Chức trách, nhiệm vụ của cán bộ, công chức cấp xã

Một phần của tài liệu Đổi mới tổ chức và hoạt động của chính quyền xã, thị trấn ở thành phố hà nội theo yêu cầu cải cách nền hành chính nhà nước (Trang 76 - 80)

- Khái quát về địa giới hành chính

2.2.4.2. Chức trách, nhiệm vụ của cán bộ, công chức cấp xã

Chức trách, nhiệm vụ cụ thể của các chức danh cán bộ, công chức cấp xã được quy định trong bản Quy định tiêu chuẩn cụ thể đối với cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn, được ban hành kèm theo Quyết định số 04/2004/QĐ-BNV ngày 16.01.2004 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ, theo đó:

+ Chức trách, nhiệm vụ của Bí thư, Phó Bí thư đảng ủy, chi ủy, Thường trực đảng ủy cấp xã

- Bí thư, Phó Bí thư đảng ủy, Chi ủy, Thường trực đảng ủy cấp xã là cán bộ chuyên trách công tác ở đảng bộ hoặc chi bộ (đối với nơi chưa thành lập Đảng bộ) cấp xã có trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Đảng bộ hoặc chi bộ; cùng tập thể Đảng ủy hoặc chi ủy lãnh đạo tồn diện đối với hệ thống chính trị ở cấp xã trong việc thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước trên địa bàn xã, phường, thị trấn.

* Chức trách, nhiệm vụ của Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Bí thư Đồn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ, Chủ tịch Hội Nông dân, Chủ tịch Hội Cựu chiến binh cấp xã

- Lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức mình thực hiện chức năng, nhiệm vụ theo quy định của điều lệ của tổ chức mình, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; chuẩn bị nội dung, triệu tập và chủ trì các kỳ họp của tổ chức mình; cùng tập thể Ban Thường trực hoặc Ban chấp hành của tổ chức mình xây dựng chương trình kế hoạch cơng tác, hướng dẫn hoạt động đối với bộ phận của tổ chức mình ở thơn.

- Chỉ đạo việc xây dựng quy chế hoạt động của Ban Thường vụ, Ban Chấp hành của tổ chức mình; lãnh đạo, chỉ đạo hoạt động của Ban Thường vụ, Ban Chấp hành theo đúng quy chế đã xây dựng.

- Tổ chức, chỉ đạo việc học tập chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật Nhà nước; các chủ trương, nghị quyết đối với đồn viên, hội viên của tổ chức mình; phối hợp với chính quyền cấp xã, thị trấn, các đồn thể cùng cấp vận động, hướng dẫn cán bộ, đoàn viên, hội viên tổ chức mình, các tầng lớp nhân dân tham gia thực hiện các chương trình kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phịng, hiệp thương bầu cử xây dựng chính quyền, thực

hiện Quy chế dân chủ tại xã, phường, thị trấn và các phong trào thi đua của tổ chức mình theo chương trình, nghị quyết của tổ chức chính trị - xã hội cấp trên tương ứng đề ra.

- Tham mưu đối với đảng ủy, chi ủy cấp xã trong việc xây dựng đội ngũ cán bộ của tổ chức mình; bám sát các phong trào, định kỳ tổ chức kiểm tra, đánh giá và báo cáo với đảng ủy, chi ủy cấp xã và các tổ chức đoàn thể cấp trên trực tiếp về hoạt động của tổ chức mình.

- Chỉ đạo việc lập kế hoạch kinh phí, chấp hành, quyết tốn kinh phí hoạt động và quyết định việc phân bổ kinh phí hoạt động do Nhà nước cấp đối với tổ chức mình.

* Chức trách, nhiệm vụ của Chủ tịch và Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân cấp xã

- Chủ tịch và Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân cấp xã có trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Hội đồng nhân dân, bảo đảm phát triển kinh tế - xã hội, an ninh chính trị, trật tự an tồn xã hội trên địa bàn địa phương mình.

- Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân cấp xã có nhiệm vụ tổ chức thực hiện các nhiệm vụ do Chủ tịch Hội đồng nhân dân phân công và thay mặt Chủ tịch Hội đồng nhân dân giải quyết công việc khi Chủ tịch Hội đồng nhân dân vắng mặt.

* Chức trách, nhiệm vụ của Chủ tịch và Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã

- Chủ tịch và Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành hoạt động của Ủy ban nhân dân và hoạt động quản lý nhà nước đối với các lĩnh vực kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng đã được phân cấp ở địa phương mình.

- Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công của Chủ tịch Ủy ban nhân dân và những công việc khác do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã ủy nhiệm khi Chủ tịch Ủy ban nhân dân đi vắng.

* Chức trách, nhiệm vụ của công chức cấp xã

Công chức cấp xã là người làm công tác chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp xã, có trách nhiệm giúp Ủy ban nhân dân cấp xã quản lý nhà nước trong các lĩnh vực công tác khác nhau và thực hiện các nhiệm vụ khác do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã giao.

Hiện nay cán bộ, công chức xã, thị trấn ở Hà Nội được thể hiện qua kết quả điều tra (xem Phụ lục 1 và 2)

Căn cứ vào các bảng đó cho thấy trong số cán bộ, công chức cấp xã, thị trấn ở Hà Nội thì: Số cán bộ, cơng chức là nữ giới chiếm tỷ lệ thấp. Độ tuổi: Dưới 45 chiếm 30,1%, nhìn chung số cán bộ, cơng chức cấp xã trên 45 tuổi có tỷ lệ cao, từ đó đặt ra yêu cầu cần nhanh chóng trẻ hóa đội ngũ cán bộ, cơng chức cấp xã, phường, thị trấn.

+ Về trình độ chun mơn, nghiệp vụ:

- Trong số 10.545 cán bộ, công chức cấp xã, phường, thị trấn của của Hà Nội, có: 784 người trình độ sơ cấp (7,38%), số cán bộ đã qua đào tạo trung cấp: 3488 người (33,15%), số cán bộ chuyên trách đã qua đào tạo cao đẳng: 803 người (7,60%), số cán bộ đã qua đào tạo đại học: 3344 người (31,74%), số chưa đủ tiêu chuẩn 2126 người (20,13%).

+ Về trình độ lý luận chính trị: Trình độ sơ cấp 2808 người (26,62%), trình độ trung cấp trở lên 5350 người (50,75%), chưa đủ tiêu chuẩn 2387 người (22,63%); Số cán bộ, công chức đã qua đào tạo quản lý nhà nước 5430 người (51,55%), số chưa được đào tạo kiến thức quản lý nhà nước là 5115 người (49,45%)

Như vậy, có thể thấy rằng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã, phường, thị trấn hiện nay còn hạn chế nhất định về trình độ chun mơn nghiệp vụ.

Nếu đối chiếu với quy định trong bản tiêu chuẩn thì cịn một bộ phận không nhỏ cán bộ, công chức cấp xã, phường, thị trấn chưa đạt yêu cầu. Thực tế này đòi hỏi cần khẩn trương chuẩn hóa đội ngũ cán bộ, cơng chức cấp xã, thị trấn. Cán bộ, công chức cấp xã, thị trấn chính là hạt nhân quyết định hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị cấp xã, thị trấn, cán bộ, cơng chức có trình độ, năng lực tất nhiên chất lượng hiệu quả cơng việc sẽ cao hơn.

Nhìn chung đội ngũ cán bộ, công chức xã, thị trấn của Hà Nội tuy đã có một số kết quả khả quan, nhưng vẫn còn những tồn tại, hạn chế cần phải khắc phục. Yếu kém lớn nhất là chất lượng của đội ngũ cán bộ, công chức vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu quản lý nhà nước trong cơ chế mới. Mặc dù công tác đào tạo, bồi dưỡng được tăng cường, số lượng cán bộ, cơng chức qua các lớp, khóa đào tạo, bồi dưỡng khá lớn, nhưng nhìn chung chất lượng, nhất là kiến thức quản lý nhà nước mới với kỹ năng nghiệp vụ hành chính phù hợp đạt được tỷ lệ thấp. Bằng cấp, chứng chỉ tăng, nhưng chất lượng thật sự của cán bộ, cơng chức có bằng cấp, chứng chỉ lại đang là vấn đề đáng lo ngại. Nội dung và phương pháp đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức tuy đã có một số đổi mới, nhưng nhìn chung vẫn chưa có những cải cách cơ bản như Chương trình tổng thể đã đặt ra. Một bộ phận không nhỏ cán bộ, cơng chức suy thối phẩm chất, đạo đức, tham nhũng, cửa quyền, thiếu ý thức trách nhiệm và tinh thần phục vụ, vô cảm trước yêu cầu của nhân dân, của xã hội.

Một phần của tài liệu Đổi mới tổ chức và hoạt động của chính quyền xã, thị trấn ở thành phố hà nội theo yêu cầu cải cách nền hành chính nhà nước (Trang 76 - 80)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(136 trang)
w