Bài học kinh nghiệm cho phát triển dịch vụ thanh toán thẻ Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển dịch vụ thanh toán thẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhập khẩu việt nam (Trang 44)

Như vậy khi so sánh với sự phát triển DV TTT của các quốc gia nói trên, có thể thấy hiện tại DV TTT tại các NHTM hiện tại còn nhiều điểm đáng học hỏi:

Thứ nhất, điển hình như Trung Quốc hay Hồng Kông, các sản phẩm DV TTT nội địa được ưu tiên sử dụng hơn các sản phẩm trong nước do đó tạo một lợi thế cho DV TTT của các NHTM trong nước phát triển. Ở Việt Nam, khi khách hàng sử dụng thẻ thanh toán quốc tế mua sắm hàng hóa, dịch vụ đều phải thông qua TCT, điều này làm giảm khả năng cạnh tranh của các sản phẩm DV TTT nội địa, đồng thời mức phí chiết khấu các NHTM trong nước nhận được cũng thấp hơn do phải trả phí cho TCT trung gian.

Thứ hai, học tập theo kinh nghiệm của Hàn Quốc, chúng ta cần có một kế hoạch, mục tiêu cụ thể trong từng giai đoạn phát triển DV TTT của Việt Nam và bản thân mỗi NHTM trong đó có Eximbank cần đặt ra được các mục tiêu trọng điểm, chi tiết cho quá trình phát triển.

Thứ ba, bên cạnh các chính sách khuyến khích sử dụng DV TTT, chúng ta cần học tập Hàn Quốc khi đưa ra một số các chính sách mang tính bắt buộc trong việc thanh toán thẻ thay cho thanh toán tiền mặt như: bắt buộc các cơ sở kinh doanh phải thanh toán bằng tiền mặt, khấu trừ thuế khi thanh toán thẻ,…

Thứ tư, rút kinh nghiệm từ phát triển DV TTT của Hàn Quốc, các NHTM trong nước mặc dù cần có nhiều biện pháp thúc đẩy DV TTT phát triển nhưng cũng cần có các biện pháp hạn chế rủi ro để tạo lòng tin cho khách hàng, đồng thời không phát triển dịch vụ ồ ạt mà bỏ qua hoặc nới lỏng quá trình thẩm định khách hàng trước khi cung ứng dịch vụ.

Thứ năm, Hàn Quốc, Hong Kong, Trung Quốc là các quốc gia có nền du lịch phát triển, đồng thời thường đăng cai tổ chức các sự kiện lớn thu hút lượng khách quốc tế đông. Đây cũng là một kênh phát triển DV TTT thẻ hiệu quả mà Việt Nam nên học hỏi.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Qua việc tổng quan các kiến thức, cơ sở lý luận liên quan đến thẻ Ngân hàng, DV TTT, phát triển DV TTT tại NHTM có thể thấy việc phát triển DV TTT là xu hướng tất yếu trong thời đại ngày nay tại Việt Nam và các quốc gia trên Thế giới. Phát triển DV TTT cũng là cơ hội cho chúng ta trong giai đoạn hội nhập, mở cửa. Tuy nhiên, để có thể phát triển DV TTT trong môi trường cạnh tranh như hiện nay, đòi hỏi các Ngân hàng cần có sự đầu tư nhất định về công nghệ, kỹ thuật, nguồn nhân lực và chiến lược phát triển phù hợp với điều kiện cụ thể của mình. Sản phẩm thẻ là sản phẩm của công nghệ, thông qua kinh nghiệm phát triển dịch vụ thẻ từ các nước trên thế giới, những bài học hữu ích đã được đúc kết đối với Việt Nam

Trên cơ sở lý luận tại chương 1, trong chương 2, luận văn tiến hành phân tích thực trạng phát triển DV TTT ở Việt Nam, các điều kiện phát triển DV TTT của Eximbank trong thời gian qua.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ THANH TOÁN THẺ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM 2.1 Khái quát về sự hình thành và phát triển dịch vụ thẻ ở Việt Nam

2.1.1 Hoạt động phát hành thẻ

Năm 1990, Vietcombank ký kết hợp đồng làm đại lý thanh toán thẻ Visa, đánh dấu cho sự xuất hiện của thẻ thanh toán tại thị trường Việt Nam. Năm 1993, Ngân hàng này chính thức phát hành thẻ Vietcombank đầu tiên, tiếp đến các ngân hàng khác lần lượt tham gia vào thị trường thanh toán thẻ và trở thành thành viên của các tổ chức Visa, MasterCard,...

