Đánh giá thực trạng tổ chức và hoạt động của chính quyền xã, thị trấn ở thành phố Hà Nộ

Một phần của tài liệu Đổi mới tổ chức và hoạt động của chính quyền xã, thị trấn ở thành phố hà nội theo yêu cầu cải cách nền hành chính nhà nước (Trang 80 - 90)

- Khái quát về địa giới hành chính

2.2.5. Đánh giá thực trạng tổ chức và hoạt động của chính quyền xã, thị trấn ở thành phố Hà Nộ

xã, thị trấn ở thành phố Hà Nội

Những năm qua, chính quyền xã, thị trấn trên địa bàn Hà Nội đã phát huy được vai trị, vị trí là cơ quan quản lý nhà nước ở cơ sở, góp phần to lớn trong phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đơ. Tổ chức bộ máy của chính quyền

xã, thị trấn được củng cố, phương thức điều hành được đổi mới từ sự chỉ đạo theo cách đối phó tình thế chuyển dần sang chỉ đạo theo quy chế. Đội ngũ cán bộ, cơng chức có trình độ, năng lực cao hơn, năng động hơn, biết cách tổ chức quản lý, xử lý công việc trên cơ sở quy định của pháp luật. Từ thực tế và hoạt động của chính quyền xã, thị trấn trên địa bàn Hà Nội có thể rút ra một số nhận xét sau đây.

2.2.5.1. Ưu điểm

-Đối với Hội đồng nhân dân

Hội đồng nhân dân các xã, thị trấn nhiệm kỳ vừa qua đã có những đổi mới và tiến bộ rõ rệt, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả của bộ máy chính quyền Thành phố, tổ chức và hoạt động đã bảo đảm và phát huy được tính dân chủ.

Hội đồng nhân dân xã, thị trấn đã dần khắc phục tính hình thức trong tổ chức và hoạt động, đảm bảo thể hiện vị trí, vai trị là cơ quan quyền lực nhà nước tại địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng của nhân dân địa phương. Việc thành lập thường trực Hội đồng nhân dân xã, thị trấn đã giúp cho hoạt động của Hội đồng nhân dân xã thuận lợi hơn.

Việc quy định Hội đồng nhân dân xã, thị trấn có quyền bỏ phiếu tín nhiệm đối với những người giữ các chức vụ do Hội đồng nhân dân xã, thị trấn bầu đã làm tăng vai trò của Hội đồng nhân dân xã, thị trấn đối với Ủy ban nhân dân xã, thị trấn.

Ngay từ công tác bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân (giới thiệu đại biểu, hiệp thương và tổ chức công tác bầu cử). Hầu như các hoạt động tại kỳ họp Hội đồng nhân dân xã, thị trấn đều được công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng nên nhân dân có thể theo dõi và giám sát được hoạt động của Hội đồng nhân dân và các cơ quan nhà nước. Công tác chuẩn bị cho kỳ họp được lãnh đạo chỉ đạo cụ thể theo quy trình thống nhất. Nội dung chương

trình các kỳ họp đều được xác định sớm, thông báo cho đại biểu Hội đồng nhân dân và toàn dân biết trước từ sớm. Các báo cáo được xác định, phân công chuẩn bị sớm nên ngày càng có chất lượng hơn.

Các cuộc tiếp xúc cử tri trước kỳ họp tại đơn vị bầu cử đã trở thành nền nếp, các ý kiến đề nghị, kiến nghị của cử tri được tập hợp đầy đủ để chuyển đến các cơ quan liên quan và báo cáo Hội đồng nhân dân tại kỳ họp. Việc trả lời và giải quyết các kiến nghị của cử tri ngày càng tốt hơn đã góp phần thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở và giúp cho cấp ủy đảng, chính quyền nắm được tâm tư, nguyện vọng của nhân dân và kịp thời điều chỉnh công tác lãnh đạo, chỉ đạo cho phù hợp với nguyện vọng chính đáng của nhân dân. Các Nghị quyết của Hội đồng nhân dân xã, thị trấn đều được ban hành đúng thể thức văn bản, đúng thẩm quyền và có tính khả thi cao, chất lượng Nghị quyết được nâng lên, nhiều chỉ tiêu trong các nghị quyết thực hiện đạt và vượt chỉ tiêu kế hoạch. Kinh tế xã hội của các xã, thị trấn trên địa bàn Thủ đô phát triển, đời sống của nhân dân không ngừng được cải thiện, cơ cấu kinh tế chuyền biến tích cực, an ninh chính trị được giữ vững, trật tự an toàn xã hội được bảo đảm.

