Kinh nghiệm đổi mới mối quan hệ giữa Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân xã ở Nghệ An

Một phần của tài liệu Đổi mới tổ chức và hoạt động của chính quyền xã, thị trấn ở thành phố hà nội theo yêu cầu cải cách nền hành chính nhà nước (Trang 37 - 42)

- Những phát sinh được giải quyết nhanh hơn: Sau khi không thực

1.4.2. Kinh nghiệm đổi mới mối quan hệ giữa Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân xã ở Nghệ An

và Ủy ban nhân dân xã ở Nghệ An

Để nâng cao chất lượng hoạt động của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân các cấp, một trong những yếu tố đóng vai trị quan trọng là cần phải

giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân trong việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mỗi cơ quan. Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân xã, thị trấn là hai cơ quan của chính quyền cấp xã, thị trấn. Mối quan hệ giữa Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân là mối quan hệ giữa cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương và cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân - Cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương. Đây là mối quan hệ giữa cơ quan quyền lực có chức năng quyết định những chủ trương, biện pháp quan trọng để phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội ở địa phương; giám sát việc thực hiện pháp luật đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân ở địa phương và cơ quan hành chính nhà nước có chức năng chỉ đạo, tổ chức thực hiện nghị quyết Hội đồng nhân dân cùng cấp, văn bản pháp luật liên quan đến địa phương. Với chức năng, nhiệm vụ của mình, cả Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân đều có vai trị quan trọng trong cơng tác xây dựng và phát triển các lĩnh vực: Kinh tế; xã hội; củng cố quốc phòng - an ninh; ổn định, nâng cao đời sống của nhân dân địa phương và xây dựng chính quyền cấp xã, thị trấn vững mạnh. Tuy nhiên, mục tiêu đó khó có thể đạt được nếu giữa Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân khơng có sự phối hợp chặt chẽ trong quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao. Trên thực tế nhận thức của một số cá nhân về vấn đề này chưa có sự thống nhất, số cá nhân đó cho rằng để thực hiện tốt nhiệm vụ của mỗi cơ quan không nhất thiết phải có sự phối hợp giữa Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân. Tuy nhiên, trên thực tế, mối quan hệ giữa Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân xã, thị trấn rất quan trọng trong chuẩn bị kỳ họp, tiến hành kỳ họp và sau kỳ họp Hội đồng nhân dân xã, thị trấn.

Để góp phần tạo nên sự thành cơng của kỳ họp Hội đồng nhân dân xã, thị trấn, khâu chuẩn bị các điều kiện cho kỳ họp đóng một vai trị rất quan trọng, đặc biệt là việc chuẩn bị nội dung cho kỳ họp. Nhận thức được tầm quan trọng nói trên, thường trực Hội đồng nhân dân xã, thị trấn đã chủ động

tổ chức hội nghị bao gồm thường trực Đảng ủy, thường trực Hội đồng nhân dân, đại diện của Ủy ban mặt trận Tổ quốc cùng cấp, Ủy ban nhân dân để thống nhất dự kiến chương trình, nội dung, thời gian tiến hành kỳ họp. Trong các cuộc họp đó Ủy ban nhân dân được phân cơng phối hợp cùng với thường trực Hội đồng nhân dân để chuẩn bị điều kiện vật chất cũng như nội dung chương trình cho kỳ họp. Cụ thể, Ủy ban nhân dân: Chuẩn bị báo cáo về tình hình thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội 6 tháng, 1 năm của xã; báo cáo dự toán ngân sách, quyết toán ngân sách xã; Chuẩn bị các đề án về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất khu dân cư và các loại đất khác theo thẩm quyền; Chuẩn bị đề án làm đường giao thơng nơng thơn, xây dựng nhà văn hóa xóm; Chuẩn bị đề án giải quyết việc làm cho lao động địa phương, phát triển chăn ni trâu, bị, lợn, vịt ở địa phương…

