Xây dựng, hoàn thiện quy chế tổ chức và hoạt động sao cho

Một phần của tài liệu Đổi mới tổ chức và hoạt động của chính quyền xã, thị trấn ở thành phố hà nội theo yêu cầu cải cách nền hành chính nhà nước (Trang 123 - 128)

- Công tác tuyển dụng: Xuất phát từ đặc thù của chính quyền cấp cơ

3.2.8. Xây dựng, hoàn thiện quy chế tổ chức và hoạt động sao cho

phù hợp đặc điểm đặc thù của chính quyền xã, thị trấn trên địa bàn Thủ đô

Điều 2 Hiến pháp 1992 (sửa đổi năm 2001) đã khẳng định: "Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân…" [32]. Quyền lực nhà nước ta được tập trung, thống nhất, tuy nhiên bản chất dân chủ của nhà nước pháp quyền đòi hỏi phải tăng cường, mở rộng vai trò tự quản, tự chủ của nhân dân. Xu hướng của các nước trên thế giới ngày nay là xây dựng chính quyền địa phương tự quản. Các Hội đồng địa phương do nhân dân địa phương bầu ra có thể ban hành luật điều chỉnh các quan hệ xã hội trong địa phương mình, có thể đặt ra thuế địa phương để thực hiện các chức năng cơng cộng cho địa phương mình. Các Hội đồng địa phương bầu ra cơ quan chấp hành của mình. Các cơ quan nhà nước trung ương có quyền giám sát để bảo vệ tính hợp hiến, hợp pháp của hoạt động của chính quyền địa phương. Ở Việt Nam hiện nay, Hội đồng nhân dân các cấp có vai trị, chức năng, quyền hạn chưa thật rõ ràng, nhất là thiếu tính độc lập tương đối trong hoạt động của mình nên hiệu lực hiệu quả chưa cao và nhiều khi cịn mang tính hình thức. Việc sửa đổi Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân hiện nay là vấn đề cấp bách nhằm tăng cường hiệu lực, hiệu quả của chính quyền địa phương. Người đứng đầu cơ quan hành chính cấp xã trong thời kỳ phong kiến đã có truyền thống do dân bầu, cơ quan nhà nước cấp trên chỉ phê chuẩn. Do vậy, việc bầu cử trực tiếp chức danh Chủ tịch xã, phường vừa phù hợp với truyền thống đã hình thành lâu đời ở Việt Nam, vừa phù hợp với xu hướng dân chủ trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước, tuy nhiên để thực hiện tốt thiết chế này địi hỏi phải có quyết tâm chính trị cao của những người lãnh đạo Đảng và Nhà nước và phải giải quyết nhiều vấn đề.

Quy chế tổ chức và hoạt động của chính quyền xã, thị trấn trên địa bàn Hà Nội phải được xây dựng trên cơ sở hệ thống pháp luật của nhà nước, trước hết là Hiến pháp, Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân, Luật bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp, Luật Thủ đô. Nội dung của quy chế phải thống nhất, không được mâu thuẫn với các văn bản Luật trên, đồng thời thể hiện được đặc thù của tổ chức, hoạt động của chính quyền cơ sở trên địa bàn Thủ đô. Nội dung quy chế là những quy phạm điều chỉnh các quan hệ xã hội vừa mang tính chất quyền lực nhà nước, vừa mang tính tự quản của cộng đồng dân cư Thủ đơ, chính vì vậy cần phải được xây dựng theo hướng thật sự dân chủ, phản ánh được nguyện vọng của nhân dân, phù hợp với đặc điểm, tình hình của các xã, thị trấn trên địa bàn Hà Nội.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Qua phân tích các quan điểm và giải pháp đổi mới tổ chức và hoạt động của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân xã, thị trấn trên địa bàn Hà Nội, có thể rút ra các kết luận sau:

1. Trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân và đổi mới, cải cách bộ máy nhà nước ở Việt Nam hiện nay, đổi mới tổ chức và hoạt động của chính quyền xã, thị trấn trên địa bàn Hà Nội là cơng việc quan trọng, là địi hỏi có tính khách quan. Cơng cuộc đổi mới này địi hỏi phải dựa trên cơ sở các quan điểm nhất định, coi đó là những phương châm cơ bản chỉ đạo tồn bộ cơng cuộc đổi mới. Đổi mới tổ chức và hoạt động của chính quyền xã, thị trấn ở Hà Nội phải được coi là trọng tâm trong đổi mới bộ máy nhà nước theo hướng xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân. Đổi mới tổ chức và hoạt động của chính quyền xã, thị trấn ở Hà Nội là một q trình địi hỏi sự quyết tâm chính trị và ủng hộ cao của nhân dân. Đổi mới tổ chức và hoạt động của chính quyền xã, thị trấn phải quán triệt nguyên tắc quyền lực

nhà nước thống nhất, thông suốt từ Trung ương đến cơ sở và nguyên tắc tự quản ở cơ sở