Chức năng giám sát được tăng cường cả về số lượng và chất lượng, các lĩnh vực ngân sách, thực hiện Luật đất đai, các luật thuế, cơng tác dân số, kế hoạch hóa gia đình, cơng tác chống bão lụt và xây dựng làng văn hóa… được tăng cường giám sát. Hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân đã đi vào thực chất hơn và thể hiện tính dân chủ, cơng khai, minh bạch. Hoạt động giám sát được tiến hành thường xuyên hơn và đi vào những vấn đề lớn của xã, thị trấn, thu hút được đông đảo cử tri quan tâm và ủng hộ.Công tác giám sát của Hội đồng nhân dân đã góp phần nâng cao hiệu lực quản lý của Ủy ban nhân dân trong việc chỉ đạo thực hiện Nghị quyết của Hội đồng nhân dân và thực thi chính sách, pháp luật của nhà nước.

Với vai trò là cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân xã, thị trấn, cơ quan quản lý hành chính nhà nước ở địa phương. Ủy ban nhân dân xã, thị trấn bước đầu được kiện toàn tổ chức theo hướng tinh giản, gọn nhẹ với số lượng thành viên ít hơn trước. Sự phân định trách nhiệm giữa tập thể Ủy ban nhân dân xã, thị trấn với Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, thị trấn rõ hơn, do đó làm cho hoạt động của Ủy ban nhân dân xã, thị trấn hiệu quả hơn.

Những năm vừa qua, Ủy ban nhân dân xã, thị trấn đã được tổ chức theo đúng quy định của pháp luật, các chức danh chuyên môn, giúp việc cho Ủy ban nhân dân xã, thị trấn đều được bố trí đủ. Các ban của Ủy ban nhân dân được tổ chức phù hợp với yêu cầu phát triển của Thủ đô.

Hoạt động của Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn đã có nhiều đổi mới, tiến bộ, hiệu lực, hiệu quả được tăng cường, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của Thủ đơ trong tình hình mới. Các kỳ họp của Ủy ban nhân dân được tổ chức đều đặn một tháng một lần, quyết định các vấn đề quan trọng của địa phương. Các ban chuyên môn, các chức danh chuyên môn giúp việc cho Ủy ban nhân dân xã, thị trấn hoạt động khá tốt, không những giúp Ủy ban nhân dân thực hiện chức năng quản lý nhà nước trên địa bàn xã, thị trấn mà cịn hỗ trợ tích cực cho Các Bộ, ngành trong việc thực hiện chức năng quản lý nhà nước theo ngành, lĩnh vực. Quy chế dân chủ và cải cách hành chính trong Ủy ban nhân dân xã, thị trấn được triển khai thực hiện đồng bộ và hiệu quả cao.

Nhìn chung Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn đã lãnh đạo, chỉ đạo các cơ quan, tổ chức và nhân dân trên địa bàn triển khai thực hiện đường lối chính sách, pháp luật của các cơ quan cấp trên một cách nhanh chóng. Cơng tác tổ chức thực hiện các Nghị quyết của Hội đồng nhân dân được tiến hành đồng bộ, có chất lượng, phù hợp với yêu cầu thực tiễn và có hiệu quả thiết thực. Cơng tác chỉ đạo, điều hành, quản lý của Ủy ban nhân dân quyết liệt, sâu sát và có hiệu quả hơn. Chương trình về đẩy mạnh cải cách hành chính được Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn thực hiện một cách đồng bộ, đã tạo được chuyến biến

tích cực. Với sự chỉ đạo, lãnh đạo sâu sát của Ủy ban nhân dân xã, thị trấn, cùng với sự đồng thuận của nhân dân, kinh tế - xã hội của Thủ đô Hà Nội những năm qua đã có những bước phát triển lớn, làm bàn đạp cho kinh tế cả nước.

2.2.5.2. Hạn chế

Bên cạnh những thành tựu rất có ý nghĩa trên đây, tổ chức và hoạt động của Ủy ban nhân dân xác xã, thị trấn trên địa bàn Hà Nội cũng bộc lộ một số hạn chế nhất định:

