Phát triển dịch vụ thanh toán thẻ của một số nước trên thế giới và bài học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển dịch vụ thanh toán thẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhập khẩu việt nam (Trang 40)

kinh nghiệm cho Việt Nam

1.3.1 Dịch vụ thanh toán thẻ của một số quốc gia 1.3.1.1 Hàn Quốc: 1.3.1.1 Hàn Quốc:

DV TTT tại Hàn Quốc có sự phát triển mạnh mẽ trong thời gian qua là điều đáng để các quốc gia như Việt Nam tìm hiểu và học hỏi. Để có được sự phát triển này, chính phủ Hàn Quốc đã có kế hoạch phát triển cụ thể trong từng giai đoạn, chi tiết:

Giai đoạn 1: Thị trường thẻ Hàn Quốc hình thành và phát triển (1969-1999):

Đây là giai đoạn mà nền kinh tế Hàn Quốc đã có gần 3 thập niên phát triển vượt bậc để trở thành nước công nghiệp mới (NICs), thị trường thẻ thanh tốn nói chung và thanh tốn khơng dùng tiền mặt đã có sự hình thành và phát triển. Một số chính sách mà Chính phủ Hàn Quốc đã áp dụng trong giai đoạn này như:

 Về mặt chính sách pháp luật: Chính phủ Hàn Quốc đã ban hành Luật Kinh doanh thẻ tín dụng vào năm 1987, tạo cơ sở pháp lý cho các cơng ty thẻ tín dụng phát triển với các ưu đãi và chế độ khuyến khích cho hoạt động kinh doanh thẻ và nhiều

cơng ty thẻ tín dụng được thành lập như công ty thẻ tín dụng Kookmin, LG, KEB, Samsung…

 Về tạo các sự kiện hỗ trợ các dịch vụ có tiềm năng thúc đẩy thanh tốn thẻ: Chính phủ Hàn Quốc đã thực hiện đăng cai và tổ chức thành công thế vận hội Olympic năm 1988 tại Seoul. Trong gần 1 tháng diễn ra sự kiện này, số khách du lịch đến Hàn Quốc tăng mạnh, bên cạnh đó, cơng tác xây dựng đầu tư trước và sau sự kiện đã góp phần làm gia tăng nhanh chóng thu nhập của người dân. Dẫn đến nhu cầu tiêu dùng tăng cao đã tạo điều kiện cho thẻ tín dụng phát triển. Năm 1989, Chính phủ Hàn Quốc thực hiện việc “mở cửa” và tự do hóa lĩnh vực du lịch, điều này làm gia tăng nhu cầu sử dụng thẻ tín dụng của khách quốc tế tại thị trường Hàn Quốc và nhu cầu sử dụng của công dân Hàn Quốc khi đi ra nước ngoài.

Giai đoạn 2: Giai đoạn tăng trưởng nhanh và khủng hoảng tín dụng tiêu dùng

(1999-2002): Trong giai đoạn này, Chính phủ Hàn Quốc đã ban hành các chính sách thúc đẩy sự phát triển của thẻ tín dụng để góp phần kích thích tăng trưởng thơng qua tăng tổng cầu bao gồm: Ban hành chính sách để luật hoá hoạt động thanh toán thẻ thông qua việc:

 Tất cả các cửa hàng kinh doanh đều phải chấp nhận thanh toán thẻ hoặc được các ngân hàng xác nhận thanh toán qua ngân hàng như là một điều kiện để được phép hoạt động kinh doanh.

 Nhà nước thực hiện cho phép được khấu trừ thuế đối với các khoản chi tiêu thanh tốn bằng thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ.

 Cho phép các đơn vị kinh doanh tổ chức triển khai các chương trình khuyến khích thanh tốn bằng thẻ thơng qua việc cấp phép tổ chức thực hiện chương trình bốc thăm trúng thưởng khi sử dụng và thanh tốn thẻ tín dụng. Quy định này được áp dụng cho cả chủ thẻ và đơn vị chấp nhận thẻ đã tạo điều kiện cho thị trường thẻ có một sự bứt phá ngoạn mục.

