Đổi mới cơng tác cán bộ chính quyền xã,thị trấn phù hợp với vị trí là cán bộ của Thủ đơ Hà Nộ

Một phần của tài liệu Đổi mới tổ chức và hoạt động của chính quyền xã, thị trấn ở thành phố hà nội theo yêu cầu cải cách nền hành chính nhà nước (Trang 108 - 112)

- Khái quát về địa giới hành chính

3.2.5. Đổi mới cơng tác cán bộ chính quyền xã,thị trấn phù hợp với vị trí là cán bộ của Thủ đơ Hà Nộ

với vị trí là cán bộ của Thủ đơ Hà Nội

Đối với chính quyền xã, thị trấn ở Hà Nội hiện nay, trước yêu cầu cải cách hành chính, nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ xã, thị trấn tiến tới tiêu chuẩn hóa là một việc làm cần thiết.

Trước hết cần thực hiện việc giảm biên chế một cách cương quyết và mạnh mẽ hơn đối với các cơ quan chính quyền trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện và các cấp tương đương, tăng cường biên chế và tổ chức cán bộ cho cấp xã, thị trấn. Số cán bộ, công chức bị giảm của các cơ quan này sẽ được điều chuyển cho các cơ quan cấp xã, thị trấn. Thời gian qua, ngành công an nước ta đã cử xuống mỗi xã một công an huyện để giải quyết những công việc liên quan đến ngành công an mà không cần phải chuyển vụ việc lên cấp huyện. Việc làm này thực sự có hiệu quả tốt. Rất nhiều vụ việc đã được giải quyết kịp thời, không để căng thẳng kéo dài, giảm bớt những tốn kém, những

phiền hà cho nhân dân, được nhân dân đồng tình ủng hộ. Việc làm này cịn tránh được hiện tượng quan liêu, xa dân của cán bộ, công chức. Thiết nghĩ, việc làm đó cần được các ngành khác nghiên cứu, tham khảo vận dụng cho phù hợp với ngành và lĩnh vực của mình.

Cán bộ xã, thị trấn hiện nay chủ yếu xuất thân từ nông dân, lớn lên và trưởng thành trong môi trường nông thôn nên năng lực và trình độ cịn nhiều hạn chế. Song thực tế chúng ta chú ý chưa đúng mức đến công tác đào tạo cán bộ xã, thị trấn, có phần xem nhẹ trình độ của cán bộ xã, thị trấn mà chưa thấy hết được tính phức tạp, sự đa dạng trong hoạt động của họ. Nếu như cán bộ cấp trên cần phải chun sâu, thì cán bộ cấp dưới lại phải có tri thức ở diện rộng, đa năng, gặp việc gì cũng có thể giải quyết được hoặc ít ra cũng biết được thủ tục và cách giải quyết để hướng dẫn cho người dân thực hiện. Cần đào tạo cán bộ xã, thị trấn với nhiều chuyên ngành, nhiều lĩnh vực đa dạng hơn. Đặc biệt là các kiến thức về pháp luật, về quản lý nhà nước, khả năng vận dụng đường lối, chính sách của Đảng và áp dụng pháp luật vào cuộc sống. Đối với địa bàn thành phố Hà Nội, quy mô lãnh thổ của xã, thị trấn hiện khá lớn, các xã ở vùng ngoại thành thuộc Hà Tây cũ lại càng lớn, giao thơng, liên lạc với huyện thường khó khăn, nên địi hỏi tính chủ động của cán bộ cấp xã, thị trấn càng cao. Trong khi đó, hiện nay chúng ta có quá nhiều trường đào tạo chuyên sâu về một lĩnh vực, nên chỉ đáp ứng được việc đào tạo cán bộ cho các cơ quan trung ương hoặc cấp cao mà chưa chú ý đáp ứng nhu cầu của cơ quan chính quyền cấp xã, thị trấn, nhất là các địa phương vùng núi, vùng sâu, vùng xa. Do vậy, cần đổi mới các cơ sở đào tạo, cần thiết kế chương trình đào tạo cán bộ cấp cơ sở đa chức năng hơn cho phù hợp. Nhà nước nên có chiến lược đào tạo và phát triển cán bộ cấp xã, thị trấn cho các vùng núi, vùng sâu, vùng xa để tạo ra sự phát triển đồng bộ giữa các vùng, miền.

Thực tế hiện nay trình độ dân trí của nhân dân đã được nâng cao, tính chất quản lý ngày càng phức tạp, địi hỏi việc quản lý nhà nước cần phải khoa

học hơn, nên cán bộ cấp xã, thị trấn cũng cần phải có trình độ, Nhà nước nên có những quy định cụ thể về tiêu chuẩn đối với cán bộ cấp xã, thị trấn. Chẳng hạn, Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Trưởng Cơng an, cán bộ địa chính - xây dựng, tài chính - kế tốn, tư pháp hộ tịch... phải tốt nghiệp đại học. Muốn cho số sinh viên tốt nghiệp đại học làm việc ở các cơ quan hành chính cấp xã, thị trấn thì Nhà nước cần phải nâng cao tiền lương, nhiệm vụ, quyền hạn cũng như trách nhiệm của cán bộ cấp xã, thị trấn.