Hội đồng nhân dân xã, thị trấn theo luật định được giao nhiều nhiệm vụ, quyền hạn nhưng khơng có cơ cấu tổ chức thích hợp để đủ khả năng thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ, quyền hạn của mình. Thường trực Hội đồng nhân dân xã, thị trấn chỉ có hai người là Chủ tịch và Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân hoạt động mang tư cách cá nhân, khơng có nhiệm vụ nào được gọi là thường trực, khơng có một quyền quyết định nào. Sự bố trí nhân sự lãnh đạo của Hội đồng nhân dân xã, thị trấn khơng thống nhất, thơng thường do Bí thư Đảng ủy xã, thị trấn kiêm nhiệm Chủ tịch Hội đồng nhân dân xã, thị trấn nhưng cũng có nơi Ủy viên thường vụ Đảng ủy xã, thị trấn lại kiêm nhiệm Chủ tịch Hội đồng nhân dân xã, thị trấn. Sự bố trí nhân sự kiêm nhiệm các chức danh trong cơ cấu tổ chức Hội đồng nhân dân xã, thị trấn về mặt hình thức tạo ra sự gọn nhẹ về bộ máy, giảm bớt nhân sự, tập trung trách nhiệm, quyền hạn vào số ít cá nhân, giảm bớt chi phí. Tuy nhiên, sự bố trí kiêm nhiệm này lại tạo ra khơng ít mâu thuẫn, nghịch lý trong thực tiễn, tạo ra nhận thức dường như các chức vụ trong Hội đồng nhân dân xã, thị trấn là các chức vụ kiêm nhiệm đồng thời khơng ít nơi quan niệm hoạt động trong Hội đồng nhân dân xã, thị trấn là một hoạt động thêm, do đó khơng cần đầu tư nhiều thời gian và trí tuệ cho hoạt động này. Chính sự kiêm nhiệm nhiều đối với các chức danh lãnh đạo trong Hội đồng nhân dân xã, thị trấn đã góp phần tạo ra một hình ảnh khơng đúng về vị trí, vai trị của Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực nhà nước tại địa phương.

Số lượng, cơ cấu đại biểu Hội đồng nhân dân xã, thị trấn chưa phù hợp với quy mô, đặc điểm của từng xã, thị trấn. Sự phân bổ đại biểu còn nặng về cơ cấu, phần lớn đại biểu Hội đồng nhân dân xã, thị trấn là cán bộ, công chức trong hệ thống chính trị cơ sở (Đảng, chính quyền, đồn thể), số quần chúng cịn ít. Hiện nay, quy định về cơ cấu đại biểu là dân thường trong Hội đồng nhân dân xã, thị trấn cịn khá chung chung, khơng mang tính bắt buộc nên tỷ lệ này rất khác nhau giữa các xã,thị trấn ảnh hưởng đến tính đại diện của Hội đồng nhân dân xã, thị trấn. Chất lượng đại biểu Hội đồng nhân dân xã, thị trấn chưa cao, năng lực của đại biểu Hội đồng nhân dân xã, thị trấn cịn hạn chế nhiều mặt, thể hiện qua trình độ đào tạo và khả năng nghiên cứu, xử lý những vấn đề thuộc thẩm quyền của đại biểu Hội đồng nhân dân xã, thị trấn. Tinh thần trách nhiệm trước dân chưa cao, nhiều đại biểu chưa phát huy được vai trị, tác dụng của mình, do đó mức độ tín nhiệm của nhân dân đối với đại biểu Hội đồng nhân dân xã, thị trấn còn thấp.

Mặc dù Hiến pháp và Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân khẳng định Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, tuy nhiên quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Hội đồng nhân dân không triệt để, Hội đồng nhân dân xã, thị trấn vẫn mang tính hình thức, khơng thực quyền, khơng khẳng định được vị trí của mình trong hoạt động. Cơ chế tuyển chọn đại biểu Hội đồng nhân dân xã, thị trấn vẫn còn biểu hiện cơ cấu, chưa thực sự chú ý đến trình độ chun mơn và nhận thức của đại biểu, do vậy ảnh hưởng đến chất lượng đại biểu và kết quả hoạt động của Hội đồng nhân dân.

Chức năng giám sát của Hội đồng nhân dân chưa được tổ chức thực hiện một cách triệt để. Nhiều đại biểu chưa thực hiện đầy đủ chức năng, nhiệm vụ của người đại biểu nhân dân, chưa kịp thời phát hiện và ngăn chặn những việc làm trái pháp luật ở cơ sở. Việc ban hành Nghị quyết của Hội đồng nhân dân xã, thị trấn vẫn bộc lộ tồn tại về hình thức. Chất lượng kỳ họp

Hội đồng nhân dân còn hạn chế do thời gian họp bố trí quá ít, thường là 1 ngày, cá biệt có nơi chỉ 1 buổi.