Năm 1996, “Hiệp hội các ngân hàng thanh toán thẻ Việt Nam” ra đời với bốn thành viên sáng lập gồm Vietcombank, ACB, Eximbank và First Vinabank. Từ đó đến nay, thị trường thẻ Việt Nam đã có những bước phát triển vượt bậc, sản phẩm thẻ liên tiếp ra đời với các chức năng, tiện ích mới. Ngoài việc đa dạng hoá sản phẩm, các NHTM còn đầu tư lắp đặt các ATM/POS mới nhằm đáp ứng tốc độ phát triển nhanh chóng của thị trường thẻ. Với sự nỗ lực của các tổ chức phát hành thẻ, thị trường thẻ ngân hàng đang ngày càng phát triển đa dạng về chủng loại và nâng cao về chất lượng. Trước đây, các ngân hàng chủ yếu phát hành thẻ ATM với các giao dịch gửi để rút tiền mặt là chính. Tuy nhiên, ngày nay khi khoa học công nghệ phát triển, nước ta cũng có nhiều bước hội nhập với kinh tế quốc, nhiều hoạt động ngân hàng truyền thống được chuyển hoá dần vào chức năng của thẻ ngân hàng. Theo đó, số đông người dân sống ở các thành phố lớn đã quen dần với việc sử dụng ATM để cất giữ khoản tiền thu nhập hàng tháng. Mặc dù người tiêu dùng Việt Nam chưa thực sự có thói quen thanh toán qua thẻ, nhưng với đà phát triển của nền kinh tế Việt Nam như hiện nay thì việc ứng dụng hình thức thanh toán điện tử sẽ dần trở nên phổ biến trong tương lai.

Qua quá trình 20 năm phát triển, thị trường thẻ Việt Nam đã có sự phát triển đáng kể trong 10 năm trở lại đây. Đến 9/2015, tổng số lượng thẻ phát hành trên thị trường là 96 triệu thẻ. Tốc độ tăng trưởng số lượng phát hành thẻ trong bình quân đạt 35%/năm. Con số ấn tượng này một phần phản ánh nhu cầu sử dụng thẻ của khách hàng trên thị trường có nhiều thay đổi so với trước. Tuy nhiên, số liệu trên có thực sự phản ánh sự thay đổi trong hành vi sử dụng thẻ của khách hàng hay không còn phụ thuộc vào sự tăng trưởng doanh số thanh toán, doanh số sử dụng thẻ của toàn thị trường.

2.1.2 Hoạt động thanh toán thẻ

Vào thời kỳ đầu khi thị trường thẻ mới phát triển, số lượng ATM/POS còn rất hạn chế, chưa tương ứng với số lượng thẻ ATM đã phát hành; phần lớn các máy ATM/POS được lắp đặt tập trung tại các thành phố lớn, đông dân cư. Các ngân hàng chưa mạnh dạn đầu tư lắp đặt, quản lý và vận hành mạng lưới ATM, cũng như tái đầu tư, nâng cấp hệ thống. Tuy nhiên, khi số lượng thẻ phát hành tăng mạnh, các ngân hàng nhận thức được tầm quan trọng của dịch vụ thẻ trong cạnh tranh nên đã đầu tư triển khai nhiều ATM/POS mới. Đến năm 2015, các máy ATM đã có mặt ở hầu hết khắp các tỉnh, thành phố trong cả nước. Loại hình thanh toán thẻ qua máy POS cũng đang dần phát triển rộng khắp và tăng cường mật độ phủ sóng. Nếu ở các thành phố lớn như Sài Gòn, Hà Nội, chúng ta dễ dàng thấy các cửa hàng tiện lợi, cửa hàng đại lý đều có máy POS thì ở các tỉnh, thành phố vùng xa, máy POS đã bắt đầu xuất hiện ở các siêu thị, cửa hàng điện tử, …

Đến 30/06/2015, số lượng POS là 175.827 máy, tăng gần 10 lần so với giai đoạn ban đầu mà dịch vụ thanh toán thẻ nhen nhóm xuất hiện ở Việt Nam, số lượng ATM là 16.311, tăng gấp 4 lần (hình 2.1).