2. Đổi mới tổ chức và hoạt động của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân xã, thị trấn trên địa bàn Hà Nội là yêu cầu quan trọng và cấp thiết địi hỏi phải có những đổi mới sâu sắc về nhận thức và thực hiện nhiều giải pháp khác nhau. Để đạt được mục tiêu và yêu cầu đổi mới, cần chú ý xây dựng và thực hiện đồng bộ các giải pháp từ hoàn thiện cơ sở pháp lý làm nền tảng cho tổ chức và hoạt động của chính quyền xã, thị trấn; các biện pháp cụ thể về cơ cấu tổ chức và hoạt động của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân xã, thị trấn; Giải quyết tốt mối quan hệ giữa Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân với Đảng ủy, các thiết chế trong hệ thống chính trị ở cơ sở cho đến nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức - những con người làm nên chất lượng, hiệu quả hoạt động của chính quyền và cơ sở vật chất cho chính quyền hoạt động. Các giải pháp này có quan hệ chặt chẽ với nhau, là tiền đề, cơ sở của nhau và đòi hỏi phải được tiến hành đồng bộ mới phát huy được vai trò và hiệu quả trong thực tế.

KẾT LUẬN

Chính quyền xã, thị trấn là một bộ phận hợp thành của chính quyền địa phương và là cấp chính quyền thấp nhất trong hệ thống chính quyền nhà nước. Là cấp cơ sở nên chính quyền xã, thị trấn có vị trí vai trị đặc biệt, là cấp gần dân nhất, cấp thực thi chính sách và là cấp có điều kiện nhất trong việc phát huy dân chủ của nhân dân, hướng dẫn, tạo điều kiện phát triển các hoạt động tự quản của nhân dân. Vị trí, vai trị của chính quyền xã, thị trấn cũng được xem xét trong mối tương quan với các bộ phận khác của hệ thống chính trị ở cơ sở. Chính quyền cấp xã, thị trấn giữ vị trí trung tâm trong hệ thống chính trị ở cơ sở. Tổ chức và hoạt động của chính quyền cấp xã, thị trấn được điều chỉnh và thực hiện trên cơ sở pháp luật.

Đổi mới tổ chức và hoạt động của chính quyền xã, thị trấn trên địa bàn Hà Nội trong giai đoạn hiện nay là một tất yếu khách quan do yêu cầu của sự nghiệp xây dựng nhà nước pháp quyền, u cầu của cơng cuộc cải cách nền hành chính quốc gia cũng như chủ trương phát triển dân chủ của đảng và nhà nước ta mang lại.

Kinh nghiệm của một số địa phương trong đổi mới tổ chức và hoạt động của chính quyền xã, thị trấn cho thấy chưa có mơ hình nào hồn hảo. Tùy theo đặc điểm về kinh tế, chính trị, văn hóa, lịch sử, truyền thống của từng địa phương mà các nước có sự điều chỉnh và thực hiện đối với tổ chức và hoạt động của chính quyền xã, thị trấn. Tuy nhiên xu hướng tăng cường tính chất tự quản của chính quyền địa phương nói chung và chính quyền cấp xã, thị trấn nói riêng đang ngày càng được đề cao.

Quá trình tổ chức và hoạt động của chính quyền xã, thị trấn trên địa bàn Hà Nội cho thấy tổ chức và hoạt động của chính quyền xã, thị trấn ngày càng được đổi mới nhưng bên cạnh đó vẫn bộc lộ những hạn chế nhất định.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến những hạn chế này nhưng nguyên nhân cơ bản và sâu xa nhất là do chúng ta chưa có nhận thức đầy đủ về vị trí, vai trị đặc biệt của chính quyền xã, thị trấn trong hệ thống chính quyền địa phương cũng như trong hệ thống chính trị ở cơ sở.

Xuất phát từ lý luận và thực tiễn tổ chức và hoạt động của chính quyền xã, thị trấn ở Hà Nội, luận án đã đề xuất một số quan điểm và giải pháp cơ bản đổi mới tổ chức và hoạt động của chính quyền xã, thị trấn. Đổi mới tổ chức và hoạt động của chính quyền xã, thị trấn trên địa bàn Hà Nội là nhiệm vụ phức tạp, địi hỏi phải có sự thống nhất về nhận thức cũng như cơ chế thực hiện trong mọi cấp, mọi ngành và toàn thể nhân dân. Thực hiện đồng bộ các giải pháp này sẽ góp phần nâng cao chất lượng hoạt động của chính quyền xã, thị trấn nói chung và chính quyền xã, thị trấn trên địa bàn Hà Nội nói riêng.

Một phần của tài liệu Đổi mới tổ chức và hoạt động của chính quyền xã, thị trấn ở thành phố hà nội theo yêu cầu cải cách nền hành chính nhà nước (Trang 123 - 128)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(136 trang)
w