngân hàng này gần như đã “phủ sóng” khắp các tỉnh thành trong cả nước. Một trong những nguyên nhân chính dẫn đến thị phần áp đảo của nhóm các Ngân hàng nhà nước là do mạng lưới hoạt động (PDG/CN) của các Ngân hàng này rộng khắp các tỉnh thành, trong khi mạng lưới hoạt động của Eximbank còn tương đối hạn hẹp, thị trường chủ yếu ở khu vực Hồ CHí Minh và Đơng Nam Bộ. Như vậy, việc duy trì vị trí thứ 6 với 3,3% thị phần POS là kết quả đáng được ghi nhận của Eximbank, song, để có thể tạo được vị trí vững chắc, Eximbank cũng cần nhiều nỗ lực hơn nữa.

Về mạng lưới ATM, do trong thời gian qua Eximbank khơng chú trọng gia tăng số lượng ATM (duy trì 260 máy trong suốt 5 năm từ 2011-2015), do đó việc đánh mất vị thế trong top 10 cũng là điều dễ hiểu. Hiện tại Eximbank đang đứng ở vị trí 14, với thị phần 1,7%. Tương tự POS, nhóm các NHTM nhà nước vẫn chiếm ưu thế với tổng thị phần 51,1%. Một số NHTM khác có mạng lưới ATM phát triển là Đông Á, Sacombank, ACB với thị phần tương ứng là 7,53%; 5,41%; 3,4%.

Nguồn: Tổng hợp của tác giả từ Eximbank 2015c

Hình 2.8 : Thị phần hoạt động thanh tốn thẻ 6 tháng đầu 2015

Có thể thấy top 4 Ngân hàng ở vị thế cao nhất trên thị trường thuộc về nhóm các NHTM Nhà nước là Vietcombank, Vietinbank, Agribank, BIDV và đứng thứ 5 là Sacombank. Tổng thị phần top 5 chiếm hơn 75% tổng doanh số hoạt động thanh toán trên thị trường. Trong đó phải kể đến Vietcombank luôn là Ngân hàng đi đầu trong thanh toán thẻ suốt giai đoạn từ 2011 đến nay. Tổng doanh số hoạt động thanh toán của Ngân hàng này thường chiếm hơn 1/5 tổng doanh số thanh toán của các Ngân hàng thành viên hội thẻ.

Từ năm 2012, Eximbank giữ vị thế thứ 11 trên tổng các Ngân hàng thành viên Hội thẻ. Tốc độ tăng trưởng doanh số thanh toán của thị trường những năm trở lại đây khá cao (khoảng 22%), cho thấy Eximbank cũng đã nổ lực nhiều để giữ vị thế của mình. Tuy nhiên thị phần tại thời điểm 30/06/2015 của Eximbank là 1%, cách xa các

Ngân hàng top 10, cho thấy vị thế của Eximbank cũng như thị phần còn rất hạn chế trên thị trường thẻ.

Như vậy, để giữ vững và phát triển vị thế của mình trên thị trường, Eximbank cần có nhiều nỗ lực hơn nữa trong việc thúc đẩy tăng trưởng doanh số hoạt động thẻ.

Đánh giá DV TTT của Eximbank và các NHTM khác:

Qua việc phân tích các yếu tố định lượng về thị phần DV TTT trên thị trường, có thể thấy nỗ lực giữ vững vị thế của mình trên thị trường thẻ trong nước, duy trì tốc độ tăng trưởng ổn định đồng đều ở hoạt động cung ứng DV TTT của Eximbank, cụ thể:

Bảng 2.3: Tốc độ tăng trưởng bình quân các chỉ tiêu DV TTT 2011- 2014 Ngân Ngân

hàng

Tốc độ tăng trưởng bình quân từ 2011-2014 (%) Doanh số sử dụng

thẻ Doanh số thanh toán thẻ

Mạng lưới POS VCB 14 18 36 Vietinbank 48 10 44 Agribank 18 25 25 BIDV 21 23 33 EIB 22 21 22 STB 42 62 33 TCB 26 33 -19 MB 30 35 2 ACB 46 29 4 DAB 12 12 3