Nguồn: Eximbank giai đoạn 2011 – 2015 và tổng hợp của tác giả (Eximbank 2012b, Eximbank 2013b, Eximbank 2014b, Eximbank 2015b, Eximbank 2015c)

Hình 2.1: Mạng lưới POS, ATM giai đoạn từ 2008 đến 06/2015

Nhằm giành giật thị trường, các ngân hàng cũng không ngừng gia tăng tiện ích của ATM. Ngoài chức năng rút tiền, chuyển khoản, vấn tin, in sao kê, chủ thẻ có thể sử dụng hàng loạt dịch vụ hiện đại khác như: Thanh toán hoá đơn, mua thẻ trả trước,…. Tại thiết bị POS, chủ thẻ có thể mua sắm hàng hoá, dịch vụ. Đồng thời, sự ra đời và hợp nhất của các Liên minh thẻ trong nước cũng góp phần làm cho thị trường thẻ trong nước trở nên thống nhất hơn và tạo điều kiện cho DV TTT phát triển.

Việc mở rộng mạng lưới chấp nhận thẻ trong thời gian qua đã góp phần làm tăng trưởng doanh số hoạt động thẻ, đẩy mạnh hiệu quả hoạt động cung ứng DV TTT của các NHTM. Qua hình 2.2, có thể thấy, trong những năm gần đây, doanh số thanh toán và doanh số sử dụng thẻ của các NHTM đều có sự tăng trưởng đáng kể, mức tăng trưởng bình quân từ 2008 đến nay khoảng 23%/năm.

Nguồn: Eximbank giai đoạn 2011 – 2015 và tổng hợp của tác giả (Eximbank 2012b, Eximbank 2013b, Eximbank 2014b, Eximbank 2015b, Eximbank 2015c)

Hình 2.2: Doanh số hoạt động thẻ giai đoạn 2008-2015

Như vậy, doanh số thanh toán thẻ phát triển và tăng mạnh hơn doanh số sử dụng thẻ, điều này cho thấy sự thay đổi tích cực trong hành vi thanh toán thẻ của người dân.

2.2 Thực trạng phát triển dịch vụ thanh toán thẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần Xuất Nhập Khẩu Việt Nam giai đoạn 2011 - 2015 phần Xuất Nhập Khẩu Việt Nam giai đoạn 2011 - 2015

2.2.1 Vài nét về Ngân hàng thương mại cổ phần Xuất Nhập Khẩu Việt Nam (Eximbank) (Eximbank)

Eximbank được thành lập vào ngày 24/05/1989 theo quyết định số 140/CT của Chủ Tịch Hội Đồng Bộ Trưởng với tên gọi đầu tiên là Ngân hàng Xuất Nhập Khẩu Việt Nam (Vietnam Export Import Bank), là một trong những NHTM cổ phần đầu tiên của Việt Nam.

Ngân hàng đã chính thức đi vào hoạt động ngày 17/01/1990. Ngày 06/04/1992, Thống Đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ký giấy phép số 11/NH-GP cho phép Ngân hàng hoạt động trong thời hạn 50 năm với số vốn điều lệ đăng ký là 50 tỷ đồng tương đương 12,5 triệu USD với tên mới là Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Xuất Nhập

Khẩu Việt Nam (Vietnam Export Import Commercial Joint - Stock Bank), gọi tắt là Vietnam Eximbank.

Đến nay vốn điều lệ của Eximbank đạt 12.335 tỷ đồng. Vốn chủ sở hữu đạt 13.317 tỷ đồng. Eximbank hiện là một trong những Ngân hàng có vốn chủ sở hữu lớn nhất trong khối Ngân hàng TMCP tại Việt Nam.

Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam có địa bàn hoạt động rộng khắp cả nước với Trụ Sở Chính đặt tại TP. Hồ Chí Minh và 207 chi nhánh và phòng giao dịch trên toàn quốc và đã thiết lập quan hệ đại lý với 869 Ngân hàng tại 84 quốc gia trên thế giới.

Eximbank đã nhận được nhiều thành tích và giải thưởng suốt quá trình phát triển. Riêng trong năm 2015, Eximbank đón nhận các giải thưởng sau:

Tháng 04/2015, tạp chí Asian Banker trao giải thưởng Ngân hàng Tài trợ Thương mại tốt nhất năm 2015 (Best Trade Finance Bank), đây là lần thứ 2 Eximbank nhận được giải thưởng này.

Tháng 05/2015, Eximbank nhận giải thưởng Thanh toán xuyên suốt (Straight Through Processing-STP Award) năm 2014 do Ngân hàng Standard Chartered Bank trao tặng.

2.2.2 Dịch vụ thanh toán thẻ của Ngân hàng thương mại cổ phần Xuất Nhập Khẩu Việt Nam Khẩu Việt Nam

2.2.2.1 Sự hình thành và phát triển thẻ Ngân hàng thương mại cổ phần Xuất Nhập Khẩu Việt Nam

Năm 1993 được sự quan tâm của NHNN và Ban hiện đại hóa của ngân hàng, Phòng thẻ tín dụng Eximbank đã chính thức đi vào hoạt động. Năm 1994 ngân hàng đã được TCT quốc tế là Visa International và Mastercard International chấp nhận cho ngân hàng Eximbank là hội viên chính thức. TCT quốc tế cũng rất quan tâm đến ngân

hàng, đã hỗ trợ một số phí: phí gia nhập 50.000 USD, phí chuyển giao công nghệ, đào tạo nhân lực…

Năm 1997-1998 Eximbank đầu tư khoảng 1.000.000 USD để phát triển hệ thống thanh toán và phát hành thẻ, bao gồm hệ thống máy chủ, hệ thống SEMA, máy in dập thẻ, máy sao chụp hình, máy telex, máy in và hơn 20 máy vi tính các loại, cũng trong thời gian này, ngân hàng đã ký hợp đồng thanh toán thẻ với ngân hàng UOB, ngân hàng UOB đã cung cấp các trang thiết bị như máy cà thẻ, các hóa đơn chuyên dùng… Trong thời gian này ngân hàng đã đào tạo, phát triển nhân lực một cách mạnh mẽ, tạo điều kiện cho nhân viên đi học các khóa đào tạo về phát hành thẻ, phòng ngừa rủi ro…ở nước ngoài do tổ chức thẻ Visa và Mastercard tổ chức. Đến tháng 6 năm 1999 Eximbank đã hoàn tất việc phát triển này và chính thức thanh toán trực tiếp với tổ chức Visa và Mastercard, ngân hàng đã đầu tư các trang thiết bị như máy cà thẻ 300 cái và 50 máy điện tử và hoàn trả tất cả các trang thiết bị cho ngân hàng UOB.

Tháng 3/2001 Eximbank chính thức làm lễ khai trương phát hành thẻ tín dụng “Eximbank-Mastercard” sau một thời gian dài chuẩn bị từ khâu in hóa đơn, mẫu thẻ, hoàn chỉnh hồ sơ phát hành, thủ tục pháp lý…Đưa Eximbank tiến một bước vào công nghệ hiện đại hóa ngân hàng so với các ngân hàng khác đồng thời nâng cao uy tín của ngân hàng trong và ngoài nước.

Tháng 7/2004 Eximbank cũng chính thức ra mắt thị trường thẻ Eximbank-Card, một loại thẻ ghi nợ đa năng có thể thanh toán các hóa đơn mua hàng hóa tại các đơn vị chấp nhận thẻ, thanh toán tiền điện nước, điện thoại, Internet, truyền hình cáp, chuyển khoản…

Tháng 3/2005, Eximbank kết nối thành công mạng chuyển mạch tài chính quốc gia (Smartlink) bao gồm 21 thành viên.

