Hoạt động của Hội đồng nhân dân xã,thị trấn ở Hà Nộ

Một phần của tài liệu Đổi mới tổ chức và hoạt động của chính quyền xã, thị trấn ở thành phố hà nội theo yêu cầu cải cách nền hành chính nhà nước (Trang 60 - 66)

- Khái quát về địa giới hành chính

2.2.1.2. Hoạt động của Hội đồng nhân dân xã,thị trấn ở Hà Nộ

* Hoạt động của Hội đồng nhân dân xã, thị trấn tại kỳ họp

Kỳ họp là hình thức hoạt động chủ yếu của Hội đồng nhân dân xã, thị trấn, đó là hội nghị định kỳ gồm các phiên họp của toàn thể các đại biểu Hội đồng nhân dân để bàn bạc và quyết định những vấn đề của cấp xã, thị trấn được nêu trong chương trình nghị sự. Thơng qua kỳ họp, ý chí, nguyện vọng của nhân dân trong xã, thị trấn được chuyển thành quyết định của cơ quan quyền lực nhà nước ở cấp xã, thị trấn. Tại kỳ họp còn quyết định các biện pháp để thi hành quyết định, chỉ thị, pháp luật của nhà nước ở cấp xã, thị trấn, thực hiện quyền giám sát việc thực hiện Nghị quyết và hoạt động của của các cơ quan trực thuộc Hội đồng nhân dân và các cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội khác ở cấp xã, thị trấn. Kỳ họp Hội đồng nhân dân cấp xã, thị trấn họp thường lệ mỗi năm 2 kỳ. Ngồi ra có thể tổ chức các kỳ họp chuyên đề hoặc kỳ họp bất thường theo đề nghị của Chủ tịch Hội đồng nhân dân cùng cấp hoặc của ít nhất 1/3 tổng số đại biểu. Kỳ họp Hội đồng nhân dân xã do Thường trực Hội đồng nhân dân cùng cấp triệu tập. Kỳ họp thứ nhất của mỗi khóa Hội đồng nhân dân cấp xã, thị trấn do Chủ tịch Hội đồng nhân dân khóa

trước triệu tập và chủ tọa cho đến khi bầu được Chủ tịch Hội đồng nhân dân khóa mới. Kỳ họp Hội đồng nhân dân cấp xã, thị trấn được tiến hành khi có ít nhất 2/3 tổng số đại biểu Hội đồng nhân dân tham dự

Ủy ban nhân dân có trách nhiệm phối hợp với Thường trực Hội đồng nhân dân chuẩn bị nội dung của kỳ họp Hội đồng nhân dân cấp xã, thị trấn. 30 ngày trước ngày khai mạc kỳ họp Hội đồng nhân dân cấp xã, thị trấn, Thường trực Hội đồng nhân dân họp với Ủy ban nhân dân quyết định chương trình và các vấn đề sẽ bàn tại kỳ họp. Các báo cáo, đề án và các vấn đề sẽ bàn trong kỳ họp do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng với Thường trực Hội đồng nhân dân chuẩn bị. Hội đồng nhân dân họp công khai. Khi cần thiết, theo đề nghị của chủ tọa cuộc họp hoặc của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp, Hội đồng nhân dân quyết định họp kín. Tại mỗi kỳ họp Hội đồng nhân dân có thể có nhiều nội dung khác nhau phụ thuộc vào tính chất của mỗi kỳ họp và yêu cầu công việc. Song tại kỳ họp đầu tiên chủ yếu là bàn về cơng tác tổ chức, xây dựng chính quyền xã, thị trấn; tại kỳ họp đầu năm tập trung thảo luận và quyết định kế hoạch và dự toán ngân sách, chương trình hoạt động trong năm, quyết định các vấn đề thiết thực về kinh tế, văn hóa, an ninh, quốc phịng… trên địa bàn xã, thị trấn; tại kỳ họp cuối năm thảo luận về báo cáo kiểm điểm công tác của Thường trực Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân; tại kỳ họp cuối nhiệm kỳ, Hội đồng nhân dân, Thường trực Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân kiểm điểm hoạt động trong cả nhiệm kỳ của mình. Một nội dung quan trọng của các kỳ họp Hội đồng nhân dân là thực hiện quyền chất vấn của đại biểu Hội đồng nhân dân đối với Ủy ban nhân dân, các thành viên của Ủy ban nhân dân cùng cấp. Chất vấn là hình thức quan trọng để Hội đồng nhân dân giám sát hoạt động của Thường trực Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân; chất vấn có thể được thực hiện bằng miệng hoặc bằng viết văn bản. Người bị chất vấn phải nghiêm túc trả lời chất vấn ngay tại kỳ họp; trường hợp cần điều tra thì Hội đồng nhân dân có thể quyết định cho trả lời tại kỳ họp