Để việc chuẩn bị nội dung các báo, đề án trình Hội đồng nhân dân có chất lượng, trên tinh thần nội dung cuộc họp do thường trực Hội đồng nhân dân xã, thị trấn phối hợp tổ chức, và căn cứ vào quy chế phối hợp hoạt động giữa Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân xã, thị trấn đã được ban hành. Ủy ban nhân dân xã, thị trấn phân cơng các ban như: Ban kinh tế, ban văn hóa xã, hội, ban tư pháp, văn phòng…chuẩn bị báo cáo, đề án để Ủy ban nhân dân xem xét trước khi trình ra Hội đồng nhân dân xã, thị trấn thảo luận thông qua.

Để giúp Hội đồng nhân dân thảo luận và thông qua các báo cáo, đề án đạt chất lượng cao, thường trực Hội đồng nhân dân ngoài việc phối hợp với Ủy ban nhân dân chuẩn bị nội dung, chương trình kỳ họp cịn cùng với văn phòng ủy ban nhân dân gửi các báo cáo, đề án, giấy mời cho các đại biểu Hội đồng nhân dân xã, thị trấn, đại biểu Hội đồng nhân dân huyện, tỉnh, đại biểu Quốc hội được bầu ở địa phương, cơ quan nhà nước và các đại biểu khác theo quy định của pháp luật. Phối hợp với Ủy ban nhân dân xã, thị trấn chuẩn bị điều kiện vật chất để kỳ họp được tiến hành theo quy định và đạt chất lượng tốt.

Trong quá trình tiến hành kỳ họp: Kỳ họp được xác định là một trong bốn hình thức hoạt động của Hội đồng nhân dân và được coi là hình thức hoạt động chủ yếu của Hội đồng nhân dân xã. Bởi vì, kỳ họp là nơi tập trung trí tuệ các đại biểu Hội đồng nhân dân, nơi xem xét và biến ý chí nguyện vọng của đa số nhân dân trong xã thành quy định mang tính bắt buộc đối với các cá nhân và tổ chức liên quan trên địa bàn - nơi thực hiện quyền làm chủ của nhân dân địa phương và thực hiện chức năng của Hội đồng nhân dân. Tại kỳ họp Hội đồng nhân dân đã tiến hành xem xét các báo cáo, đề án do Ủy ban nhân dân xã, thị trấn đệ trình, như: Báo cáo thực hiện nghị quyết Hội đồng nhân dân về phát triển kinh tế - xã hội xã, thị trấn 6 tháng, năm; báo cáo thực hiện đề án về chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi; đề án xây dựng đường giao thông nông thôn…

Do được chuẩn bị chu đáo, nghiêm túc, nên các báo cáo, đề án Ủy ban nhân dân trình Hội đồng nhân dân đều được Hội đồng nhân dân và cử tri của xã, thị trấn đánh giá có chất lượng, đã góp phần khơng nhỏ trong việc nâng cao chất lượng nghị quyết của Hội đồng nhân dân xã, thị trấn.

Mối quan hệ giữa Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân cịn được thể hiện thơng qua chương trình chất vấn và trả lời chất vấn của Chủ tịch, Phó chủ tịch và các thành viên của Ủy ban nhân dân xã, thị trấn. Để chất vấn và trả lời chất vấn đạt kết quả tốt cần phải giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa người chất vấn và người có trách nhiệm trả lời chất vấn. Người có trách nhiệm trả lời chất vấn sau khi nhận được câu hỏi chất vấn của đại biểu Hội đồng nhân dân từ chủ tọa kỳ họp, người có trách nhiệm trả lời chất vấn đã chuẩn bị nghiêm túc và đi thẳng vào vấn đề trả lời trực tiếp trước Hội đồng nhân dân, trường hợp khơng có điều kiện trả lời trực tiếp thì người có trách nhiệm trả lời chất vấn, trả lời bằng văn bản cho người chất vấn và thường trực Hội đồng nhân dân theo quy định của Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân năm 2003. Vì vậy, những vấn đề thuộc phạm vi quản lý của Uỷ

ban nhân dân xã, thị trấn đang có nhiều ý kiến khác nhau qua trả lời chất vấn đã được làm rõ, nhờ vậy đã góp phần củng cố niềm tin của nhân dân đối với chính quyền.