Về tổ chức của Ủy ban nhân dân xã, thị trấn: Hiến pháp trao cho Hội đồng nhân dân xã, thị trấn quyền bầu Ủy ban nhân dân xã, thị trấn nhưng quyền phê chuẩn, điều động, cách chức đối với Ủy ban nhân dân xã, thị trấn và cán bộ lãnh đạo Ủy ban nhân dân xã, thị trấn lại do Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện thực hiện, điều này đã ảnh hưởng đến tính độc lập, tự quyết của địa phương. Việc quy định Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, thị trấn nhất thiết phải là đại biểu Hội đồng nhân dân xã, thị trấn có ưu điểm là đảm bảo tính dân chủ trong tuyển chọn, bố trí nhân sự lãnh đạo song cũng bộc lộ hạn chế: Phương thức bầu cử Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, thị trấn theo nhiệm kỳ đã tạo ra tâm lý làm việc theo nhiệm kỳ, khơng u tâm, khơng hết lịng với công việc của Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, thị trấn. Không những thế, phương thức tuyển chọn Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, thị trấn này dễ dẫn tới tình trạng bè phái, cục bộ tại địa phương, gây khó khăn cho việc luân chuyển, điều động cán bộ.

Việc tổ chức và làm việc theo chế độ tập thể của Ủy ban nhân dân xã, thị trấn đã và đang bộc lộ những hạn chế nhất định. Thực tế có những việc thuộc thẩm quyền quyết định của cá nhân chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, thị trấn nhưng xét thấy tính chất phức tạp, nhạy cảm, Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, thị trấn thường tổ chức họp Ủy ban nhân dân xã, thị trấn để thảo luận và quyết định theo đa số nhằm "san bớt" trách nhiệm sang tập thể Ủy ban nhân dân xã, thị trấn và hạn chế khả năng chịu trách nhiệm cá nhân trong trường hợp xảy ra sai phạm. Đồng thời cơ chế tổ chức và làm việc này chưa thể hiện rõ về mặt pháp lý cũng như trên thực tế vai trò cá nhân của Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, thị trấn với tư cách là người đứng đầu cơ quan hành chính xã, thị trấn.

Nhìn chung, Ủy ban nhân dân xã, thị trấn tuy có nhiều đổi mới song vẫn bộc lộ dấu ấn của cơ quan hành chính nói chung như: Bộ máy chưa quen hoạt động trong khuôn khổ pháp luật, thủ tục hành chính rườm rà, phiền phức,

gây khó khăn cho nhân dân. Dù là địa bàn Thủ đô, nhưng thiết chế xã ở Hà Nội vẫn mang nặng những đặc thù của nơng thơn Việt Nam như bảo thủ, khép kín, trì trệ. Cán bộ Ủy ban nhân dân vẫn bị chi phối bởi nhiều mối quan hệ thân thuộc, làng xã, họ hàng, huyết tộc nên hoặc né tránh, ngại va chạm, hoặc lạm quyền, cục bộ.

Đội ngũ cán bộ, công chức xã, thị trấn có số lượng đơng nhưng khơng mạnh, phần lớn chưa được đào tạo, bồi dưỡng một cách căn bản về học vấn phổ thông, chuyên môn, nghiệp vụ. Đội ngũ cán bộ thiếu tính chun nghiệp, khơng qua đào tạo, hoặc chỉ được đào tạo không đầy đủ, do vậy ảnh hưởng lớn đến chất lượng hoạt động của Ủy ban nhân dân. Một bộ phận không nhỏ sa sút về phẩm chất đạo đức và trách nhiệm đối với nhân dân. Việc quy định các chức danh chuyên môn của Ủy ban nhân dân xã, thị trấn như hiện nay còn cứng nhắc, gị bó, chưa đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ cụ thể của từng xã, thị trấn.

Ở cấp xã, có hiện tượng chính quyền xã có khuynh hướng dồn các cơng việc có liên quan đến nhân dân xuống các trưởng thơn, biến thôn thành nơi thực hiện các nhiệm vụ mà theo quy định của pháp luật là thuộc chính quyền xã. Xu hướng này có nguy cơ biến chính quyền xã thành một cấp trung gian, xa dần nhân dân, cán bộ, công chức xã trở nên quan liêu. Thôn trở thành một cấp quản lý hành chính bất đắc dĩ, một đơn vị cơ sở khơng có địa vị pháp lý.

Nhìn chung cách thức điều hành của Ủy ban nhân dân xã, thị trấn cịn tùy tiện, thậm chí có nơi cịn vi phạm pháp luật. Việc ban hành các văn bản quản lý, áp dụng pháp luật cịn bộc lộ sai phạm. Tình trạng không xác định rõ trách nhiệm của cá nhân chủ tịch Ủy ban nhân dân với trách nhiệm của tập thể Ủy ban dẫn đến một số sai phạm trọng lợi dụng quyền hạn, thu vén lợi ích cá nhân, dịng họ.

Thơng qua việc phân tích thực trạng tổ chức và hoạt động của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân xã, thị trấn trên địa bàn Hà Nội thời gian

Một phần của tài liệu Đổi mới tổ chức và hoạt động của chính quyền xã, thị trấn ở thành phố hà nội theo yêu cầu cải cách nền hành chính nhà nước (Trang 80 - 90)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(136 trang)
w