Năng lực và năng lực tổ chức, hoạt động của chính quyền xã, thị trấn

Một phần của tài liệu Đổi mới tổ chức và hoạt động của chính quyền xã, thị trấn ở thành phố hà nội theo yêu cầu cải cách nền hành chính nhà nước (Trang 44 - 47)

- Những phát sinh được giải quyết nhanh hơn: Sau khi không thực

1.5.1. Năng lực và năng lực tổ chức, hoạt động của chính quyền xã, thị trấn

HOẠT ĐỘNG CỦA CHÍNH QUYỀN XÃ, THỊ TRẤN

1.5.1. Năng lực và năng lực tổ chức, hoạt động của chính quyềnxã, thị trấn xã, thị trấn

Để thực hiện có hiệu quả bất kỳ hoạt động nào, con người cần phải có một số phẩm chất tâm lý cần thiết và tổng hợp những phẩm chất này được gọi là năng lực. Theo quan điểm của Tâm lý học mác xít, năng lực của con người ln gắn liền với hoạt động của chính họ. Nội dung và tính chất của hoạt động được quy định bởi nội dung và tính chất của đối tượng của nó. Tùy thuộc vào nội dung và tính chất của đối tượng mà hoạt động đòi hỏi ở chủ thể những yêu cầu xác định. Mỗi hoạt động khác nhau, với tính chất và mức độ khác nhau sẽ đòi hỏi ở cá nhân những thuộc tính tâm lý (điều kiện cho hoạt động có hiệu quả) nhất định phù hợp với nó. Do vậy, năng lực khơng phải là một thuộc tính

tâm lý duy nhất nào đó (ví dụ như khả năng tri giác, trí nhớ…) mà là sự tổng hợp các thuộc tính tâm lý cá nhân (sự tổng hợp này không phải phép cộng của các thuộc tính mà là sự thống nhất hữu cơ, giữa các thuộc tính tâm lý này diễn ra mối quan hệ tương tác qua lại theo một hệ thống nhất định và trong đó một thuộc tính nổi lên với tư cách chủ đạo và những thuộc tính khác giữ vai trò phụ thuộc) đáp ứng được những yêu cầu hoạt động và đảm bảo hoạt động đó đạt được kết quả mong muốn. Do đó có thể quan niệm năng lực là sự tổng hợp những thuộc tính của cá nhân con người, đáp ứng những yêu cầu của hoạt động và đảm bảo cho hoạt động đạt được những kết quả cao

Năng lực khơng mang tính chung chung mà khi nói đến năng lực, bao giờ người ta cũng nói đến năng lực thuộc về một hoạt động cụ thể nào đó như năng lực toán học của hoạt động học tập hay nghiên cứu tốn học, năng lực hoạt động chính trị của hoạt động chính trị, năng lực giảng dạy của hoạt động giảng dạy…

Theo Từ điển tiếng Việt: Năng lực là khả năng đủ để làm một cơng việc nào đó hay năng lực là những điều kiện được tạo ra hoặc vốn có để thực hiện một hoạt động nào đó.

Năng lực của một chức danh là những yêu cầu về kiến thức/kỹ năng chính (như là một cái thước /tiêu chuẩn) để người lao động có thể thực hiện tốt những chức năng/cơng việc được giao.

Như vậy năng lực của một tổ chức chính là những yêu cầu của kỹ năng đối với chức năng, nhiệm vụ chính của tổ chức.

Năng lực tổ chức và hoạt động của chính quyền xã, thị trấn là khả năng thực hiện chức năng quản lý và phục vụ dân của bộ máy hành chính, nói một cách khác là khả năng huy động tổng hợp các yếu tố tạo thành sức mạnh thực thi công quyền. Các yếu tố cấu thành năng lực của chính quyền xã, thị trấn gồm:

- Hệ thống tổ chức được thiết lập trên cơ sở phân định rành mạch chức năng thẩm quyền giữa các cơ quan, tổ chức, các cấp trong hệ thống chính quyền xã, thị trấn.

- Hệ thống các nội qui, qui chế trên cơ sở pháp luật, để tạo nên cơ chế vận hành đồng bộ, nhịp nhàng, nhanh nhạy, thơng suốt của bộ máy chính quyền xã, thị trấn.

- Đội ngũ cán bộ, cơng chức có phẩm chất đạo đức, trình độ và kỹ năng hoạt động với cơ cấu, chức danh, tiêu chuẩn đáp ứng các yêu cầu cụ thể của việc thực thi hoạt động.

- Tổng thể các điều kiện vật chất kỹ thuật (công sản) cần và đủ để đảm bảo cho hoạt động chính quyền có hiệu quả.

Năng lực của chính quyền xã, thị trấn quyết định hiệu lực và hiệu quả hoạt động của chính quyền xã, thị trấn; hiệu lực, hiệu quả thể hiện và là thước đo, tiêu chuẩn để đánh giá năng lực của chính quyền xã, thị trấn.

Có hai yếu tố tổng hợp ảnh hưởng quyết định đến hiệu lực quản lý của chính quyền xã, thị trấn: Một là, các cơ quan nhà nước phải có năng lực; Hai là, thiết chế luật định phải đảm bảo cho các cơ quan nhà nước và các cơng chức lãnh đạo phải có quyền lực. Trong hai yếu tố tổng hợp đó, yếu tố năng lực cần có trước; điều đó có nghĩa là chỉ trao quyền lực cho những cơ quan, cơng chức có năng lực. Chỉ có như vậy quản lý nhà nước mới có hiệu lực thực sự. Song mục tiêu hoạt động của chính quyền xã, thị trấn là hiệu quả: Muốn có hiệu quả có 3 giải pháp chính:

Một là, kiện tồn tổ chức, sắp xếp điều chỉnh cơ cấu bộ máy và bố trí

cơng chức sao cho khối lượng cơng việc hồn thành và chất lượng cơng việc giải quyết nhanh, không phiền hà, đáp ứng tốt nhất yêu cầu phục vụ nhân dân.

Hai là, tiết kiệm thời gian, chi phí và tinh giản biên chế bộ máy song

Ba là, tăng cường cải tiến, đầu tư nâng cao trình độ cán bộ, cơng chức

và hiện đại hóa trang thiết bị làm việc để đạt được kết quả công việc tăng nhanh hơn tốc độ tăng chi phí. Điều đó địi hỏi phải đầu tư tăng cường đồng bộ,

Một phần của tài liệu Đổi mới tổ chức và hoạt động của chính quyền xã, thị trấn ở thành phố hà nội theo yêu cầu cải cách nền hành chính nhà nước (Trang 44 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(136 trang)
w