YÊU CẦU CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH ĐỐI VỚI VIỆC ĐỔI MỚI TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG CỦA CHÍNH QUYỀN XÃ, THỊ TRẤN

Một phần của tài liệu Đổi mới tổ chức và hoạt động của chính quyền xã, thị trấn ở thành phố hà nội theo yêu cầu cải cách nền hành chính nhà nước (Trang 28 - 34)

CHỨC, HOẠT ĐỘNG CỦA CHÍNH QUYỀN XÃ, THỊ TRẤN

Nhà nước pháp quyền là thiết chế của nền dân chủ, là thành quả phát triển của nhân loại. Đó là nhà nước lấy nhân dân làm chủ thể, lấy pháp luật làm tiêu chí để quản lý xã hội. Cốt lõi của tư tưởng, quan điểm về Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa chính là Nhà nước của dân, do dân và vì dân; quản lý xã hội và quản lý nhà nước bằng pháp luật. Không một thể chế nhà nước và xã hội nào có thể đứng trên pháp luật và đứng ngồi pháp luật. Mọi cơ quan, tổ chức và cơng dân phải nghiêm chỉnh chấp hành các quy định của luật pháp. Mọi quyết định của cơ quan công quyền phải hợp pháp. Cán bộ, công chức trong thực thi công vụ phải lấy pháp luật làm chuẩn mực.

Do đặc thù của thể chế chính trị, đặc điểm truyền thống của các dân tộc và do những nguyên nhân khác nhau, Nhà nước pháp quyền khơng có khn mẫu chung cho mọi quốc gia. Để tránh nguy cơ độc đoán, chuyên quyền, nhiều nước phân chia quyền lực nhà nước thành 3 nhánh quyền: Lập pháp, hành pháp và tư pháp, với phương châm dùng quyền lực kiểm tra, giám sát quyền lực. Trong quá trình hoạt động, các cơ quan này kiểm soát lẫn nhau, bảo đảm sự cân bằng quyền lực, tránh tình trạng lạm quyền, lấn át của quyền này đối với quyền khác. Ở nước ta, tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân. Ba quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp trong Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam không độc lập, càng không đối lập, mà thống nhất với nhau trên cơ sở đường lối lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Về tính chất, mối quan hệ và hoạt động của ba quyền này là sự phân công, phối hợp để thực hiện nhiệm vụ chung. Vì vậy, cần có sự phân định rành mạch, khoa học để các cơ quan thực hiện các quyền phát huy tính năng động, sáng tạo, hoạt động đúng thẩm quyền, và tránh chồng chéo chức năng, nhiệm vụ. Đồng thời, có sự phối hợp, kiểm tra lẫn nhau giữa các cơ quan thực hiện các quyền để phát huy hiệu lực chung của

quyền lực nhà nước thống nhất. Cải cách hành chính do đó cần được tổ chức triển khai toàn diện, đồng bộ, gắn kết với cải cách lập pháp và cải cách tư pháp.

