Thực trạng về mối quan hệ trong thực hiện nhiệm vụ của chính quyền xã, thị trấn với các tổ chức trong hệ thống chính trị cùng cấp

Một phần của tài liệu Đổi mới tổ chức và hoạt động của chính quyền xã, thị trấn ở thành phố hà nội theo yêu cầu cải cách nền hành chính nhà nước (Trang 72 - 74)

- Khái quát về địa giới hành chính

2.2.3. Thực trạng về mối quan hệ trong thực hiện nhiệm vụ của chính quyền xã, thị trấn với các tổ chức trong hệ thống chính trị cùng cấp

chính quyền xã, thị trấn với các tổ chức trong hệ thống chính trị cùng cấp và với chính quyền cấp trên

Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân xã, thị trấn có mối quan hệ chặt chẽ với nhau và với các tổ chức trong hệ thống chính trị cùng cấp cũng như với chính quyền cấp trên. Giữa Hội đồng nhân dân xã, thị trấn và Ủy ban nhân dân xã, thị trấn có mối quan hệ hữu cơ, phụ thuộc trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ do pháp luật quy định. Đó là mối quan hệ đặc biệt, thể hiện sự thống nhất chính trị trong tổ chức của chính quyền xã, thị trấn. Hội đồng nhân dân xã, thị trấn là cơ quan quyền lực nhà nước ở cấp xã, thị trấn, có quyền bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch, các Phó Chủ tịch và các thành viên khác của Ủy ban nhân dân xã, thị trấn. Ủy ban nhân dân xã, thị trấn là cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân xã, thị trấn, có tính độc lập tương đối với Hội đồng nhân dân xã, thị trấn. Quan hệ giữa Hội đồng nhân dân xã, thị trấn với Ủy ban nhân dân xã, thị trấn là mối quan hệ theo chức năng, giữa cơ quan quyền lực nhà nước và cơ quan hành chính nhà nước ở cấp cơ sở. Giữa Hội đồng nhân dân xã, thị trấn và Ủy

ban nhân dân xã, thị trấn có mối quan hệ qua lại, thống nhất, phụ thuộc lẫn nhau, đó là mối quan hệ hữu cơ với những chức năng, nhiệm vụ riêng, song quá trình thực hiện các chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn đó vẫn đảm bảo sự tập trung thống nhất quyền lực trên cơ sở pháp luật của nhà nước đã quy định. Bên cạnh đó, mối quan hệ giữa chính quyền xã, thị trấn với các thiết chế khác trong hệ thống chính trị ở cơ sở và với chính quyền cấp huyện cũng cần được xác định và đảm bảo thực hiện tốt. Trước hết là mối quan hệ giữa chính quyền xã, thị trấn với Ủy ban nhân dân cấp huyện và Đảng ủy xã, thị trấn. Sự kiểm tra, hướng dẫn của Ủy ban nhân dân cấp huyện đối với Hội đồng nhân dân xã, thị trấn trong việc thực hiện các Nghị quyết, Chỉ thị của Chính phủ nhằm đảm bảo quản lý nhà nước thống nhất từ trung ương đến cơ sở, đó khơng chỉ là sự kiểm tra, giám sát của cơ quan hành chính nhà nước cấp trên với cấp dưới mà sự kiểm tra, hướng dẫn đó được coi là biểu hiện sinh động của nguyên tắc tập trung dân chủ trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước.

Mối quan hệ giữa Hội đồng nhân dân xã, thị trấn và Ủy ban nhân dân xã, thị trấn với Đảng ủy xã, thị trấn cũng cần được coi trọng. Trong mối quan hệ này, Đảng ủy xã thực hiện vai trò lãnh đạo, kiểm tra, giám sát đối với chính quyền xã, thị trấn trong việc thực hiện các Nghị quyết của Đảng ủy xã, thị trấn. Ngồi ra, Đảng ủy xã cịn kiểm tra, giám sát đối với các đảng viên giữ các chức vụ lãnh đạo trong bộ máy chính quyền xã, thị trấn. Trong mối quan hệ này phải đảm bảo đảng ủy xã, thị trấn không bao biện, làm thay cơng việc của chính quyền và cũng không được phép quan liêu, buông lỏng sự lãnh đạo đối với tổ chức và hoạt động của chính quyền xã, thị trấn.

Thực tế những năm vừa qua, chính quyền các xã, thị trấn ở Hà Nội luôn đảm bảo thực hiện tốt mối quan hệ giữa Hội đồng nhân dân với Ủy ban nhân dân, giữa chính quyền xã, thị trấn với cấp huyện và đảm bảo sự lãnh đạo

thường xuyên, chặt chẽ của Đảng ủy xã, thị trấn. Biểu hiện rõ nhất của các mối quan hệ đó là sự ổn định trong hệ thống chính trị ở cơ sở, nhiệm vụ, chức năng của các cơ quan được thực hiện các nhiệm vụ quản lý nhà nước và phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn các xã, thị trấn đều hoàn thành với chất lượng cao.

Một phần của tài liệu Đổi mới tổ chức và hoạt động của chính quyền xã, thị trấn ở thành phố hà nội theo yêu cầu cải cách nền hành chính nhà nước (Trang 72 - 74)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(136 trang)
w