Hoạt động của Ủy ban nhân dân xã,thị trấn ở Hà Nộ

Một phần của tài liệu Đổi mới tổ chức và hoạt động của chính quyền xã, thị trấn ở thành phố hà nội theo yêu cầu cải cách nền hành chính nhà nước (Trang 68 - 70)

- Khái quát về địa giới hành chính

2.2.2.2. Hoạt động của Ủy ban nhân dân xã,thị trấn ở Hà Nộ

Hoạt động của Ủy ban nhân dân cấp xã, thị trấn dựa trên nguyên tắc tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách, kết hợp với chế độ thủ trưởng. Theo nguyên tắc này, những vấn đề quan trọng phải được Ủy ban nhân dân bàn bạc và quyết định tập thể; đồng thời, phân công cho từng thành viên Ủy ban nhân dân phụ trách từng mảng công việc và phải chịu trách nhiệm cá nhân về việc thực hiện nhiệm vụ đó. Tuy nhiên, với tư cách là người đứng đầu Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân vẫn là người chịu trách nhiệm chính trong việc lãnh đạo và điều hành hoạt động của Ủy ban nhân dân.

* Hoạt động tập thể của Ủy ban nhân dân cấp xã, thị trấn

Điều 124 Hiến pháp năm 1992 quy định: Khi quyết định những vấn đề quan trọng của cấp xã, Ủy ban nhân dân phải thảo luận tập thể và quyết định theo đa số. Cụ thể hóa quy định này của Hiến pháp, pháp luật hiện hành đã quy định sáu vấn đề mà Ủy ban nhân dân cấp xã phải thảo luận tập thể và quyết định theo đa số:

- Chương trình làm việc của Ủy ban nhân dân;

- Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội; dự toán ngân sách, quyết toán ngân sách hàng năm và quỹ dự trữ của cấp xã trình Hội đồng nhân dân cấp xã quyết định;

- Kế hoạch đầu tư, xây dựng các cơng trình trọng điểm ở xã, phường, thị trấn trình Hội đồng nhân dân cấp xã quyết định;

- Kế hoạch huy động nhân lực, tài chính để giải quyết các vấn đề cấp bách của xã, phường, thị trấn trình Hội đồng nhân dân cấp xã quyết định;

- Các biện pháp thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp xã về kinh tế - xã hội, thông qua báo cáo của Ủy ban nhân dân trước khi trình Hội đồng nhân dân cấp xã;

- Đề án thành lập mới, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính ở xã, phường, thị trấn.

Ủy ban nhân dân cấp xã, thị trấn mỗi tháng họp ít nhất một lần. Các quyết định của Ủy ban nhân dân cấp xã, thị trấn phải được quá nửa tổng số thành viên Ủy ban nhân dân biểu quyết tán thành. Hình thức ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Ủy ban nhân dân cấp xã, thị trấn là quyết định và chỉ thị. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, thị trấn thay mặt Ủy ban nhân dân ký xác nhận.

* Hoạt động của Chủ tịch và các thành viên khác của Ủy ban nhân dân cấp xã

Với vai trò là người đứng đầu Ủy ban nhân dân cấp xã, thị trấn, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, thị trấn có những nhiệm vụ, quyền hạn:

- Lãnh đạo công tác của Ủy ban nhân dân và các thành viên của Ủy ban nhân dân;

- Triệu tập và chủ tọa các phiên họp của Ủy ban nhân dân;

- Bổ nhiệm, miễn nhiệm, điều động, cách chức, khen thưởng, kỷ luật cán bộ, công chức ở cấp xã theo sự phân cấp quản lý;

- Chỉ đạo và áp dụng các biện pháp để giải quyết những cơng việc đột xuất, khẩn cấp trong phịng, chống thiên tai, cháy, nổ, dịch bệnh, an ninh, trật tự và báo cáo Ủy ban nhân dân trong phiên họp gần nhất.

Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, thị trấn được ban hành văn bản dưới hình thức quyết định, chỉ thị để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình.

Theo quy định của pháp luật hiện hành thì những vấn đề quan trọng phải được Ủy ban nhân dân cấp xã, thị trấn bàn bạc và quyết định tập thể,

nhưng đồng thời từng thành viên Ủy ban nhân dân cũng được giao phụ trách từng mảng cơng việc nhất định. Cụ thể, ngồi việc phụ trách chung, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, thị trấn trực tiếp phụ trách cơng tác nội chính, quy hoạch và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội; một Phó Chủ tịch phụ trách lĩnh vực kinh tế - tài chính, xây dựng, giao thơng, nhà đất và tài ngun - mơi trường; một Phó Chủ tịch phụ trách lĩnh vực văn hóa - xã hội và các lĩnh vực khác; một Ủy viên phụ trách công an; một Ủy viên phụ trách quân sự.

Các Phó Chủ tịch và các ủy viên Ủy ban nhân dân cấp xã, thị trấn thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo sự phân công của Chủ tịch Ủy ban nhân dân và phải chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Ủy ban nhân dân về việc thực hiện nhiệm vụ được giao.

Một phần của tài liệu Đổi mới tổ chức và hoạt động của chính quyền xã, thị trấn ở thành phố hà nội theo yêu cầu cải cách nền hành chính nhà nước (Trang 68 - 70)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(136 trang)
w