Kinh nghiệm hoạt động của chính quyền cấp xã,thị trấn ở Bình Định

Một phần của tài liệu Đổi mới tổ chức và hoạt động của chính quyền xã, thị trấn ở thành phố hà nội theo yêu cầu cải cách nền hành chính nhà nước (Trang 42 - 44)

- Những phát sinh được giải quyết nhanh hơn: Sau khi không thực

1.4.3. Kinh nghiệm hoạt động của chính quyền cấp xã,thị trấn ở Bình Định

Bình Định

Bình Định là một trong những địa phương có nhiều đổi mới trong hoạt động của chính quyền cấp xã, thị trấn. Những năm gần đây, Bình Định đã đổi mới việc giao ban, trực báo cấp xã, thị trấn. Việc tổ chức giao ban, trực báo định kỳ đối với mỗi cơ quan Đảng, Nhà nước ln cần thiết. Qua đó, tập thể đánh giá những mặt làm được; những hạn chế, yếu kém cần rút kinh nghiệm, khắc phục. Đối với cơ quan Đảng, giao ban, trực báo giúp cho công tác lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng đi vào nề nếp; là cầu nối giữa Đảng, chính quyền, đồn thể trong việc thực hiện công tác vận động quần chúng, củng cố hệ thống chính trị cơ sở, góp phần đưa chủ trương, nghị quyết của Đảng đi vào đời sống.

Tuy nhiên, thời gian qua, thực tế ở một số xã, thị trấn, bệnh "hình thức" trong giao ban, trực báo khiến chất lượng giao ban ngày càng giảm sút. Một số cấp ủy địa phương, nhất là ở nơi có nhiều đối tượng chính sách, người nghèo, khi tổ chức trực báo thường chỉ xoay quanh vấn đề: Thực hiện chế độ chính sách chưa thỏa đáng mà khơng đi theo trình tự: Kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh - quốc phịng, cơng tác xây dựng Đảng, chính quyền, mặt trận, đồn thể… Tình trạng người chủ trì cuộc họp bị động, cuốn theo những chất vấn, yêu cầu của đại biểu dự họp khá phổ biến. Do đó, có khi cuộc họp kéo dài cả buổi mà vẫn chưa giải quyết thấu đáo một vấn đề cụ thể nào.

Ở một khía cạnh khác, những cuộc giao ban công tác Đảng, Nhà nước thường được tổ chức chung trong một buổi. Việc tổ chức chung như trên phần nào tiết kiệm được thời gian hội họp và chi phí đi lại của cán bộ thơn, khối khi dự họp tại trụ sở xã, thị trấn. Tuy nhiên, qua thực tế, những cuộc giao ban đã khơng mang lại hiệu quả vì đại biểu dự họp chỉ chú trọng phát biểu về những vấn đề kinh tế - xã hội, an ninh - trật tự (chiếm khoảng trên 90% ý kiến) mà ít quan tâm đến cơng tác xây dựng Đảng, Mặt trận, đồn thể khu dân cư.

Nhận thấy những bất cập này, Bình Định đã chủ trương tách riêng giao ban, trực báo công tác Đảng, Nhà nước thành 2 buổi với 2 nội dung cụ thể: Giao ban khối Nhà nước được tổ chức trước khi tổ chức giao ban khối Đảng, đoàn thể, nhằm nâng cao chất lượng và bàn sâu hơn về những vấn đề đã được định hướng. Nhờ vậy, chất lượng giao ban, trực báo của các địa phương trong huyện đã ngày một tốt hơn. Nhiều ý kiến tâm huyết trong cơng tác xây dựng Đảng, đặc biệt là ý kiến đóng góp thực hiện Cuộc vận động "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh", "Tồn dân đồn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư" sát với từng đối tượng người dân. Tỉnh cũng đã tổ chức nhiều lớp tập huấn, bồi dưỡng chuyên đề, kiến thức quốc phòng - an ninh... cho các đối tượng là cán bộ, đảng viên, quần chúng ưu tú, chức sắc, chức việc các tơn giáo. Cơng tác phê bình và tự phê bình trong

chi bộ đảng cũng được kiểm điểm nghiêm túc, vạch rõ những lỗ hổng, yếu kém trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo... Những đợt sinh hoạt chính trị, hội họp ở đoàn thể, khu dân cư được tổ chức nhiều hơn, thu hút đông các tầng lớp nhân dân tham gia; qua đó, đã phát hiện những quần chúng ưu tú, năng nổ, nhiệt huyết để giới thiệu cho Đảng xem xét, kết nạp. Nhờ vậy, những năm gần đây, cơng tác phát triển đảng viên mới ở Bình Định ln đạt và vượt chỉ tiêu đề ra.

Những thay đổi tích cực trong cơng tác giao ban, trực báo mà Bình Định chủ trương đã và đang được các cấp ủy Đảng các địa phương khác tiếp tục thực hiện nghiêm túc. Đây cũng là một trong những mơ hình cần được nhân rộng để hệ thống chính trị cơ sở ngày càng được củng cố vững chắc, phong trào phát triển tồn diện, góp phần tạo sự đồng thuận trong nhân dân trong việc thực hiện hiệu quả các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.

Một phần của tài liệu Đổi mới tổ chức và hoạt động của chính quyền xã, thị trấn ở thành phố hà nội theo yêu cầu cải cách nền hành chính nhà nước (Trang 42 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(136 trang)
w