Nền hành chính có chức năng thực thi quyền hành pháp - tổ chức thi hành pháp luật và quản lý, điều hành mọi hoạt động trên các lĩnh vực đời sống xã hội nhằm chuyển hóa chủ trương, đường lối của lực lượng cầm quyền thành hiện thực, bảo đảm cho các chủ thể quan hệ pháp luật thực hiện nghiêm chỉnh, chính xác luật pháp. Vì nền hành chính ra đời, tồn tại và thay đổi theo sự hình thành, phát triển của Nhà nước nên cải cách hành chính phải xuất phát từ tính chất riêng biệt của hệ thống chính trị, từ hồn cảnh lịch sử và thực tế đời sống chính trị - kinh tế - xã hội mỗi nước. Mục tiêu cải cách hành chính nước ta là xây dựng nền hành chính trong sạch, vững mạnh, quản lý tồn xã hội một cách hiệu quả, đáp ứng các yêu cầu của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Yêu cầu này đòi hỏi trước hết phải xây dựng một nền hành chính dân chủ, pháp quyền. Đó là nền hành chính có tổ chức và hoạt động theo chuẩn mực pháp luật; bảo đảm, bảo vệ các quyền công dân bằng pháp luật. Công dân là người chủ thực sự, có quyền làm những việc pháp luật khơng cấm và có nghĩa vụ tuân theo pháp luật. Nền hành chính tạo mọi điều kiện để cơng dân tham gia tích cực vào q trình xây dựng luật pháp. Thơng qua đó, các quyền tự do, dân chủ của cơng dân được thể chế hóa và mở rộng trên tất cả các lĩnh vực đời sống xã hội. Tiếp đó, nền hành chính bảo đảm các quyền cơng dân theo luật định được tôn trọng trên thực tế thông qua hệ thống lập quy và bằng các biện pháp cụ thể. Các văn bản pháp quy phải căn cứ vào pháp luật, chủ yếu là chấp hành pháp luật; văn bản cấp dưới không trái với văn bản cấp trên. Các chủ thể hành chính tuyệt đối tuân thủ pháp luật, chỉ được làm những việc mà pháp luật cho phép. Đồng thời, nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa cũng yêu cầu xây dựng một nền hành chính phát triển. Đó là nền hành chính vì dân, coi cơng dân là trung tâm và đề cao chức năng phục vụ cơng. Nền hành chính hướng tới sứ mệnh thỏa mãn lợi ích chung của tồn xã hội và đáp ứng các nhu cầu chính đáng của

nhân dân một cách chất lượng, hiệu quả, kinh tế nhất. Nền hành chính tạo mọi thuận lợi để cơng dân và các tổ chức của họ tham gia thực hiện các công việc nhà nước. Bằng hành động thực tiễn, nền hành chính quan tâm đảm bảo các quyền và lợi ích của cơng dân, bảo đảm an sinh xã hội, bảo đảm công bằng, bình đẳng, tạo điều kiện cần thiết để mọi thành viên xã hội với những địa vị, điều kiện, thể chất… khác nhau nhưng có cơ hội như nhau để phát triển; bù đắp cho những người được hưởng lợi ít nhất; quan tâm giúp đỡ, cung cấp dịch vụ cho nhân dân vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện khó khăn và những nhóm đối tượng yếu thế, có vị thế bất lợi trong nền kinh tế thị trường.

Trong điều kiện hiện nay cần tiếp tục cải cách, giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa nền hành chính và cơng dân. Cơng dân ủy quyền cho cơng chức - "cơng bộc" của mình cung ứng những dịch vụ có chất lượng theo pháp luật. Nền hành chính khơng có mục đích tự thân mà phải vì nhân dân phục vụ. Cơ quan cơng vụ là các thiết chế phục vụ xã hội, phục vụ nhân dân. Cán bộ công chức gương mẫu chấp hành pháp luật, thực thi công vụ một cách phi vụ lợi, đặt lợi ích của xã hội, của cơng dân lên trên hết. Nhân dân là đối tượng chính trong xây dựng và triển khai chính sách, được tạo mọi điều kiện để chủ động tham gia vào quá trình quản lý, cung ứng dịch vụ công; giám sát hoạt động của các cơ quan cơng quyền, và có thể thơng qua các đại biểu của mình bãi miễn chức vụ của cán bộ, cơng chức khơng đủ uy tín, năng lực, với cơ chế thuận tiện, khả thi. Để làm được điều đó, phải chú trọng nâng cao dân trí, phát huy mạnh mẽ quyền làm chủ của nhân dân trong quản lý nhà nước. Cần thể chế hóa các quy định liên quan tới quyền và nghĩa vụ công dân một cách rõ ràng, cụ thể nhằm đảm bảo cho công dân thực sự được hưởng quyền và nghiêm chỉnh thực hiện nghĩa vụ. Thực hiện đầy đủ nguyên tắc công khai, dân chủ trong tổ chức và hoạt động của nền hành chính, tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính theo hướng đơn giản hóa nhằm xóa bỏ mầm mống quan liêu, cửa quyền, tham nhũng. Nền hành chính cần tạo lập các cơ sở pháp lý để bảo đảm

công khai, minh bạch thông tin cho xã hội; lắng nghe, tiếp thu ý kiến và sẵn sàng tiếp nhận sự kiểm tra, giám sát và phê bình của nhân dân. Các cơ quan phải chủ động xây dựng những kênh phù hợp cho mọi tầng lớp nhân dân tiếp cận và phản hồi thông tin về hoạt động quản lý của mình nhằm phát huy vai trị phản biện chính sách của xã hội và nâng cao trách nhiệm giải trình của bộ máy hành chính. Tăng cường các hình thức dân chủ trực tiếp; qua đó, động viên được nhân dân tham gia sâu rộng, thực chất hơn vào các hoạt động chính trị - xã hội.