Nguồn: Tác giả tổng hợp từ Tổng hợp số liệu báo cáo Hội thẻ 2011-2014

Qua bảng số liệu dễ dàng nhận thấy Eximbank có tốc độ tăng trưởng khá đồng đều ở cả việc cung ứng DV TTT và chấp nhận thẻ trong khi đó các NHTM khác như Vietcombank, BIDV có sự tăng trưởng khá mạnh ở thiết bị chấp nhận thẻ song, doanh số hoạt động tăng trưởng chậm hơn rất nhiều. Ngoài ra, một số đối thủ khác trên thị trường của Eximbank như ACB, MB, Techcombank là các đối thủ có doanh số hoạt động tăng trưởng cách biệt xa hơn với tốc độ phát triển cho thấy hiệu quả kinh doanh DV TTT khá cao của các ngân hàng này.

Tuy nhiên, bên cạnh nỗ lực duy trì tốc độ tăng trưởng bền vững, ổn định, có thể thấy khi so sánh với các NHTM khác, DV TTT Eximbank vẫn tồn tại một số hạn chế nhất định như sau:

 Hiệu quả thanh tốn thẻ tại POS Eximbank cịn thấp: Tất nhiên nếu so sánh với top 4 các NHTM nhà nước thì khá khập khiễng vì bản thân quy mô hoạt động, mạng lưới, lượng khách hàng của nhóm này vốn đã cách xa so với Eximbank, nhưng khi so với các NHTM cổ phần có hoạt động thẻ phát triển tương đối tốt trên thị trường như ACB, Sacombank (STB), MB, Techcombank (TCB) ta dễ dàng thấy sự khác biệt:

Bảng 2.4: Hiệu quả thanh toán tại POS của Eximbank và Ngân hàng khác 2015

TT Chỉ tiêu Đơn vị EIB STB ACB TCB MB

(1) Số lượng POS Máy 6.384 4.961 2.466 1.535 1.357

(2) Doanh số thực hiện Tỷ đồng 2.166 2.365 2.686 1.054 503 (2)/(1) Doanh số bình quân Triệuđồng/máy 339 477 1.089 687 371

Nguồn: Tổng hợp của tác giả từ Eximbank 2015c

Mặc dù mạng lưới POS của Eximbank tương đối nhiều, song, doanh số thực hiện thanh tốn cịn khá thấp. Cụ thể, nếu so sánh với ACB, số lượng POS Eximbank cao gần gấp 3 lần song hiệu quả hoạt động (nếu tính bình qn cho 1 POS) thì thấp hơn ACB đến 3,2 lần.

 Hiệu quả tanh toán thẻ do Eximbank phát hành còn thấp, đặc biệt là thẻ nội địa:

Số liệu phân tích doanh số thanh tốn bình quân của thẻ nội địa Eximbank khá thấp so với các NHTM khác trên thị trường, đây có thể xem là hệ lụy từ việc chạy đua số lượng thẻ phát hành làm hạn chế q trình thẩm định khách hàng từ đó dẫn đến việc phát hành thẻ ồ ạt để hồn thành chỉ tiêu, kế hoạch chứ khơng dựa vào nhu cầu thực tế của khách hàng:

Bảng 2.5: So sánh doanh số thanh tốn bình qn một số NHTM Việt Nam 2015 Ngân hàng Số lượng thẻ Ngân hàng Số lượng thẻ (1) Doanh số sử dụng (tỷ đồng) (2) Doanh số bình quân (triệu đồng/thẻ) (2/1) DAB 8.549.617 83.286 9,74 STB 2.405.735 44.248 18,39 TCB 1.554.200 23.255 14,96 EIB 1.305.884 6.293 4,82 MB 1.225.730 15.521 12,66 ACB 882.405 12.775 14,48

Nguồn: Tổng hợp của tác giả từ Eximbank 2015c

Có thể thấy hoạt động thanh tốn thẻ nội địa chưa thực sự hiệu quả khi số lượng thẻ phát hành khá cao như doanh số bình qn trên 01 thẻ cịn rất thấp, thậm chí cách xa doanh số bình qn thẻ Sacombank 4 lần, thẻ ACB 3 lần.