Đầu năm 2005, Eximbank là ngân hàng đầu tiên tại Việt nam phát hành thẻ ghi nợ quốc tế Visa Debit.

Năm 2007, để phù hợp với cơ cấu tổ chức mới của Ngân hàng, Phòng Thẻ tín dụng tách ra làm 2 phòng: Phòng Kinh Doanh thẻ trực thuộc Sở Giao Dịch và Phòng Quản Lý Thẻ trực thuộc Khối Khách hàng cá nhân hội sở. Theo đó, Phòng Quản Lý Thẻ giữ nhiệm vụ quản lý hệ thống và điều hành các chính sách, chủ trương phát triển thẻ; nhiệm vụ kinh doanh và “bán” thẻ ra thị trường thuộc về Phòng Kinh Doanh thẻ- Sở Giao Dịch và bộ phận thẻ tại các chi nhánh.

Tháng 7/2010 Eximbank trở thành thành viên chính thức của Tổ chức thẻ JCB, cung cấp thêm một loại thẻ chấp nhận thanh toán là JCB cho các đơn vị chấp nhận thẻ. Tháng 09/2010, Eximbank tham gia dự án kết nối POS chấp nhận thẻ nội địa giữa các ngân hàng trong nước, theo đó POS của Eximbank có thể chấp nhận thanh toán thẻ của các ngân hàng thành viên 3 liên minh thẻ nội địa Smartlink, Banknetvn và VNBC.

Tháng 11/2013, Trung tâm thẻ ra đời thay thế cho Phòng Quản lý thẻ Hội sở. Đây cũng là cột mốc đánh dấu cho hướng phát triển chuyên nghiệp hơn, trọng tâm hơn của Exmibank trong hoạt động cung ứng dịch vụ thẻ trên thị trường. Trung tâm thẻ thành lập với sự thay đổi về cơ cấu nhân sự, với các bộ phận nghiệp vụ và kinh doanh chuyên nghiệp hơn, rõ ràng hơn hy vọng sẽ tạo ra đột phá mới cho sự phát triển thẻ Eximbank.

2.2.2.2 Các sản phẩm, dịch vụ thanh toán thẻ Ngân hàng thương mại cổ phần Xuất Nhập Khẩu Việt Nam

Trong quá trình phát triển, bên cạnh cho ra đời các sản phẩm thẻ mới, Eximbank luôn nỗ lực sáng tạo ra nhiều sản phẩm tiện ích thanh toán để cung ứng cho khách hàng có nhu cầu sử dụng.

DV TTT qua thiết bị chấp nhận thẻ: DV TTT qua thiết bị đọc thẻ là dịch vụ do Ngân hàng cung cấp cho các đơn vị bán hàng hóa, dịch vụ các thiết bị đọc thẻ để chấp nhận việc thanh toán bằng thẻ (thay vì tiền mặt) khi cung cấp hàng hóa dịch vụ. Ngân hàng sẽ ghi có số tiền bán hàng cho các ĐVCNT khi nhận được hóa đơn cà thẻ hợp lệ. Dịch vụ này được Eximbank triển khai từ năm 1999.

Dịch vụ qua ATM: Máy ATM của Eximbank được triển khai vào năm 2004 cùng thời gian với phát hành thẻ ghi nợ nội địa. Thời gian đầu đi vào hoạt động là 10 máy ATM, đến năm 2007 là 60 máy, hiện nay là 260 máy. Các tiện ích thông qua máy ATM cũng được dần dần cải tiến phục vụ khách hàng như: rút tiền, xem số dư, xem sao kê, đổi số PIN, thanh toán hoá đơn điện, nước, điện thoại, internet, bảo hiểm, truyền hình cáp…

Dịch vụ thanh toán hoá đơn qua mạng: Dịch vụ thanh toán hoá đơn qua mạng được triển khai vào năm 2006, chủ yếu đối với các loại thẻ quốc tế, đây cũng là

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển dịch vụ thanh toán thẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhập khẩu việt nam (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)