Mối quan hệ giữa chính quyền cấp xã,thị trấn với Trưởng thôn

Một phần của tài liệu Đổi mới tổ chức và hoạt động của chính quyền xã, thị trấn ở thành phố hà nội theo yêu cầu cải cách nền hành chính nhà nước (Trang 70 - 72)

- Khái quát về địa giới hành chính

2.2.2.3. Mối quan hệ giữa chính quyền cấp xã,thị trấn với Trưởng thôn

trấn với Trưởng thôn

Thôn không phải là một cấp đơn vị hành chính - lãnh thổ nhưng là nơi cộng đồng dân cư sinh sống và có sự gắn kết chặt chẽ. Thôn là nơi thực hiện dân chủ một cách trực tiếp và rộng rãi nhằm giải quyết các công việc chung của cộng đồng dân cư. Thơn cịn là nơi mà công dân trực tiếp thực hiện quyền và nghĩa vụ cơng dân của mình; bảo đảm đồn kết, giữ gìn trật tự, an tồn xã hội và vệ sinh môi trường; xây dựng cuộc sống mới, tương trợ, giúp đỡ nhau; giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp, thuần phong mỹ tục. Xuất phát từ đó mà thơn đã trở thành chỗ dựa vững chắc cho chính quyền cấp xã, thị trấn trong việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình. Tuy nhiên, việc thơn có phát huy được thế mạnh của mình hay khơng lại phụ thuộc nhiều vào vai trị của Trưởng thôn - người đại diện cho cộng đồng dân cư của thôn. Trưởng thôn do Hội nghị nhân dân của thôn bầu ra và được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, thị trấn xem xét ra quyết định công nhận. Trưởng thôn chịu sự quản lý của Ủy ban nhân dân cấp xã, thị trấn, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, thị trấn có quyền phê bình, cảnh cáo, tạm đình chỉ, cho thơi giữ chức khi Trưởng

thơn khơng hồn thành nhiệm vụ, vi phạm quyền làm chủ của nhân dân, tham nhũng, lãng phí, khơng phục tùng sự chỉ đạo, điều hành của Ủy ban nhân dân hoặc vi phạm pháp luật và các quy định khác của cấp trên. Tuy là người đại diện cho cộng đồng dân cư của thôn, nhưng đồng thời Trưởng thơn cịn đóng vai trị là cánh tay nối dài của chính quyền cấp xã, thị trấn. Với vị trí này, pháp luật hiện hành quy định Trưởng thơn các nhiệm vụ cụ thể như:

- Chủ trì, phối hợp với Ban công tác Mặt trận Tổ quốc của thơn và các đồn thể ở thơn trong q trình triển khai các hoạt động ở thôn, bao gồm: Triệu tập và chủ trì Hội nghị nhân dân thơn; hướng dẫn, đơn đốc, tổ chức và vận động nhân dân trong thôn thực hiện các nghị quyết của Hội đồng nhân dân, quyết định, chỉ thị của Ủy ban nhân dân cấp xã, thị trấn, thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân; tổ chức thực hiện các quyết định của thôn; tổ chức xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước của thôn; tổ chức thực hiện Quy chế dân chủ ở thơn; bảo đảm đồn kết, giữ gìn trật tự, an tồn trong thơn; tập hợp, phản ánh, đề nghị chính quyền cấp xã, thị trấn giải quyết những nguyện vọng chính đáng của nhân dân trong thơn; ký hợp đồng dịch vụ phục vụ sản xuất và xây dựng cơ sở hạ tầng trên cơ sở quyết định của Hội nghị nhân dân thôn.

- Phối hợp với các tổ chức kinh tế, các đoàn thể, các hội hướng dẫn nhân dân phát triển kinh tế, cải thiện đời sống, giữ gìn trật tự, an tồn xã hội, xây dựng cơ sở hạ tầng của thôn.

- Phối hợp với Ban công tác Mặt trận ở thôn hướng dẫn hoạt động của Ban hòa giải, Ban an ninh, Ban bảo vệ sản xuất, Ban kiến thiết.

- Phát hiện và báo cáo kịp thời với Ủy ban nhân dân cấp xã, thị trấn những hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm lợi ích và quyền tự do dân chủ của công dân.

- Được Ủy ban nhân dân cấp xã, thị trấn mời dự họp về các vấn đề liên quan đến thôn; đồng thời, được tham dự các lớp tập huấn, bồi dưỡng, được hưởng phụ cấp theo quy định của tỉnh, thành phố thuộc trung ương.

- Định kỳ sáu tháng và một năm, Trưởng thơn báo cáo cơng tác, tự phê bình, kiểm điểm trước Hội nghị nhân dân thôn. Hàng năm, Ban công tác Mặt trận Tổ quốc cùng với các thành viên của Mặt trận ở thơn tổ chức lấy phiếu tín nhiệm đối với Trưởng thơn; nếu tỉ lệ phiếu tín nhiệm thấp hơn 50% số người tham gia bỏ phiếu thì đề nghị tổ chức Hội nghị nhân dân thôn xem xét miễn nhiệm Trưởng thôn và báo cáo lên Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, thị trấn quyết định.

Một phần của tài liệu Đổi mới tổ chức và hoạt động của chính quyền xã, thị trấn ở thành phố hà nội theo yêu cầu cải cách nền hành chính nhà nước (Trang 70 - 72)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(136 trang)
w