Tăng cường hoạt động giám sát, kiểm tra của các tổ chức xã hộ

Một phần của tài liệu Đổi mới tổ chức và hoạt động của chính quyền xã, thị trấn ở thành phố hà nội theo yêu cầu cải cách nền hành chính nhà nước (Trang 116 - 121)

- Công tác tuyển dụng: Xuất phát từ đặc thù của chính quyền cấp cơ

3.2.6.2. Tăng cường hoạt động giám sát, kiểm tra của các tổ chức xã hộ

của các tổ chức xã hội

Chức năng kiểm tra, giám sát của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các thành viên Mặt trận, của Cơng đồn là chức năng hiến định, được bảo đảm bằng các phương tiện tổ chức - pháp lý.

Mặt trận Tổ quốc, Cơng đồn, Đồn Thanh niên, Hội liên hiệp phụ nữ, Hội Nơng dân Việt Nam có khả năng tham gia rộng rãi vào xây dựng bộ máy nhà nước, xây dựng và bảo vệ pháp luật, tham gia quản lý hành chính nhà nước. Chẳng hạn, Mặt trận tiến hành hiệp thương bầu cử đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp; tham gia xây dựng các dự án luật, pháp lệnh, nghị định... Thơng qua các hình thức tham gia đó mà các tổ chức xã hội đồng thời kiểm tra, giám sát hoạt động của các cơ quan, tổ chức nhà nước nói chung, cơ quan hành chính nhà nước nói riêng.

Các tổ chức xã hội khác như các tổ chức kinh tế tập thể, các hội nghề nghiệp các hội tự nguyện khác, cơ quan xã hội và hội tự quản, các đơn vị tập

thể lao động…cũng thực hiện giám sát, kiểm tra việc thực hiện pháp luật của chính quyền cấp xã, thị trấn.

Đối tượng của hoạt động giám sát xã hội, thanh tra, kiểm tra nhà nước là thống nhất mọi mặt hoạt động của các cơ quan nhà nước. Khác với hoạt động kiểm tra, thanh tra, giám sát do các cơ quan nhà nước thực hiện, giám sát xã hội được thực hiện bởi nhân dân, tổ chức xã hội, không gắn với thực hiện quyền lực nhà nước, khơng mang tính cưỡng chế nhà nước. Vì vậy, trong hoạt động giám sát, các tổ chức xã hội chỉ áp dụng các biện pháp tác động mang tính giáo dục, thuyết phục là chủ yếu.

Mục đích của giám sát xã hội là phòng ngừa, phát hiện vi phạm pháp luật. Các tổ chức xã hội có thể đề xuất, kiến nghị với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng các biện pháp loại trừ những nguyên nhân, điều kiện vi phạm pháp luật và kỷ luật nhà nước, ngăn chặn và xử lý vi phạm pháp luật và kỷ luật nhà nước.

Hoạt động giám sát của các tổ chức xã hội tuy khơng mang tính quyền lực - pháp lý, nhưng có tác dụng giáo dục, phịng ngừa góp phần ngăn chặn có hiệu quả vi phạm pháp luật và kỷ luật Nhà nước từ phía các cơ quan nhà nước, những người có chức vụ, cán bộ, cơng chức. Cùng với q trình dân chủ hóa đời sống xã hội, dân chủ hóa trong quản lý nhà nước, vai trò kiểm tra, giám sát của các tổ chức xã hội ngày càng được tăng cường. Để cơng tác giám sát xã hội có hiệu quả cao cần phải tạo ra được dư luận xã hội lên án các hành vi vi phạm pháp luật, kỷ luật nhà nước như tham nhũng, hối lộ và các tiêu cực khác trong bộ máy công quyền, nhằm xây dựng một xã hội dân chủ, công bằng, văn minh. Trong môi trường dân chủ hóa, đời sống xã hội cần phát huy tính tích cực chính trị của các tổ chức xã hội trong việc tham gia giám sát các cơ quan nhà nước.