Tuy nhiên, mỗi chính sách cũng đều có hai mặt, chính trong giai đoạn tăng trưởng nóng này, một hệ lụy rất xấu đã nảy sinh: Nợ thẻ tín dụng tăng nhanh chỉ trong một thời gian ngắn do tình trạng cấp tín dụng q dễ dàng, dẫn đến một hiện trạng: 1) Thẻ phát hành quá dễ dàng nên xuất hiện nhiều chủ thẻ khơng đủ năng lực tài chính; 2) Tỷ lệ thanh tốn khơng đúng hạn tăng, tỷ lệ nợ cơ cấu lại tăng nhanh, điều này đã buộc chính phủ Hàn Quốc chuyển sang một giai đoạn mới: Giai đoạn tái cơ cấu hoạt động cho vay tiêu dùng trong đó tập trung vào phần thẻ tín dụng.

Giai đoạn 3: Tái cơ cấu hoạt động kinh doanh thẻ và tăng trưởng ổn định, (từ

năm 2005 đến nay): Trước thực trạng báo động về khủng hoảng cho vay tiêu dùng và thẻ tín dụng nhất là trước nguy cơ đổ vỡ hàng loạt của các tổ chức phát hành thẻ tín dụng do nợ xấu tăng cao. Chính phủ cũng đã kịp thời ban hành các chính sách tái cơ cấu nhằm khắc phục khủng hoảng tín dụng năm 2002. Từ năm 2006 trở đi, thị trường thẻ Hàn Quốc bước vào giai đoạn bão hòa, tốc độ tăng trưởng tương đối chậm. Theo đó, các tổ chức tham gia thị trường phải thay đổi mơ hình kinh doanh hiện tại để có thể phát triển thơng qua việc tăng cường các dịch vụ. Trong các giai đoạn này, cũng đã xảy ra quá trình đào thải, chọn lọc các mơ hình phát triển. Các hình thức phát triển và các sản phẩm không phù hợp đã bị thanh lọc tạo điều kiện cho thị trường thẻ phát triển lành mạnh với các chính sách quản lý được hoạch định và quy định rõ ràng. Thị trường thẻ tiếp tục ghi nhận các bước tiến ổn định và ngày càng tỷ lệ đáng kể trong lợi nhuận của các ngân hàng Hàn Quốc, đồng thời chiếm một tỷ trọng ngày càng cao trong tổng chi tiêu của người dân.

1.3.1.2 Trung Quốc:

Năm 2002, tức là sau một năm Trung Quốc gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới, Công ty China UnionPay của Trung Quốc đã thành lập tại Thượng Hải. Điều này đánh dấu Trung Quốc đã có tổ chức thẻ ngân hàng của mình. 13 năm sau, China UnionPay đã trở thành thương hiệu thanh toán quốc tế sánh vai với Visa và Master,

quy mô giao dịch của China UnionPay đã tiếp cận quy mơ của TCT quốc tế chính trên tồn cầu.

Từ lúc vừa thành lập, Công ty China UnionPay của Trung Quốc đã quyết tâm quy hoạch kết nối hệ thống xử lý giao dịch thẻ các ngân hàng, chia sẻ tài nguyên, thành lập TCT ngân hàng của Trung Quốc. Nhưng hoài bão to lớn này lại đối mặt ba khó khăn: Chưa có tiêu chuẩn chung, chưa có quy phạm về kỹ thuật, chưa nhận được sự hỗ trợ về kỹ thuật và vốn.