Như vậy, việc đổi mới tổ chức và hoạt động của bộ máy chính quyền cấp cơ sở nói chung, của cấp xã, thị trấn nói riêng trong giai đoạn hiện nay là vô cùng cần thiết, địi hỏi Nhà nước ta phải có những giải pháp mạnh hơn nữa, tồn diện hơn nữa. Các cơ quan chính quyền cấp xã, thị trấn trực tiếp liên quan đến dân phải được tổ chức để có thể phục vụ nhân dân một cách tốt nhất, có hiệu quả nhất. Cán bộ cấp xã, thị trấn phải đa năng lực, dễ gần gũi tiếp xúc với dân, có sức khỏe tốt, năng động và sáng tạo. Họ khơng chỉ tun truyền chính xác đường lối chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước, thuyết phục để mỗi người dân thấu hiểu, ủng hộ đường lối chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước mà còn phải gương mẫu thực hiện trước để dân tin, dân phục và dân tự giác làm theo. Dân là gốc, nhưng dân phải thơng qua cán bộ chính quyền cấp cơ sở thì mới trao đổi được thơng tin lên các cấp chính quyền cấp cao hơn. Do vậy, chính quyền cấp xã, thị trấn phải là người hiểu dân nhất, nói lên tiếng nói, nguyện vọng của dân, báo cáo lên cấp trên những nhu cầu, những bức xúc của dân và trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình phải là người giải quyết và đáp ứng tốt nhất những nhu cầu, nguyện vọng hợp pháp, chính đáng của cả cộng đồng dân cư của xã, cũng như của mỗi người dân cụ thể.

- Đối với công tác luân chuyển cán bộ cấp xã, thị trấn: Cán bộ cấp xã,

đoàn thể nhân dân. Hằng ngày cán bộ cấp xã, thị trấn tiếp xúc với nhân dân, thường xuyên tuyên truyền, vận động, tổ chức quần chúng nhân dân thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước, xây dựng, phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội, giữ vững an ninh, trật tự an toàn xã hội, xây dựng đời sống vật chất, tinh thần ở cộng đồng dân cư. Để thực hiện được trọng trách do nhân dân giao, đòi hỏi người cán bộ phải có năng lực, có phẩm chất, đạo đức, uy tín và được Đảng và Nhà nước đào tạo, bồi dưỡng, bố trí, sắp xếp cơng việc hợp lý.

Trong thực tế, người cán bộ nói chung, cán bộ cấp xã, thị trấn nói riêng trong suốt q trình cơng tác có thể khơng giữ ngun một chức vụ, một vị trí, một địa điểm cơng tác mà có thể phải luân chuyển, điều động, được đề bạt, bố trí, sắp xếp cơng tác mới. Việc điều động, luân chuyển, đề bạt, bố trí, sắp xếp cơng tác của cán bộ từ cấp huyện trở lên hay một số cán bộ cấp huyện xuống cấp xã, thị trấn đã được thực hiện thường xuyên.

Tuy nhiên, vấn đề luân chuyển cán bộ trong nội bộ xã, thị trấn lại chưa được giải quyết thấu đáo. Cán bộ lãnh đạo cấp xã, thị trấn dù muốn luân chuyển, bố trí, sắp xếp lại cán bộ giúp việc cấp mình nhưng cũng khơng thực hiện được. Việc bố trí, sắp xếp lại là để cán bộ nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác, thay thế những cán bộ không đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ được giao nhưng ở cấp xã, thị trấn cán bộ chuyên môn, nghiệp vụ, cán bộ lãnh đạo, quản lý chỉ có số lượng rất ít, mỗi tổ chức, ban ngành, đồn thể, chức danh cơng tác chỉ có 1 đến 2 người (trừ ngành y tế, giáo dục), cán bộ chun trách chỉ có 1 cán bộ, cịn lại là cán bộ bán chuyên trách. Mặt khác, việc bố trí, sắp xếp cán bộ cấp xã, thị trấn phần thì phụ thuộc vào việc dân bầu, dân cử, phụ thuộc nhiều vào sự bố trí, sắp xếp, quản lý của cấp huyện, lãnh đạo đảng uỷ, chính quyền cấp xã, thị trấn chỉ có quyền rất hạn chế trong việc luân chuyển cán bộ cấp xã. Có trường hợp cấp huyện đã thực hiện điều động cán bộ làm công tác quản lý đất đai, tài chính từ xã, thị trấn này sang xã, thị trấn khác, hoặc đưa

nhiều cán bộ chuyên môn về cấp xã, thị trấn mà khơng có sự thoả thuận, đồng tình của lãnh đạo cấp xã, thị trấn do đó có cán bộ quen việc, cơng tác tốt phải điều đi, cán bộ khác về lại phải có thời gian dài mới làm quen việc, dẫn đến hiệu quả công tác thấp.

Để thuận tiện cho công tác lãnh đạo, điều hành, quản lý nhà nước ở cơ sở nên giao quyền chủ động bố trí, sắp xếp, luân chuyển cán bộ cấp xã, thị trấn cho cấp uỷ, chính quyền cùng cấp. Đồng thời, cũng tạo điều kiện để mỗi cán bộ ở cơ sở được học tập, nâng cao trình độ nghiệp vụ cũng như trình độ lý luận chính trị. Việc ln chuyển, bố trí, sắp xếp cơng tác sẽ thuận lợi hơn nếu nhiều cán bộ có từ 1 đến 2 bằng tốt nghiệp chuyên môn nghiệp vụ từ bậc trung cấp trở lên. Cấp huyện cũng cần thiết trao đổi, thống nhất với cấp xã, thị trấn khi điều độngg̉ cán bộ chuyên môn, lãnh đạo cấp xã,thị trấn, tránh tình trạng áp đặt cấp dưới. Đồng thời cần thường xuyên đánh giá kết quả công tác của những cán bộ do huyện điều động, luân chuyển. Có như vậy mới bám sát được sự phát triển của cán bộ được luân chuyển, điều động và có những điều chỉnh kịp thời.

Một phần của tài liệu Đổi mới tổ chức và hoạt động của chính quyền xã, thị trấn ở thành phố hà nội theo yêu cầu cải cách nền hành chính nhà nước (Trang 108 - 112)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(136 trang)
w