* Hoạt động của thanh tra nhân dân

Thanh tra nhân dân là cơ quan xã hội do các tổ chức xã hội lập ra (ở xã, phường, thị trấn do Ủy ban mặt trận tổ quốc thành lập, ở các cơ quan, xí

nghiệp do tập thể lao động lập ra, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của tổ chức cơng đồn. Ban thanh tra nhân dân ở xã, phường, thị trấn do Hội nghị nhân dân hoặc Hội nghị đại biểu nhân dân ở thôn, làng, bản, ấp, tổ dân phố bầu ra. Ban thanh tra nhân dân có nhiệm vụ, quyền hạn

- Giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật, việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở của cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm ở xã, phường, thị trấn, cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp nhà nước.

- Khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật thì kiến nghị người có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật và giám sát việc thực hiện kiến nghị đó.

- Khi cần thiết, được Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn, người đứng đầu cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp nhà nước giao xác minh những vụ việc nhất định.

- Kiến nghị với Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn, người đứng đầu cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp nhà nước khắc phục sơ hở, thiếu sót được phát hiện qua việc giám sát; bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của cơng dân và người lao động, biểu dương những đơn vị, cá nhân có thành tích. Trường hợp phát hiện người có hành vi vi phạm pháp luật thì kiến nghị cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xem xét, xử lý (Điều 59 Luật Thanh tra). Hoạt động của Thanh tra nhân dân vừa mang tính chất xã hội và mang tính quyền lực - pháp lý khi thực hiện quyết định thanh tra của thủ trưởng cơ quan cùng cấp hay của tổ chức Thanh tra Nhà nước.

Để phát huy vai trò của Thanh tra nhân dân trong bảo đảm pháp chế và kỷ luật trong quản lý hành chính nhà nước, cần hồn thiện pháp luật quy định về hình thức và phương pháp hoạt động, các quyền và trách nhiệm của ban thanh tra nhân dân, trách nhiệm thủ trưởng cơ quan nhà nước đối với hoạt động của Ban thanh tra nhân dân.

* Hoạt động kiểm tra, giám sát của cơng dân đối với bộ máy chính quyền xã, thị trấn

Điều 2 Hiến pháp 1992 quy định: "Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân và giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức" [31] và "Nhân dân sử dụng quyền lực nhà nước thông qua Quốc hội và Hội đồng nhân dân là những cơ quan đại diện cho ý chí và nguyện vọng của nhân dân, do nhân dân bầu ra và chịu trách nhiệm trước nhân dân" [31, Điều 6].

Vì vậy, cơng dân khơng chỉ trực tiếp thiết lập cơ quan quyền lực nhà nước; tham gia xây dựng pháp luật, tham gia quản lý nhà nước và xã hội, tham gia thảo luận các vấn đề chung của cả nước và địa phương mà còn trực tiếp quyết định những vấn đề trọng đại của đất nước khi nhà nước tổ chức trưng cầu ý dân và kiểm tra, giám sát hoạt động của bộ máy nhà nước nói chung, bộ máy hành chính nói riêng.

Cùng với tự kiểm sốt của các cơ quan trong hệ thống chính trị ở cơ sở, cịn phải thực hiện sự kiểm soát của nhân dân. Nhân dân là chủ mọi quyền lực, nhưng nhân dân không chỉ trực tiếp thực hiện mà cịn thơng qua ủy quyền. Và khi được ủy quyền thì người nắm giữ quyền lực của nhân dân có thể lợi dụng để mưu lợi cho mình. Do đó, nhân dân phải chủ động tự giác kiểm sốt và buộc người được ủy quyền thực hiện quyền lực vì lợi ích của nhân dân. Nếu nhân dân thụ động, thiếu trách nhiệm, trình độ thấp sẽ là mơi trường thuận lợi cho sự lạm quyền, chuyên quyền. "Quan tham vì dân dại".

Thông qua hệ thống pháp luật và công tác giáo dục ý thức pháp luật để xây dựng thể chế đảm bảo cho nhân dân thực sự tham gia vào đời sống chính trị, thực hiện kiểm sốt quyền lực chính trị.Các nguyên tắc tự do, dân chủ, công khai trong bầu cử cần được đề cao để lôi cuốn đông đảo nhân dân thực sự tham gia vào đời sống chính trị và lựa chọn đúng người ủy quyền (chọn mặt gửi

vàng). Những chính sách có liên quan trực tiếp đến đời sống của nhân dân như: Di dân và tái định cư khi xây dựng cơng trình cơng cộng, chính sách về giáo dục, y tế… phải có tổ chức hoặc đại biểu của nhân dân giám sát q trình ra chính sách, thực thi chính sách và kiềm tra đánh giá chính sách. Hàng năm nên lấy phiếu tín nhiệm của nhân dân đối với một số chức danh quan trọng trong Đảng ủy và Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân và đưa công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng. Mở rộng thực hiện các loại hình dân chủ trực tiếp như: Trưng cầu ý dân; triển khai có hiệu quả quy chế dân chủ ở cơ sở.