Với nỗ lực phát triển, mạng lưới thụ lý thẻ China UnionPay ở nước ngoài từng bước được hoàn thiện, ngày càng nhiều người sử dụng thẻ China UnionPay đã cảm nhận "Muốn đi du lịch lúc nào thì đi". Khi quẹt thẻ tiêu dùng ở nước ngoài, người sử dụng thẻ China UnionPay có thể trả tiền bằng đồng Nhân dân tệ, chứ không như sử dụng thẻ Visa và thẻ Master phải trả phí đổi tiền từ 1-1,5%. Chỉ riêng khoản phí này, China UnionPay mỗi năm tiết kiệm giá thành quẹt thẻ hàng tỷ Nhân dân tệ cho người Trung Quốc sử dụng thẻ China UnionPay. Năm 2014, hệ thống chuyển mạch thanh toán của China UnionPay đã xử lý 18,7 tỷ giao dịch xuyên ngân hàng với tổng kim ngạch giao dịch lên tới 41 nghìn tỷ Nhân dân tệ. Năm 2001, trước khi thành lập Công ty China UnionPay, con số này chỉ là 91,65 tỷ Nhân dân tệ (theo CRI 2015).

Là TCT ngân hàng trẻ, China UnionPay cũng đang đối mặt thách thức mới. Cạnh tranh với các TCT ngân hàng trên quốc tế, thanh toán bên thứ 3 trong nước phát triển sôi nổi, đều là môi trường thị trường mà China UnionPay phải đối mặt.

1.3.1.3 Hồng Kông:

Điểm khác biệt rất lớn với các thị trường thẻ trong khu vực là sự can thiệp của Chính phủ vào thị trường thẻ Hồng Kơng được giữ ở mức tối thiểu. Các cơ quan chức năng đặc biệt là chính phủ khơng đặt hạn chế về việc phát hành thẻ tín dụng của dân cư, các tổ chức có thể tham gia thị trường thẻ một cách thơng thống nhất mà khơng phải gặp bất cứ rào cản pháp lý nào. Do đó, số lượng thẻ phát hành và thanh tốn của

Hồng Kơng phát triển khá nhanh và điều này tiềm ẩn những rủi ro không nhỏ khi nền kinh tế suy thối sau một thời gian phát triển mạnh. Có những khoảng thời gian, một số ngân hàng ở Hồng Kông đã công bố những khoản lỗ lớn do những khoản nợ thẻ tín dụng khơng có khả năng thu hồi.

Một trong những đặc điểm của thị trường thẻ Hồng Kông là sự tồn tại của một hệ thống thanh toán thẻ ghi nợ nội địa gọi là EPS (Easy Pay System). EPS là một hệ thống thanh toán bán lẻ là nhiệm vụ thanh toán điện tử từ tài khoản của ngân hàng phát hành ào tài khoản của ngân hàng khác trực tiếp tại điểm bán). Hệ thống EPS là một hệ thống thanh toán nội địa với sự tham gia của các ngân hàng thành viên. Do không phải qua trung gian các TCT quốc tế, chi phí được cắt giảm, đồng thời thẻ ghi nợ của các ngân hàng có thể sử dụng trên cả mạng lưới cơ sở chấp nhận thẻ và ATM của các ngân hàng khác.

1.3.2 Bài học kinh nghiệm cho phát triển dịch vụ thanh toán thẻ Việt Nam

Như vậy khi so sánh với sự phát triển DV TTT của các quốc gia nói trên, có thể thấy hiện tại DV TTT tại các NHTM hiện tại còn nhiều điểm đáng học hỏi:

Thứ nhất, điển hình như Trung Quốc hay Hồng Kông, các sản phẩm DV TTT nội

địa được ưu tiên sử dụng hơn các sản phẩm trong nước do đó tạo một lợi thế cho DV TTT của các NHTM trong nước phát triển. Ở Việt Nam, khi khách hàng sử dụng thẻ thanh tốn quốc tế mua sắm hàng hóa, dịch vụ đều phải thông qua TCT, điều này làm giảm khả năng cạnh tranh của các sản phẩm DV TTT nội địa, đồng thời mức phí chiết khấu các NHTM trong nước nhận được cũng thấp hơn do phải trả phí cho TCT trung gian.