Sau mỗi kỳ họp Hội đồng nhân dân, kết quả kỳ họp của Hội đồng nhân dân được phản ảnh chủ yếu thông qua nghị quyết của Hội đồng nhân. Tuy nhiên, nghị quyết của Hội đồng nhân dân có đi vào thực tiễn hay không phụ thuộc rất lớn vào khâu tổ chức thực hiện nghị quyết Hội đồng nhân dân của Ủy ban nhân dân xã. Do vậy, sau mỗi kỳ họp, thường trực Hội đồng nhân dân tiến hành đôn đốc Ủy ban nhân dân khẩn trương triển khai thực hiện nghị quyết Hội đồng nhân dân, đồng thời giám sát Ủy ban nhân dân trong việc tổ chức thực hiện nghị quyết Hội đồng nhân dân. Là cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân xã, thị trấn ngay sau kỳ họp Hội đồng nhân dân đã tiến hành xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện nghị quyết Hội đồng nhân dân và triển khai tổ chức thực hiện kế hoạch đó kịp thời và có hiệu quả.

Như vậy, quan hệ giữa Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân là quan hệ giữa hai cơ quan của chính quyền cùng cấp, để thực hiện có hiệu quả quyền lực của nhân dân đồng thời quản lý tốt các mặt đời sống xã hội ở địa phương. Từ thực tiễn giải quyết mối quan hệ của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân xã ở Nghệ An, có thể rút thấy:

- Trên cơ sở chức năng nhiệm vụ của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân theo pháp luật hiện hành và thực tiễn yêu cầu về phát triển kinh tế - xã hội của xã, ngay từ đầu nhiệm kỳ, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân xã, thị trấn phải khẩn trương xây dựng quy chế phối hợp hoạt động.

- Trên cơ sở quy chế phối hợp hoạt động đã được đã được ban hành, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân xã, thị trấn phải thường xuyên bám sát quy chế để tổ chức hoạt động của mỗi cơ quan, nếu có gì vướng mắc các cơ quan đó phối hợp tìm cách giải quyết.

- Việc giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân xã, thị trấn nhằm đảm bảo cho Ủy ban nhân dân thực hiện đúng chức năng của một cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân cùng cấp, cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương. Đồng thời tạo điều kiện cho Hội đồng nhân dân ban hành những nghị quyết sát đúng, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ phát triển kinh tế -xã hội ở địa phương, giám sát việc thực hiện nghị quyết Hội đồng nhân dân đã ban hành có hiệu quả.

- Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân xã, thị trấn chủ động tranh thủ sự lãnh đạo của đảng ủy xã về việc phối hợp thực hiện nhiệm vụ của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân. Khi thực hiện quyền chất vấn các đại biểu Hội đồng nhân dân phát huy trách nhiệm của người đại biểu Hội đồng nhân dân, nghiên cứu kỹ vấn đề cần chất vấn để chuẩn bị câu hỏi chất vấn. Vấn đề chất vấn phải liên quan đến trách nhiệm của người bị chất vấn, câu hỏi chất vấn ngắn gọn, dễ hiểu và đi thẳng vào vấn đề, không hỏi trùng lặp câu hỏi đã được đại biểu khác đã hỏi và đã được trả lời.

Một phần của tài liệu Đổi mới tổ chức và hoạt động của chính quyền xã, thị trấn ở thành phố hà nội theo yêu cầu cải cách nền hành chính nhà nước (Trang 37 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(136 trang)
w