Xác định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân xã, thị trấn

Một phần của tài liệu Đổi mới tổ chức và hoạt động của chính quyền xã, thị trấn ở thành phố hà nội theo yêu cầu cải cách nền hành chính nhà nước (Trang 100 - 102)

- Khái quát về địa giới hành chính

3.2.3.1. Xác định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân xã, thị trấn

nhân dân và Ủy ban nhân dân xã, thị trấn

Xuất phát từ vị trí quan trọng của chính quyền cấp xã, thị trấn trong bộ máy nhà nước, cần xác định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân xã, thị trấn và tổ chức thực hiện nghiêm chỉnh trên thực tiễn. Đây là cấp chính quyền trực tiếp tổ chức thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của nhà nước, tổ chức thực hiện các biện pháp phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương, thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước trên địa bàn xã, thị trấn. Với trách nhiệm quan trọng như vậy, chức năng, nhiệm vụ của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân xã, thị trấn phải được quy định rõ ràng, cụ thể.

Trước hết đối với Ủy ban nhân dân xã, thị trấn, cần củng cố và phát triển Ủy ban xã, thị trấn thành một cơ quan tổng hợp đa chức năng, giống như thiết chế Ủy ban hành chính đã tồn tại từ Hiếp pháp 1946. Ủy ban nhân dân xã, thị trấn là một cơ quan phối hợp hành động đa chức năng, nhiều tác dụng, vừa là cơ quan quyết nghị những vấn đề thuộc đơn vị mình, đồng thời là cơ quan chấp hành của các cơ quan nhà nước cấp trên và là cơ quan hành chính nhà nước điều hành các cơng việc trên phạm vi địa phương mình. Ngồi ra, Ủy ban nhân dân xã, thị trấn cịn có vai trị như một cơ quan tư pháp để giải quyết những tranh chấp dân sự, những việc liên quan đến hơn nhân và gia đình, khám phá và giải quyết những vi phạm pháp luật nhỏ ở địa bàn xã, thị trấn mà tính chất nguy hiểm ở mức độ thấp... Khi giải quyết các công việc quan trọng có liên quan đến địa phương như tài chính, giáo dục - xã hội, xây dựng, trật tự - an ninh thì Ủy ban nhân dân xã, thị trấn bắt buộc phải vừa tuân theo các quy định của cơ quan nhà nước cấp trên, vừa tuân theo quyết nghị

của Hội đồng nhân dân xã, thị trấn. Với cách tổ chức như vậy, nếu các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước ở cấp cao hơn do nhiều loại cơ quan khác nhau cùng thực hiện thì ở cấp xã, thị trấn chỉ do một cơ quan thực hiện là Ủy ban nhân dân xã, thị trấn.

Do những đặc điểm đặc thù của Thủ đô Hà Nội, nhu cầu, điều kiện của Hà Nội cũng khác biệt so với các địa phương khác nên Ủy ban nhân dân xã, thị trấn ở Hà Nội cần phải được tổ chức quản lý khác với các địa phương khác. Ở những xã nơng nghiệp nơng thơn thì trong Ủy ban nhân dân cần có một cán bộ chuyên trách về nông nghiệp, ở những xã, thị trấn mà nhân dân chủ yếu là kinh doanh nên có một cán bộ chuyên phụ trách về kinh doanh...Các địa phương khác nhau có thể tổ chức bộ máy quản lý ở địa phương mình phù hợp với những đặc thù của địa phương, nhưng vẫn bảo đảm những nguyên tắc chung về chức năng, nhiệm vụ quyền hạn của một Ủy ban nhân dân cấp xã, thị trấn.

Những quy định pháp luật về tổ chức và hoạt động của bộ máy chính quyền cấp xã, thị trấn chỉ nên mang tính nguyên tắc, những vấn đề khung để đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ trong việc thực hiện quyền lực nhà nước tập trung thống nhất trên phạm vi cả nước. Còn những vấn đề cụ thể, chi tiết nên dành cho mỗi địa phương (do các cơ quan chính quyền cấp tỉnh, thành phố) quyết định, tự bố trí sắp xếp về mặt tổ chức cũng như hoạt động sao cho phù hợp với tình hình cụ thể của địa phương mình, miễn là khơng trái với luật. Như vậy, sẽ vừa bảo đảm được sự thống nhất chung trên phạm vi cả nước, vừa bảo đảm tính đa dạng, thiết thực, linh hoạt trong quản lý nhà nước ở mỗi địa phương. Đồng thời, cũng tạo cho mỗi địa phương sự chủ động, sáng tạo khi quyết định các vấn đề có liên quan đến lợi ích của địa phương mình, tạo ra sự thi đua giữa các địa phương trong khuôn khổ pháp luật. Như vậy, các vấn đề cụ thể về tổ chức và hoạt động của chính quyền xã, thị trấn ở Hà Nội cần giao cho chính quyền Thành phố quy định trên cơ sở pháp luật.

Hiện nay chưa có văn bản hướng dẫn nên cơng tác chỉ đạo, hướng dẫn

Một phần của tài liệu Đổi mới tổ chức và hoạt động của chính quyền xã, thị trấn ở thành phố hà nội theo yêu cầu cải cách nền hành chính nhà nước (Trang 100 - 102)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(136 trang)
w