Thứ hai, học tập theo kinh nghiệm của Hàn Quốc, chúng ta cần có một kế hoạch,

mục tiêu cụ thể trong từng giai đoạn phát triển DV TTT của Việt Nam và bản thân mỗi NHTM trong đó có Eximbank cần đặt ra được các mục tiêu trọng điểm, chi tiết cho quá trình phát triển.

Thứ ba, bên cạnh các chính sách khuyến khích sử dụng DV TTT, chúng ta cần

học tập Hàn Quốc khi đưa ra một số các chính sách mang tính bắt buộc trong việc thanh toán thẻ thay cho thanh toán tiền mặt như: bắt buộc các cơ sở kinh doanh phải thanh toán bằng tiền mặt, khấu trừ thuế khi thanh toán thẻ,…

Thứ tư, rút kinh nghiệm từ phát triển DV TTT của Hàn Quốc, các NHTM trong

nước mặc dù cần có nhiều biện pháp thúc đẩy DV TTT phát triển nhưng cũng cần có các biện pháp hạn chế rủi ro để tạo lòng tin cho khách hàng, đồng thời không phát triển dịch vụ ồ ạt mà bỏ qua hoặc nới lỏng quá trình thẩm định khách hàng trước khi cung ứng dịch vụ.

Thứ năm, Hàn Quốc, Hong Kong, Trung Quốc là các quốc gia có nền du lịch phát

triển, đồng thời thường đăng cai tổ chức các sự kiện lớn thu hút lượng khách quốc tế đông. Đây cũng là một kênh phát triển DV TTT thẻ hiệu quả mà Việt Nam nên học hỏi.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Qua việc tổng quan các kiến thức, cơ sở lý luận liên quan đến thẻ Ngân hàng, DV TTT, phát triển DV TTT tại NHTM có thể thấy việc phát triển DV TTT là xu hướng tất yếu trong thời đại ngày nay tại Việt Nam và các quốc gia trên Thế giới. Phát triển DV TTT cũng là cơ hội cho chúng ta trong giai đoạn hội nhập, mở cửa. Tuy nhiên, để có thể phát triển DV TTT trong mơi trường cạnh tranh như hiện nay, địi hỏi các Ngân hàng cần có sự đầu tư nhất định về cơng nghệ, kỹ thuật, nguồn nhân lực và chiến lược phát triển phù hợp với điều kiện cụ thể của mình. Sản phẩm thẻ là sản phẩm của cơng nghệ, thông qua kinh nghiệm phát triển dịch vụ thẻ từ các nước trên thế giới, những bài học hữu ích đã được đúc kết đối với Việt Nam

Trên cơ sở lý luận tại chương 1, trong chương 2, luận văn tiến hành phân tích thực trạng phát triển DV TTT ở Việt Nam, các điều kiện phát triển DV TTT của Eximbank trong thời gian qua.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ THANH TOÁN THẺ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM 2.1 Khái quát về sự hình thành và phát triển dịch vụ thẻ ở Việt Nam

2.1.1 Hoạt động phát hành thẻ

Năm 1990, Vietcombank ký kết hợp đồng làm đại lý thanh toán thẻ Visa, đánh dấu cho sự xuất hiện của thẻ thanh toán tại thị trường Việt Nam. Năm 1993, Ngân hàng này chính thức phát hành thẻ Vietcombank đầu tiên, tiếp đến các ngân hàng khác lần lượt tham gia vào thị trường thanh toán thẻ và trở thành thành viên của các tổ chức Visa, MasterCard,...

