Hoàn thiện hệ thống pháp luật về tổ chức và hoạt động của chính quyền xã, thị trấn

Một phần của tài liệu Đổi mới tổ chức và hoạt động của chính quyền xã, thị trấn ở thành phố hà nội theo yêu cầu cải cách nền hành chính nhà nước (Trang 96 - 98)

- Khái quát về địa giới hành chính

3.2.1. Hoàn thiện hệ thống pháp luật về tổ chức và hoạt động của chính quyền xã, thị trấn

chính quyền xã, thị trấn

Để tạo cơ sở nền tảng và đáp ứng yêu cầu đổi mới tổ chức và hoạt động của chính quyền cấp xã, thị trấn trên địa bàn Hà Nội hiện nay, cần nghiên cứu sửa đổi, bổ sung các qui định pháp luật cho phù hợp quá trình đổi mới. Cơ quan lập pháp nghiên cứu sửa đổi, bổ sung các qui định của hệ thống pháp luật hiện hành có qui định liên quan đến tổ chức bộ máy chính quyền địa phương nói chung và chính quyền đơ thị nói riêng. Theo thống kê, có 34 văn bản liên quan cần sửa đổi, bổ sung trong quá trình tiến hành đổi mới: Ngoài Hiến pháp, 20 Luật; 03 Pháp lệnh, 02 Nghị quyết của UBTVQH, 08 Nghị định của Chính phủ. Thực tế hiện nay hệ thống văn bản pháp luật về tổ chức bộ máy nhà nước nói chung, bộ máy chính quyền cơ sở nói riêng đang bộc lộ nhiều bất cập. Một số thiết chế trong bộ máy nhà nước đang được thí điểm(Khơng thành lập Hội đồng nhân dân ở một số địa phương; bầu Chủ tịch xã trực tiếp) đã có tổng kết, tuy nhiên chưa có sự đánh giá tổng thể để đưa ra một lộ trình mới trong thực hiện nhằm nâng cao chất lượng hoạt động của bộ máy nhà nước nói chung. Chủ trương xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân địi hỏi trước hết phải xây dựng được một hệ thống pháp luật hoàn thiện, đủ để điều chỉnh các quan hệ xã hội, làm cơ sở pháp lý cho mọi hoạt động của nhà nước và xã hội. Trước hết phải là pháp luật về tổ chức và hoạt động của các cơ quan trong bộ máy nhà nước, đây được coi là nền tảng pháp lý của sự tồn tại và hoạt động của nhà nước. Trước hết cần hoàn thiện các văn bản pháp luật về bầu cử để thông qua đó thiết chế bầu cử được đề cao và tơn trọng thực hiện, nâng cao chất lượng bầu cử để nhân dân lựa chọn được những người thực sự xứng đáng là đại diện của dân, thay mặt cho dân thực hiện quyền lực nhà nước, trước hết là chính quyền cơ sở, nới người dân trực tiếp sống và hoạt động

Đổi mới tổ chức và hoạt động của chính quyền xã, thị trấn trên địa bàn Hà Nội phải được tiến hành trên cơ sở pháp luật quy định. Thiết nghĩ trong điều kiện hiện nay, cần thiết phải xây dựng một đạo luật riêng về tổ chức, hoạt động của chính quyền cơ sở. Lý luận và thực tiễn đã cho thấy chính quyền cơ sở là một bộ phận quan trọng trong bộ máy nhà nước, là cấp chính quyền gần dân nhất, thân dân nhất, nơi biểu đạt nguyện vọng của dân, cũng là nơi dân thể hiện quyền làm chủ của mình rõ nhất. Chính quyền cơ sở có mạnh thì các cấp chính quyền nhà nước khác mới có điều kiện thực hiện tốt các chức năng, nhiệm vụ của mình, từ đó đảm bảo sự thơng suốt trong tổ chức cũng như hiệu quả hoạt động của cả bộ máy nhà nước. Hiện nay, pháp luật mới chỉ dừng ở quy định về tổ chức và hoạt động của các cơ quan trong bộ máy nhà nước nói chung, dù là ở cấp độ Luật, tuy nhiên chưa có những quy định pháp luật mang tính đặc thù cho hệ thống chính quyền cơ sở. Nhất là trong điều kiện hiện nay, khi chúng ta đang thực hiện thí điểm một số mơ hình mới trong tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương, việc khơng thành lập Hội đồng nhân dân ở một số địa phương, bầu chủ tịch xã trực tiếp địi hỏi phải có cơ sở pháp lý và cơ chế phù hợp. Cần ban hành một Luật riêng về chính quyền cấp xã, thị trấn, nội dung của Luật quy định rõ về vị trí pháp lý, vai trị của chính quyền cấp xã, thị trấn trong tổ chức bộ máy nhà nước Việt Nam hiện nay, cơ cấu tổ chức và nhiệm vụ, hoạt động của chính quyền cấp xã, thị trấn cũng như mối quan hệ giữa chính quyền cấp xã, thị trấn với các cơ quan khác trong bộ máy nhà nước, với các thiết chế khác trong hệ thống chính trị phải được quy định cụ thể, chặt chẽ. Trong đó cần giành một phần riêng quy định về tổ chức, hoạt động của chính quyền xã, thị trấn ở đơ thị, có như vậy mới khẳng định được tầm quan trọng của chính quyền cấp xã, thị trấn, đúng với giá trị thực tế của cấp xã, thị trấn hiện nay, hơn thế cịn xác định được tính đặc thù của chính quyền đơ thị, từ đó thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của nhà nước một cách hiệu quả trên địa bàn cấp xã, thị trấn.

Đồng thời với Luật về chính quyền cấp xã, thị trấn, Luật bầu cử, Luật Thủ đơ cũng cần nhanh chóng được thơng qua làm cơ sở cho tổ chức và hoạt động của các cấp chính quyền ở Thủ đơ Hà Nội, thúc đẩy sự phát triển của Thủ đô, làm bàn đạp cho sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước nói chung.

Một phần của tài liệu Đổi mới tổ chức và hoạt động của chính quyền xã, thị trấn ở thành phố hà nội theo yêu cầu cải cách nền hành chính nhà nước (Trang 96 - 98)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(136 trang)
w