Đổi mới tổ chức và hoạt động của chính quyền xã,thị trấn ở Hà Nội phải quán triệt nguyên tắc quyền lực nhà nước thống nhất, thông

Một phần của tài liệu Đổi mới tổ chức và hoạt động của chính quyền xã, thị trấn ở thành phố hà nội theo yêu cầu cải cách nền hành chính nhà nước (Trang 94 - 95)

- Khái quát về địa giới hành chính

3.1.3. Đổi mới tổ chức và hoạt động của chính quyền xã,thị trấn ở Hà Nội phải quán triệt nguyên tắc quyền lực nhà nước thống nhất, thông

Hà Nội phải quán triệt nguyên tắc quyền lực nhà nước thống nhất, thông suốt từ Trung ương đến cơ sở cùng với nguyên tắc tự quản ở cơ sở

Nghị quyết số 17-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương đã đặt ra nhiệm vụ phải đảm bảo:

Tính thống nhất và thơng suốt của hệ thống hành chính nhà nước được bảo đảm trên cơ sở xác định rõ vị trí, trách nhiệm của chính quyền địa phương trong hệ thống cơ quan nhà nước. Chính quyền địa phương được xây dựng, tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc nhà nước đơn nhất, quyền lực của Nhà nước là thống nhất. Theo đó, cần điều chỉnh, bổ sung các quy định để thực hiện nhất quán chủ trương này, đồng thời có cơ chế bảo đảm nguyên tắc xây dựng chính quyền của dân, do dân và vì dân, tăng cường cơng tác giám sát của cấp ủy, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể đối với hoạt động của chính quyền địa phương. Tổ chức hợp lý chính quyền địa phương, phân biệt rõ những khác biệt giữa chính quyền nơng thơn và chính quyền đơ thị [23].

Đổi mới mơ hình tổ chức và hoạt động của chính quyền xã, thị trấn của thành phố Hà Nội để có hiệu quả trên thực tế là một quá trình lâu dài, phức tạp, động chạm nhiều vấn đề. Những thách thức đặt ra cho quá trình đổi mới biểu hiện trên cả các mặt: Chính trị, xã hội, khoa học quản lý... Đòi hỏi nỗ lực từ cơ quan lập pháp (Quốc hội) để sửa đổi Hiến pháp và Luật; các cơ quan quản lý; các thế hệ con người của Hà Nội.

Đổi mới tổ chức và hoạt động của chính quyền xã, thị trấn trên địa bàn thành phố Hà Nội đòi hỏi phải đảm bảo một số yêu cầu mang tính nguyên tắc

nhất định như hạn chế tối đa sự xáo trộn ảnh hưởng đến đời sống xã hội; không tạo nên dư chấn xấu để các lực lượng thù địch có thể dựa vào đó để gây mất trật tự, chống phá chính quyền; hạn chế những thiệt hại vì đổi mới cho những cơng chức trong bộ máy đã có nhiều cống hiến cho sự nghiệp xây dựng và phát triển chính quyền xã, thị trấn.

Đổi mới tổ chức và hoạt động của chính quyền xã, thị trấn trên địa bàn Hà Nội phải quan tâm và giải quyết thấu đáo tất cả các mối quan hệ. Mối quan hệ có thể là trực tiếp, gián tiếp hoặc khách quan hay chủ quan, nếu khơng giải quyết tốt, nó sẽ tác động đến tổ chức và hoạt động của chính quyền. Tổ chức chính quyền đơ thị phải bảo đảm tính thống nhất và liên thơng trên địa bàn về quy hoạch đô thị, kết cấu hạ tầng (như điện, đường, cấp thốt nước, xử lý rác thải, bảo vệ mơi trường) và đời sống dân cư...

Nguyên tắc tập trung thống nhất quyền lực đồng thời đảm bảo sự phân công phối hợp trong tổ chức và hoạt động của các cơ quan nhà nước đã được ghi nhận trong Hiếp pháp. Chính quyền 4 cấp ở Việt Nam được tổ chức và thực thi hiệu quả hay không phụ thuộc rất lớn vào chất lượng hoạt động của chính quyền cơ sở. Sự phù hợp về cơ cấu tổ chức, sự thống nhất trong quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ quyền hạn của các cơ quan trên cơ sở pháp luật quyết định hiệu quả của nguyên tắc thực hiện quyền lực ở Việt Nam. Lý luận đã cho thấy tính chất tự quản của chính quyền cơ sở thể hiện rất rõ trong tổ chức hoạt động của cấp xã, thị trấn ở Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng. Thực hiện triệt để nguyên tắc thống nhất quyền lực nhà nước đồng thời đảm bảo quyền tự quản ở cơ sở trong đổi mới tổ chức, hoạt động của chính quyền cấp xã, thị trấn sẽ đảm bảo hiệu lực, hiệu quả của quản lý nhà nước trong điều kiện hiện nay

Một phần của tài liệu Đổi mới tổ chức và hoạt động của chính quyền xã, thị trấn ở thành phố hà nội theo yêu cầu cải cách nền hành chính nhà nước (Trang 94 - 95)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(136 trang)
w