Như vậy, hoạt động cung ứng DV TTT của Eximbank trên thị trường mặc dù có nhiều kết quả đáng ghi nhận song cũng vẫn cịn tồn tại trong đó nhiều yếu điểm cần giải quyết.

2.2.4 Khảo sát điều kiện phát triển dịch vụ thanh toán thẻ của Ngân hàng thương mại cổ phần Xuất Nhập Khẩu Việt Nam thương mại cổ phần Xuất Nhập Khẩu Việt Nam

Để có thể đưa ra các đánh giá, nhận xét chính xác và khách quan hơn về DV TTT của Eximbank, tác giả tiến hành khảo sát các điều kiện phát triển DV TTT của Eximbank ngoài việc sử dụng các số liệu thứ cấp. Ở nội dung này, tác giả phân tích thực trạng điều kiện phát triển DV TTT và kết hợp với kết quả khảo sát để kiểm định lại các điều kiện phát triển dịch vụ thẻ Eximbank.

Mô tả khảo sát (tham khảo chi tiết phụ lục 7): Tác giả thực hiện khảo sát cho nhóm đối tượng là khách hàng sử dụng dịch vụ thẻ của Eximbank. Số lượng khảo sát gửi đi là 220 phiếu, kết quả số lượng phiếu nhận về là 194 phiếu (# 88%), số phiếu hợp lệ là 171 phiếu (# 78%). Bảng khảo sát gồm 28 câu hỏi trả lời theo dạng chấm điểm (từ

1-5 theo đánh giá, cảm nhận khách quan của khách hàng), nội dung câu hỏi dàn trải theo các điều kiện phát triển DV TTT của Eximbank.

2.2.4.1 Môi trường pháp luật

Đến thời điểm hiện tại, hệ thống văn bản pháp luật về dịch vụ phát hành và thanh tốn thẻ đang được hồn thiện để tạo hành lang thơng thống cho DV TTT phát triển.

Trước đây, Thống đốc NHNN đã ban hành Quyết định số 20/2007/QĐ-NHNN ngày 15/5/2007 về Quy chế phát hành, thanh toán, sử dụng và cung cấp dịch vụ hỗ trợ hoạt động thẻ ngân hàng, Quyết định số 38/2007/QĐ-NHNN ngày 30/10/2007 về Quy chế cấp, sử dụng và quản lý mã tổ chức phát hành thẻ ngân hàng và Quyết định số 32/2007/QĐ-NHNN ngày 09/7/2007 về hạn mức số dư đối với thẻ trả trước vô danh. Tiếp đó, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 2453/QĐ-TTg phê duyệt Đề án đẩy mạnh thanh tốn khơng dùng tiền mặt tại Việt Nam giai đoạn 2011-2015, ban hành Nghị định số 101/2012/NĐ-CP ngày 22/11/2012 về thanh tốn khơng dùng tiền mặt; đây là các văn bản quan trọng định hướng trong hoạt động thanh tốn điện tử nói chung và hoạt động dịch vụ thẻ ngân hàng nói riêng.

Để hạn chế thanh toán tiền mặt trong dân cư, ngày 28/12/2012, NHNN đã ban hành Thơng tư quy định về phí dịch vụ thẻ ghi nợ nội địa (Thơng tư 35), trong đó quy định nguyên tắc thu phí, biểu khung phí theo lộ trình, tổ chức phát hành thẻ không được thu thêm phí ngồi biểu khung phí dịch vụ thẻ đã ban hành, đơn vị chấp nhận thẻ không được thu phí giao dịch POS đối với chủ thẻ, nhằm đảm bảo hài hịa lợi ích của các chủ thể liên quan, góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ và phát triển bền vững; ban hành Thông tư quy định về trang bị, quản lý, vận hành và đảm bảo an toàn hoạt động của ATM (Thông tư 36) nhằm thực hiện song hành đồng bộ với Thông tư 35 từ ngày 01/03/2013, qua đó tăng cường nghĩa vụ và trách nhiệm đảm bảo chất lượng, hiệu quả sử dụng ATM của các tổ chức cung ứng dịch thanh tốn có trang bị ATM và các đơn vị liên quan.