Cải cách hành chính cũng có nghĩa thực hiện quản lý nhà nước thông qua việc tác động bằng tổ chức - quyền lực để điều hành các quan hệ xã hội. Do vậy, nền hành chính phải có cơ cấu tổ chức hợp lý và cơ chế vận hành phù hợp để hoạt động có hiệu quả, hiệu lực. Cần đổi mới tổ chức gắn liền với đổi mới phương thức quản lý, lề lối làm việc là một trọng tâm cải cách hành chính. Cần tiếp tục phân định hợp lý, rành mạch thẩm quyền, trách nhiệm giữa các ngành, các cấp, các cơ quan, đơn vị và cá nhân để tạo cơ chế cân bằng và kiểm soát quyền lực; đồng thời, bao quát hết nhiệm vụ, đảm bảo thực thi có chất lượng các cơng việc nhà nước ngày càng đa dạng, phức tạp. Trong đó, xác định hợp lý chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của từng cơ quan, đơn vị từ trung ương đến địa phương, định rõ trách nhiệm, quyền hạn từng vị trí, chức danh cơng tác sẽ góp phần đảm bảo trật tự pháp luật hành chính.

Từ nền hành chính truyền thống quản lý theo cơ chế kế hoạch hóa tập trung chuyển qua nền kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế đòi hỏi quản lý hành chính nhà nước của chính quyền cấp xã, thị trấn phải thay đổi sang nền hành chính dịch vụ. Yêu cầu nâng cao chất lượng hoạt động quản lý điều hành của các cơ quan hành chính được coi là mục tiêu chiến lược của chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước, đó là xây dựng một nền hành chính dân chủ, trong sạch, vững mạnh, chuyên nghiệp, hiện đại hóa,

hoạt động có hiệu lực, hiệu quả theo nguyên tắc của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa dưới sự lãnh đạo của Đảng.

Chất lượng hoạt động của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân theo đúng luật và quy chế làm việc là yếu tố có ý nghĩa quyết định đối với một chính quyền vững mạnh. Hiện tại hầu hết các xã, thị trấn đã xây dựng quy chế đó và đã được hồn chỉnh thêm một bước sau khi có Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về Quy chế mẫu của Ủy ban nhân dân các cấp. Tuy nhiên cấn phải đánh giá việc thực hiện các quy chế đó cả về tổ chức, cán bộ, cơng chức của mỗi đơn vị. Bên cạnh chính quyền cịn có cả hệ thống chính trị, mỗi tổ chức hoạt động theo chức năng, nhiệm vụ riêng, song đều có mục đích chung là vì lợi ích của nhân dân, của cộng đồng. Việc phối hợp trong hoạt động của các tổ chức đó để đạt được mục tiêu chung là hết sức cần thiết. Sự phối hợp đó khơng chỉ bằng cảm tính mà mà phải được thực hiện bằng những cơ chế, những quy định để đảm bảo mọi hoạt động theo cùng một hướng, phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị vào thực hiện mục đích chung. Mặt khác thơng qua việc tham gia xây dựng và giám sát hoạt động giúp cho bộ máy của chính quyền càng vững mạnh hơn, tạo thêm sự phản biện xã hội và xây dựng một xã hội dân sự.