Năm 1996, “Hiệp hội các ngân hàng thanh toán thẻ Việt Nam” ra đời với bốn thành viên sáng lập gồm Vietcombank, ACB, Eximbank và First Vinabank. Từ đó đến nay, thị trường thẻ Việt Nam đã có những bước phát triển vượt bậc, sản phẩm thẻ liên tiếp ra đời với các chức năng, tiện ích mới. Ngoài việc đa dạng hố sản phẩm, các NHTM cịn đầu tư lắp đặt các ATM/POS mới nhằm đáp ứng tốc độ phát triển nhanh chóng của thị trường thẻ. Với sự nỗ lực của các tổ chức phát hành thẻ, thị trường thẻ ngân hàng đang ngày càng phát triển đa dạng về chủng loại và nâng cao về chất lượng. Trước đây, các ngân hàng chủ yếu phát hành thẻ ATM với các giao dịch gửi để rút tiền mặt là chính. Tuy nhiên, ngày nay khi khoa học cơng nghệ phát triển, nước ta cũng có nhiều bước hội nhập với kinh tế quốc, nhiều hoạt động ngân hàng truyền thống được chuyển hoá dần vào chức năng của thẻ ngân hàng. Theo đó, số đơng người dân sống ở các thành phố lớn đã quen dần với việc sử dụng ATM để cất giữ khoản tiền thu nhập hàng tháng. Mặc dù người tiêu dùng Việt Nam chưa thực sự có thói quen thanh tốn qua thẻ, nhưng với đà phát triển của nền kinh tế Việt Nam như hiện nay thì việc ứng dụng hình thức thanh tốn điện tử sẽ dần trở nên phổ biến trong tương lai.

Qua quá trình 20 năm phát triển, thị trường thẻ Việt Nam đã có sự phát triển đáng kể trong 10 năm trở lại đây. Đến 9/2015, tổng số lượng thẻ phát hành trên thị trường là 96 triệu thẻ. Tốc độ tăng trưởng số lượng phát hành thẻ trong bình quân đạt 35%/năm. Con số ấn tượng này một phần phản ánh nhu cầu sử dụng thẻ của khách hàng trên thị trường có nhiều thay đổi so với trước. Tuy nhiên, số liệu trên có thực sự phản ánh sự thay đổi trong hành vi sử dụng thẻ của khách hàng hay khơng cịn phụ thuộc vào sự tăng trưởng doanh số thanh toán, doanh số sử dụng thẻ của toàn thị trường.

2.1.2 Hoạt động thanh toán thẻ

Vào thời kỳ đầu khi thị trường thẻ mới phát triển, số lượng ATM/POS còn rất hạn chế, chưa tương ứng với số lượng thẻ ATM đã phát hành; phần lớn các máy ATM/POS được lắp đặt tập trung tại các thành phố lớn, đông dân cư. Các ngân hàng chưa mạnh dạn đầu tư lắp đặt, quản lý và vận hành mạng lưới ATM, cũng như tái đầu tư, nâng cấp hệ thống. Tuy nhiên, khi số lượng thẻ phát hành tăng mạnh, các ngân hàng nhận thức được tầm quan trọng của dịch vụ thẻ trong cạnh tranh nên đã đầu tư triển khai nhiều ATM/POS mới. Đến năm 2015, các máy ATM đã có mặt ở hầu hết khắp các tỉnh, thành phố trong cả nước. Loại hình thanh tốn thẻ qua máy POS cũng đang dần phát triển rộng khắp và tăng cường mật độ phủ sóng. Nếu ở các thành phố lớn như Sài Gòn, Hà Nội, chúng ta dễ dàng thấy các cửa hàng tiện lợi, cửa hàng đại lý đều có máy POS thì ở các tỉnh, thành phố vùng xa, máy POS đã bắt đầu xuất hiện ở các siêu thị, cửa hàng điện tử, …

Đến 30/06/2015, số lượng POS là 175.827 máy, tăng gần 10 lần so với giai đoạn ban đầu mà dịch vụ thanh toán thẻ nhen nhóm xuất hiện ở Việt Nam, số lượng ATM là 16.311, tăng gấp 4 lần (hình 2.1).

Nguồn: Eximbank giai đoạn 2011 – 2015 và tổng hợp của tác giả (Eximbank 2012b,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển dịch vụ thanh toán thẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhập khẩu việt nam (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)