Kết quả khảo sát: Đa phần khách hàng được khảo sát đồng ý rằng các chính sách

của pháp luật Việt Nam không tạo ra các rào cản cho khách hàng sử dụng thẻ, trong đó có 55% khách hàng lựa chọn đồng ý, 40% đánh giá ở mức độ trung bình. Trong 5% (#9 khách hàng) có ý kiến khơng đồng ý, một số khách bày tỏ ý kiến về việc: Đơn vị bán hàng địi thu phụ phí nếu thanh tốn bằng thẻ; từ chối thanh toán thẻ của Ngân hàng khác phát hành (NHTTT không phải là NHPHT),…Tuy nhiên, trong các trường hợp này, khách hàng nhận thấy chưa có quy định cụ thể hay cơ quan nhà nước nào xử lý triệt để, các NHTTT chỉ nhắc nhở ĐVCNT nên có đơn vị lặp lại lỗi nhiều lần dẫn đến trường hợp khách hàng buộc phải chuyển sang thanh toán tiền mặt.

2.2.4.2 Cơ sở hạ tầng và nguồn nhân lực của Ngân hàng thương mại cổ phần Xuất Nhập Khẩu Việt Nam

Cơ sở hạ tầng:

 Về phần mềm, công nghệ: Hiện tại, các phần mềm, cơng nghệ, chương trình dùng trong hoạt động kinh doanh thẻ của Eximbank đều được đầu tư từ những ngày đầu triển khai hoạt động thẻ. Đến nay, để đảm bảo duy trì hoạt động và phục vụ cho khách hàng, Eximbank và các bên đối tác thường xuyên thưc hiện nâng cấp, bảo trì.

Đối với hoạt động thẻ nội địa: Sử dụng 02 chương trình Prime và Online, tách biệt cho hoạt động phát hành và thanh toán. Hai phần mềm này thực hiện tất cả các hoạt động về phát hành và thanh toán thẻ, được thực hiện và kiểm soát bởi nhân viên, kiểm soát viên Trung tâm thẻ. Đồng thời, trên hệ thống Kore Banking, sẽ có các màn hình tích hợp quản lý giữa chi nhánh và hội sở.

Đối với hoạt động thẻ quốc tế: Sử dụng hệ thống Accend (Sema) cho cả phát hành thẻ và thanh toán thẻ. Các hoạt động trên phần mềm này chỉ được thực hiện bởi các cá nhân trực thuộc Trung tâm thẻ. Các Chi nhánh chỉ được cấp phép xem các màn hình chức năng cần thiết. Một đặc điểm của hệ thống này là hoàn toàn tách biệt (offline) với hệ thống Kore Banking. Do đó, khi có nhu cầu thực hiện trên thẻ, các Chi nhánh phải gửi yêu cầu hợp lệ lên Trung tâm thẻ qua Kore Banking.

 Về hệ thống máy móc, thiết bị phục vụ hoạt động thanh toán thẻ: Hệ thống máy POS, EDCs của Eximbank đang sỡ hữu tương ứng với hệ thống công nghệ tiên tiến, hiện đại. Eximbank là một trong số các ngân hàng đầu tiên ứng dụng tiện ích Paypass (thẻ tap&go), do đó buộc lịng phải cung cấp ứng dụng này trên các thiết bị chấp nhận thẻ. Ngồi ra, việc tham gia làm thành viên thanh tốn các TCT lớn trên thế giới như Visa, MasterCard, JCB, Union Pay (CUP) đòi hỏi các thiết bị chấp nhận thẻ của Eximbank phải tích hợp các chức năng tương ứng.

Đối với hệ thống máy ATM, các máy hiện tại thuộc các thương hiệu như IBM

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển dịch vụ thanh toán thẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhập khẩu việt nam (Trang 64)