Tăng cường số lượng, nâng cao chất lượng và đảm bảo cơ cấu đại biểu Hội đồng nhân dân xã, thị trấn

Một phần của tài liệu Đổi mới tổ chức và hoạt động của chính quyền xã, thị trấn ở thành phố hà nội theo yêu cầu cải cách nền hành chính nhà nước (Trang 104 - 106)

- Khái quát về địa giới hành chính

3.2.3.4. Tăng cường số lượng, nâng cao chất lượng và đảm bảo cơ cấu đại biểu Hội đồng nhân dân xã, thị trấn

cấu đại biểu Hội đồng nhân dân xã, thị trấn

Điều 9 Luật Bầu cử Hội đồng nhân dân qui định về số đại biểu Hội đồng nhân dân xã, thị trấn như sau:

- Xã, thị trấn miền xi có từ bốn nghìn người trở xuống được bầu hai mươi lăm (25) đại biểu, có trên bốn nghìn người thì cứ thêm hai nghìn người được bầu thêm một đại biểu, nhưng tổng số không quá ba mươi lăm (35) đại biểu;

- Xã, thị trấn miền núi và hải đảo có từ ba nghìn người trở xuống đến hai nghìn người được bầu hai mươi lăm (25) đại biểu, có trên ba nghìn người thì cứ thêm một nghìn người được bầu thêm một đại biểu, nhưng tổng số không quá ba mươi lăm (35) đại biểu; xã, thị trấn có dưới hai nghìn người trở xuống đến một nghìn người được bầu mười chín (19) đại biểu; xã, thị trấn có dưới một nghìn người được bầu mười lăm (15) đại biểu.

Từ thực tiễn hoạt động tại Hà Nội cho thấy một trong những giải pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động của Hội đồng nhân dân xã, thị trấn cần tăng thêm số lượng đại biểu Hội đồng nhân dân xã, thị trấn từ 31 - 39 đại biểu/xã, thị trấn.

Bên cạnh đó cũng cần chú trọng cơ cấu đại biểu Hội đồng nhân dân xã, thị trấn.

Quyết định số 215/QĐ-TTg ngày 16/2/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc hướng dẫn cơ cấu, thành phần và số lượng đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2011-2016 đã yêu cầu: Đảm bảo cơ cấu hợp lý về số đại biểu là người đang công tác ở cơ quan Đảng, Nhà nước, lực lượng vũ trang, Mặt trận tổ quốc và các đồn thể nhân dân; có tỷ lệ hợp lý các đại biểu người dân tộc thiểu số, đại biểu nữ, đại biểu trẻ tuổi, đại biểu là trí thức, tơn giáo, đại biểu xuất thân từ công nhân, nông dân, doanh nhân tiêu biểu thuộc các thành phần kinh tế.

Đồng thời, định hướng thực hiện cơ cấu, thành phần đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp như sau:

+ Về cơ cấu đại biểu trẻ dưới 35 tuổi, phấn đấu đạt tỷ lệ chung không dưới 15%.

+ Về cơ cấu đại biểu là phụ nữ, phấn đấu đạt tỷ lệ chung khoảng 30% trở lên.

+ Về tỷ lệ đại biểu là người ngồi Đảng, phấn đấu đạt tỷ lệ chung khơng dưới 10%.

Hội đồng nhân dân là cơ quan đại diện cho ý chí, nguyện vọng, quyền làm chủ của nhân dân. Do vậy, cơ cấu đại biểu hợp lý, tương đối đầy đủ, đa dạng thành phần, tính đại diện sẽ cao hơn. Để đảm bảo được cơ cấu hợp lý, đòi hỏi cấp ủy phải thực sự quan tâm, đồng thời trong quá trình triển khai các bước chuẩn bị bầu cử tại xã, thị trấn, việc theo sát, hướng dẫn cụ thể về cơ cấu, thành phần để lựa chọn, giới thiệu người ứng cử là rất quan trọng, tạo điều kiện để công tác hiệp thương lựa chọn, giới thiệu người ứng cử chất lượng. Tuy vậy, phải giải quyết tốt mối quan hệ giữa cơ cấu và tiêu chuẩn đại biểu, kết hợp chặt chẽ giữa cơ cấu và tiêu chuẩn để đảm bảo bầu ra những đại biểu tiêu biểu và đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của đại biểu Hội đồng nhân dân xã, thị trấn trong điều kiện mới.

Nâng cao chất lượng hoạt động của Hội đồng nhân dân xã, thị trấn cần chú ý tiêu chuẩn của đại biểu Hội đồng nhân dân. Đại biểu Hội đồng nhân dân là người đại diện cho ý chí, nguyện vọng của nhân dân địa phương, gương mẫu chấp hành chính sách, pháp luật của Nhà nước; tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện chính sách, pháp luật và tham gia vào việc quản lý nhà nước. Điều 3 Luật bầu cử Hội đồng nhân dân đưa ra quy định chung về tiêu chuẩn đại biểu Hội đồng nhân dân. Thiết nghĩ, ngoài những quy định về tiêu chuẩn chung, đối với đại biểu Hội đồng nhân dân xã, thị trấn ở Hà Nội nên có quy định cụ thể đại biểu phải đạt trình độ nhất định về lý luận chính trị, văn hóa, chun mơn và nghiệp vụ của đại biểu dân cử để bảo đảm đại biểu Hội đồng nhân dân là đại diện xứng đáng của cử tri.

Trong điều kiện hiện nay, đại biểu Hội đồng nhân dân xã, thị trấn phải đảm bảo tiêu chuẩn và cơ cấu một cách hợp lý. Không nên quá chú trọng cơ cấu mà quên tiêu chuẩn, không để người không đủ tiêu chuẩn vào cơ quan dân cử. Tiêu chuẩn đại biểu khơng nên quy định chung chung, định tính mà nên có quy định cụ thể đảm bảo đại biểu Hội đồng nhân dân là đại diện của cử tri, vì vậy phải đạt trình độ nhất định về lý luận chính trị, văn hóa, chun mơn và nghiệp vụ dân cử. Ngồi ra, đại biểu phải tự mình xây dựng uy tín trước nhân dân bằng cách tự học hỏi, nắm vững thực tế tình hình kinh tế - chính trị, văn hóa - xã hội, quốc phịng, an ninh của địa phương.

Đại biểu Hội đồng nhân dân xã, thị trấn phải là những người có năng lực, tâm huyết, bản lĩnh đại biểu để phát hiện vấn đề; say sưa, có trách nhiệm tìm hiểu, lý giải, đấu tranh đến cùng đối với những sai phạm, những bất cập; đồng thời có đủ bản lĩnh để bảo vệ những quyền lợi chính đáng của cử tri, khơng ngại đấu tranh, va chạm.

Một phần của tài liệu Đổi mới tổ chức và hoạt động của chính quyền xã, thị trấn ở thành phố hà nội theo yêu cầu cải cách nền hành chính nhà nước (Trang 104 - 106)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(136 trang)
w