Cơ cấu chức danh cán bộ, công chức cấp xã,thị trấn

Một phần của tài liệu Đổi mới tổ chức và hoạt động của chính quyền xã, thị trấn ở thành phố hà nội theo yêu cầu cải cách nền hành chính nhà nước (Trang 74 - 76)

- Khái quát về địa giới hành chính

2.2.4.1. Cơ cấu chức danh cán bộ, công chức cấp xã,thị trấn

Trước đây, cán bộ làm công tác ở cấp xã, thị trấn chưa được coi là cán bộ, công chức. Từ sau khi Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Cán bộ, cơng chức (năm 2003) có hiệu lực, một số chức danh của hệ thống chính trị cấp xã đã được xác định là cán bộ, công chức. Cơ cấu và chế độ, chính sách đối với cán bộ, cơng chức cấp xã được quy định tại Nghị định số 114/2003/NĐ-CP ngày 10/10/2003 của Chính phủ về cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn và Nghị định số 121/2003/NĐ-CP ngày 21.10.2003 của Chính phủ về chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn. Cụ thể là:

* Những người do bầu cử để đảm nhiệm chức vụ theo nhiệm kỳ (gọi chung là cán bộ chuyên trách cấp xã) gồm các chức danh sau:

- Bí thư và Phó Bí thư đảng ủy cấp xã; đối với nơi chưa thành lập đảng ủy cấp xã thì là Bí thư và Phó Bí thư Chi bộ xã; đối với nơi tuy có Đảng ủy cấp xã nhưng lại khơng có Phó Bí thư chun trách cơng tác đảng thì là Bí thư và Thường trực đảng ủy.

- Chủ tịch và Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân cấp xã. - Chủ tịch và Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã.

- Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Bí thư Đồn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ, Chủ tịch Hội Nông dân và Chủ tịch Hội Cựu chiến binh cấp xã.

* Những người được tuyển dụng, giao giữ một chức danh chuyên môn, nghiệp vụ thuộc Ủy ban nhân dân (gọi chung là cơng chức

cấp xã) gồm có:

- Trưởng cơng an (nơi chưa bố trí cơng an chính quy). - Chỉ huy trưởng quân sự.

- Người phụ trách cơng tác Văn phịng - Thống kê. - Người phụ trách cơng tác Địa chính - Xây dựng. - Người phụ trách cơng tác Tài chính - Kế tốn. - Người phụ trách công tác Tư pháp - Hộ tịch. - Người phụ trách cơng tác Văn hóa - Xã hội.

* Cán bộ không chuyên trách cấp xã bao gồm:

- Trưởng ban tổ chức đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra đảng, Trưởng ban tuyên giáo và một cán bộ Văn phịng Đảng ủy.

- Phó Trưởng cơng an (nơi chưa bố trí lực lượng cơng an chính quy). - Phó Chỉ huy trưởng quân sự.

- Cán bộ kế hoạch - giao thông - thủy lợi - nông, lâm, ngư, diêm nghiệp. - Cán bộ lao động - thương binh và xã hội.

- Cán bộ dân số - gia đình và trẻ em. - Thủ quỹ - văn thư - lưu trữ.

- Cán bộ phụ trách đài truyền thanh. - Cán bộ quản lý nhà văn hóa.

- Phó Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Phó bí thư đồn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ, Phó Chủ tịch Hội Nơng dân, Phó Chủ tịch Hội Cựu chiến binh.

- Chủ tịch Hội Người cao tuổi, Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ Việt Nam.

* Cán bộ không chun trách ở thơn gồm:

- Bí thư chi bộ thơn. - Trưởng thôn. - Công an viên thôn.

Tổng số cán bộ chuyên trách, công chức cấp xã được quy định cụ thể như sau:

- Đối với xã đồng bằng, phường và thị trấn có dưới 10.000 dân thì được bố trí 19 cán bộ, cơng chức; nếu có từ 10.000 dân trở lên thì cứ thêm 3.000 dân được bố trí thêm một cán bộ, công chức, nhưng tối đa không quá 25 người.

- Đối với xã miền núi, vùng cao, vùng sâu, vùng xa, hải đảo có dưới 1.000 dân thì được bố trí khơng q 17 cán bộ, cơng chức; nếu có từ 1.000 dân đến dưới 5.000 dân thì được bố trí khơng q 19 cán bộ, cơng chức; nếu có từ 5.000 dân trở lên thì cứ thêm 1.500 dân được bố trí thêm một cán bộ, công chức, nhưng tối đa không quá 25 người.

Một phần của tài liệu Đổi mới tổ chức và hoạt động của chính quyền xã, thị trấn ở thành phố hà nội theo yêu cầu cải cách nền hành chính nhà nước (Trang 74 - 76)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(136 trang)
w