Cần công khai, minh bạch mọi hoạt động của chính quyền trước nhân dân, có cơ chế bảo đảm để nhân dân tham gia thảo luận, quyết định và giám sát việc thực hiện các nhiệm vụ của địa phương. Việc cơng khai, minh bạch các hoạt động của chính quyền đối với nhân dân là nhiệm vụ thường xuyên của mỗi tổ chức nhà nước, trước hết là trong hệ thống hành chính nhà nước. Đặc biệt trong nền kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế, việc công khai, minh bạch đã trở thành tất yếu. Hơn thế nữa, chính quyền cấp xã, thị trấn, nơi gần dân nhất, các hoạt động của chính quyền ln gắn với quyền lợi, nghĩa vụ của công dân, việc công khai, minh bạch của chính quyền để nhân dân tham gia xây dựng và giám sát các hoạt động của chính quyền càng trở nên quan trọng hơn.

Trong điều kiện đổi mới, cải cách hành chính ở nước ta hiện nay đặt ra yêu cầu lớn đối với việc đổi mới tổ chức và hoạt động của chính quyền cấp xã, thị trấn, cụ thể:

Trước hết, cần xây dựng chính quyền cấp xã, thị trấn theo hướng hình

thành bộ máy thi hành pháp luật của Nhà nước và những quyết định của Ủy ban nhân dân cấp trên tại cơ sở. Chính quyền xã, thị trấn với năng lực hiện tại không thể là cơ quan làm chính sách, cho dù chính sách trong phạm vi của xã, phường.

Thứ hai, cần duy trì một đội ngũ cán bộ chính quyền cấp xã, thị trấn

ổn định, nhất là những công chức thực hiện các nhiệm vụ quản lý hành chính nhà nước như địa chính, hộ tịch, tư pháp. Sự ổn định của đội ngũ công chức này sẽ giúp cho việc theo dõi, quản lý hoạt động thi hành pháp luật ở cấp cơ sở một cách liên tục, hệ thống. Mặt khác, sự ổn định này đồng nghĩa với việc duy trì trình độ và kỹ năng thực thi công việc.

Thứ ba, thực hiện việc Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, thị xã bổ

nhiệm Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, thị trấn và cách chức khi không thực hiện tốt công việc. Đây là cách nhằm hạn chế tình trạng "phân chia quyền lực", cục bộ giữa các thôn trong xã, giữa các dịng họ trong thơn. Bên cạnh đó, cần đánh giá năng lực và đạo đức, sự tín nhiệm của nhân dân đối với lãnh đạo của chính quyền cấp xã, thị trấn. Chính quyền cấp xã, thị trấn gần dân bao nhiêu thì cần được để nhân dân trực tiếp giám sát bấy nhiêu. Việc bổ nhiệm, bãi nhiệm lãnh đạo chính quyền cấp xã, thị trấn cần dựa trên cơ sở đánh giá của nhân dân.

Thứ tư, tạo cơ sở pháp lý để Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn, tư vấn

trưởng thơn trong việc đưa ra các quyết định hành chính. Trưởng thơn là những người được cộng đồng dân cư tín nhiệm bầu lên, có uy tín và ảnh hưởng lớn trong cộng đồng. Chính vì vậy, sự tham gia và tư vấn của trưởng thôn trong các phiên họp của Ủy ban nhân dân xã, thị trấn cũng như trong

việc đưa ra quyết định hành chính, trong thi hành pháp luật là một giải pháp giúp nâng cao hiệu lực quản lý của chính quyền ở cơ sở.

Thứ năm, cần đầu tư thỏa đáng về cơ sở vật chất cho chính quyền cấp

cơ sở. Trụ sở cơ quan cơng quyền phải có đủ những điều kiện bảo đảm để thực thi quyền lực hiệu quả. Hồ sơ, giấy tờ liên quan đến công vụ cần phải được lưu giữ và bảo quản một cách an toàn, bảo đảm giá trị pháp lý khi cần xác minh hoặc xử lý những yêu cầu cụ thể của nhân dân. Nâng cao tính chuyên nghiệp trong công vụ của Ủy ban nhân dân xã, thị trấn cần phải được coi là ưu tiên trong bối cảnh đội ngũ cán bộ chính quyền ở cơ sở cịn nhiều hạn chế, bất cập.

Một phần của tài liệu Đổi mới tổ chức và hoạt động của chính quyền xã, thị trấn ở thành phố hà nội theo yêu cầu cải cách nền hành chính nhà nước (Trang 28 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(136 trang)
w