Kinh nghiệm từ Đà Nẵng

Một phần của tài liệu Đổi mới tổ chức và hoạt động của chính quyền xã, thị trấn ở thành phố hà nội theo yêu cầu cải cách nền hành chính nhà nước (Trang 34 - 37)

Đà Nẵng là một thành phố trực thuộc trung ương có khá nhiều điểm tương đồng với Hà Nội. Hiện nay Đà Nẵng được coi là một mơ hình chuẩn về quản lý đơ thị. Chính vì vậy, cơ cấu tổ chức và hoạt động của chính quyền thành phố Đà Nẵng được coi là kinh nghiệm quý báu cho quá trình đổi mới tổ chức và hoạt động của chính quyền thành phố Hà Nội.

Theo hướng ban đầu đề ra, thì bộ máy Hội đồng nhân dân cấp quận, huyện và phường sẽ khơng cịn nữa. Tuy nhiên, do đặc điểm của Đà Nẵng và tiến trình đơ thị hóa, Đà Nẵng kiến nghị xin được bỏ Hội đồng nhân dân cấp xã. Theo lãnh đạo Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng, mơ hình chính quyền đơ thị sẽ giúp người dân được hưởng lợi nhiều thể hiện qua việc giải quyết các vấn đề nhanh hơn, ít phiền hà hơn. Việc bỏ Hội đồng nhân dân cấp xã ở Đà Nẵng xuất phát từ nhu cầu thực tế của công tác quản lý, vận hành bộ máy nhà nước tại địa phương. Làm thế nào để giải quyết các vấn đề vướng mắc của người dân được nhanh hơn và tốt hơn. Chính quyền đơ thị phải làm sao đáp ứng, giải quyết được các vấn đề của dân một cách nhanh gọn. Chính

quyền phải thể hiện rõ hiệu lực và hiệu quả trong quản lý nhà nước. Thêm vào đó, Chính quyền đơ thị thì phải phát triển đúng nghĩa tương xứng với qui mô đô thị, nên yêu cầu của bộ máy cao hơn, chất lượng giải quyết các vấn đề tốt hơn, thời gian nhanh hơn, các thủ tục hành chính phải được đơn giản hơn. Khi khơng cịn Hội đồng nhân dân xã nữa, hoạt động của chính quyền đơ thị và việc bố trí nhân sự sẽ được giải quyết tùy theo tính chất của sự việc mà xử lý theo trình tự từ Ủy ban nhân dân cấp dưới lên trên, nhưng khác biệt là sự tinh nhuệ của bộ máy. Điều đó đặt ra yêu cầu cao hơn về trình độ và đạo đức của bộ máy cơng quyền, và theo lãnh đạo thành phố Đà Nẵng, đó gọi là cái "tinh nhuệ". Từ mơ hình chính quyền đơ thị của Đà Nẵng, người dân sẽ được hưởng lợi nhiều thể hiện qua việc giải quyết các vấn đề nhanh hơn, ít phiền hà hơn. Quan trọng hơn là người dân được giải quyết các vấn đề một cách tốt nhất, làm việc với người cơng chức có trách nhiệm, có tâm với dân.

Trong khn khổ Đề án xây dựng chính quyền đơ thị, Đà Nẵng cũng đề xuất thành lập quỹ hỗ trợ công chức, viên chức, được một số đại biểu Hội đồng nhân dân Thành phố gọi là Quỹ giữ gìn đạo đức công chức. Đây là một phần của Đề án Xây dựng chính quyền đơ thị tại Đà Nẵng, nhằm phục vụ chủ trương tinh gọn bộ máy. Có nghĩa là cần những cơng chức có trình độ, có đạo đức đáp ứng được nhu cầu công việc. Đồng thời nâng cao trách nhiệm của cán bộ công chức đối với công việc.

Tuy nhiên, đi kèm đó là các chính sách đối với những cán bộ cơng chức này nhằm cân bằng mức thu nhập hiện tại của công chức nhà nước so với bên ngồi. Một mặt chính quyền sẽ giữ được người tài, tránh chảy máu chất xám. Một mặt, người dân sẽ có được những người cơng chức thật sự phục vụ lợi ích của nhân dân, tránh nhũng nhiễu.

Sau hơn 1 năm thí điểm thực hiện việc không tổ chức Hội đồng nhân dân (Hội đồng nhân dân) 8 quận, huyện và 45 phường tại Đà Nẵng, mọi chỉ tiêu kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng của địa phương đều đảm bảo, quyền

dân chủ người dân được phát huy. Bộ máy chính quyền tồn Thành phố được vận hành đồng bộ, thống nhất, nhanh, linh hoạt và hiệu quả hơn trước. Đây là bước tiến triển tốt để xây dựng mơ hình chuẩn về quản lý đơ thị.

- Kết quả tốt đẹp của Đà Nẵng trước hết là do đã phát huy vai trò người đứng đầu: Khác với một số tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khác của cả nước, Đà Nẵng triển khai thí điểm khơng tổ chức Hội đồng nhân dân các cấp quận, huyện, phường được thực hiện rất chủ động. Từ việc ban hành các văn bản chỉ đạo cho đến công tác tuyên truyền được triển khai nhanh, sát, nên công tác tổ chức nhân sự được đồng thuận. Yếu tố dẫn đến thành cơng nhanh khi thực hiện thí điểm chủ trương này tại Đà Nẵng, phải nhắc đến "truyền thống" điều hành nhất quán của bộ máy hành chính địa phương. Đặc biệt sau ngày chia tách tỉnh.

Khơng thể phủ nhận vai trị của Hội đồng nhân dân rất quan trọng qua nhiều thời kỳ. Tuy nhiên, hiện nay khơng cịn như trước nữa. Nhất là ở các đô thị, với sự chỉ đạo, điều hành được tập trung, nhất quán. Các điều kiện để "tương tác" giữa bộ máy chính quyền và người dân rất thuận tiện, nhiều kênh, đảm bảo tối đa quyền dân chủ cơ sở. Khi không tổ chức Hội đồng nhân dân

các cấp quận, huyện, phường, chủ tịch Ủy ban nhân dân các địa phương được bổ nhiệm trực tiếp, trách nhiệm người đứng đầu của họ được khẳng định và quan trọng hơn là ý thức về trách nhiệm đó chắc chắn được nâng cao. Khi sai phạm, họ có thể bị miễn nhiệm ngay mà khơng cần chờ đến kỳ họp Hội đồng nhân dân đồng cấp. Ngược lại, vai trò tự chủ của chính quyền cấp xã, thị trấn, người đứng đầu được phát huy. Chính vì thế mà hiệu quả cơng việc cao hơn. Sau hơn 1 năm thí điểm, Đà Nẵng vẫn giữ được vị trí đứng đầu về chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh liên tiếp (CPI). Bổ nhiệm trực tiếp khơng nhất thiết phải lấy người địa phương, vì thế cơng tác tổ chức linh hoạt, chất lượng cán bộ cũng được nâng cao.

Một phần của tài liệu Đổi mới tổ chức và hoạt động của chính quyền xã, thị trấn ở thành phố hà nội theo yêu cầu cải cách nền hành chính nhà nước (Trang 34 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(136 trang)
w