Hoạt động kiểm tra, giám sát của cơng dân thơng qua hình thức gián tiếp, trực tiếp là thông qua các tổ chức xã hội hoặc thông qua quyền yêu cầu, kiến nghị, quyền khiếu nại, tố cáo các vi phạm pháp luật với cơ quan nhà nước, tổ chức có thẩm quyền. Quyền khiếu nại, tố cáo của cơng dân khơng chỉ là phương tiện giám sát có hiệu quả việc tuân thủ pháp chế và kỷ luật trong quản lý hành chính nhà nước, mà cịn là phương tiện đảm bảo pháp lý hữu hiệu các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, tổ chức khi bị xâm hại.

Tăng cường sự giám sát của nhân dân đối với đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã, thị trấn. Đây là một biện pháp cụ thể hiệu quả nhất để Nhà nước quản lý sử dụng cán bộ, công chức một cách thực sự hiệu quả. Thực tế cho thấy nhiều vụ việc vi phạm pháp luật của cán bộ, công chức cấp xã, thị trấn bị phanh phui đều là nhờ vào sự giám sát của nhân dân phát hiện những phần tử thối hóa biến chất, làm trong sạch đội ngũ cán bộ, cơng chức do dân bầu lên cũng có thể do dân bãi miễn. Do vậy, phát huy quyền làm chủ của nhân dân sẽ góp phần cho Nhà nước có chính sách đúng đắn, chặt chẽ, khơng bng lỏng trong quản lý và sử dụng cán bộ, cơng chức từ đó hình thành đội ngũ cán bộ, cơng chức vừa có năng lực, vừa có phẩm chất đạo đức góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của chính quyền cơ sở.

Theo Điều 12 Nghị định 79/2003/NĐ-CP của Chính phủ ngày 7/7/2003 ban hành Quy chế thực hiện dân chủ ở xã, những việc nhân dân ở xã được quyền giám sát, kiểm tra gồm:

1. Hoạt động của chính quyền xã, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội và tổ chức nghề nghiệp ở xã.

2. Kết quả thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân và quyết định, chỉ thị của Ủy ban nhân dân xã.

3. Hoạt động và phẩm chất đạo đức của Chủ tịch Hội đồng nhân dân và Chủ tịch Ủy ban nhân dân, hoạt động của đại biểu Hội đồng nhân dân xã, của cán bộ Ủy ban nhân dân xã và cán bộ, công chức hoạt động tại địa phương.

4. Giải quyết khiếu nại, tố cáo của cơng dân tại địa phương. 5. Dự tốn và quyết tốn ngân sách xã.

6. Quá trình tổ chức thực hiện cơng trình, kết quả nghiệm thu và quyết tốn cơng trình do nhân dân đóng góp xây dựng và các chương trình, dự án do Nhà nước, các tổ chức và cá nhân đầu tư, tài trợ trực tiếp cho xã.

7. Các cơng trình của cấp trên triển khai trên địa bàn xã có ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất, an ninh, trật tự, văn hóa - xã hội, vệ sinh mơi trường và đời sống của nhân dân địa phương.

8. Quản lý và sử dụng đất đai tại xã.

9. Thu, chi các loại quỹ và lệ phí theo quy định của Nhà nước, các khoản đóng góp của nhân dân.

10. Kết quả thanh tra, kiểm tra, giải quyết các vụ việc tiêu cực, tham nhũng liên quan đến cán bộ xã.

11. Việc thực hiện chế độ, chính sách ưu đãi, chăm sóc, giúp đỡ thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sĩ, những người và gia đình có cơng với nước, chính sách bảo hiểm xã hội, bảo trợ xã hội.

Một phần của tài liệu Đổi mới tổ chức và hoạt động của chính quyền xã, thị trấn ở thành phố hà nội theo yêu cầu cải cách nền hành chính nhà nước (Trang 116 - 121)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(136 trang)
w