sau; nếu đại biểu chưa thỏa mãn với nội dung trả lời có thể đề nghị Hội đồng nhân dân thảo luận và khi cần thiết Hội đồng nhân dân ra nghị quyết về việc trả lời và trách nhiệm của người bị chất vấn. Chất vấn cũng có thể được đại biểu nêu ra trong thời gian giữa hai kỳ họp; trong trường hợp này, đại biểu gửi chất vấn đến Thường trực Hội đồng nhân dân để chuyển đến người bị chất vấn. Các quyết định của Hội đồng nhân dân cấp xã, thị trấn được thơng qua dưới hình thức nghị quyết; nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp xã, thị trấn được thơng qua khi có q nửa tổng số đại biểu Hội đồng nhân dân tán thành; đối với việc bãi miễn đại biểu phải có ít nhất 2/3 tổng số đại biểu tán thành. Nội dung nghị quyết phải chỉ ra chủ trương, biện pháp, thời gian thực hiện và trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị thực hiện nghị quyết đó. Nghị quyết Hội đồng nhân dân phải được gửi đến các cơ quan hữu quan để thực hiện, đồng thời được công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng, chuyển lên chính quyền cấp trên để theo dõi và giám sát. Ngoài ra, Hội đồng nhân dân cịn ra nghị quyết để thơng qua (ban hành) các văn bản pháp quy cấp xã, thị trấn như: Nội quy kỳ họp Hội đồng nhân dân; Quy chế xây dựng làng văn hóa....

Nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp xã, thị trấn có hiệu lực ngay sau khi được thơng qua hoặc sau khi được Chủ tịch Ủy ban nhân dân hoặc Thường trực Hội đồng nhân dân cấp huyện phê chuẩn (nghị quyết về việc bầu cử, miễn nhiệm và bãi nhiệm thành viên Ủy ban nhân dân và một số nghị quyết khác). Nghị quyết hết hiệu lực khi đã thực hiện xong hoặc bị chính Hội đồng nhân dân cấp xã, thị trấn sửa đổi, hủy bỏ hoặc bị cấp trên đình chỉ, bãi bỏ.

* Hoạt động của Thường trực Hội đồng nhân dân cấp xã, thị trấn

Thường trực Hội đồng nhân dân cấp xã, thị trấn là cơ quan thường trực của Hội đồng nhân dân cấp này giữa hai kỳ họp. Vì vậy, bên cạnh nhiệm vụ phải chuẩn bị và tổ chức các hoạt động của Hội đồng nhân dân thì Thường trực Hội đồng nhân dân cấp xã, thị trấn cịn có một số nhiệm vụ khác thuộc một phần chức năng, nhiệm vụ được quy định chung cho Hội đồng nhân dân

cấp xã, thị trấn. Để thực hiện nhiệm vụ quyền hạn của mình, Thường trực Hội đồng nhân dân cấp xã, thị trấn tiến hành các hoạt động sau:

- Triệu tập và chủ tọa các kỳ họp của Hội đồng nhân dân; phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp xã, thị trấn trong việc chuẩn bị kỳ họp của Hội đồng nhân dân;

- Đôn đốc, kiểm tra Ủy ban nhân dân cấp xã, thị trấn và các cơ quan nhà nước khác ở cấp xã, thị trấn trong việc thực hiện các nghị quyết của Hội đồng nhân dân;

- Giám sát việc thi hành pháp luật của các cơ quan, tổ chức và nhân dân ở xã, phường, thị trấn;

- Tiếp dân, đôn đốc, kiểm tra và xem xét tình hình giải quyết các kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của công dân;

- Tổng hợp kiến nghị, ý kiến và nguyện vọng của nhân dân ở xã, thị trấn để báo cáo với Hội đồng nhân dân tại kỳ họp;

- Tổng hợp các chất vấn của đại biểu Hội đồng nhân dân để báo cáo Hội đồng nhân dân tại kỳ họp;

- Giữ mối liên hệ với các đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã, thị trấn; - Trình Hội đồng nhân dân cấp xã, thị trấn bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Hội đồng nhân dân bầu theo đề nghị của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp hoặc theo đề nghị của ít nhất 1/3 tổng số đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã, thị trấn; phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp xã, thị trấn quyết định việc đưa ra Hội đồng nhân dân hoặc đưa ra cử tri bãi nhiệm đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã, thị trấn theo đề nghị của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp;

- Báo cáo về hoạt động của Hội đồng nhân dân cấp xã, thị trấn lên Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân cấp huyện;

- Giữ mối liên hệ và phối hợp công tác với Ban thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã, thị trấn; thông báo cho Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã, thị trấn về hoạt động của Hội đồng nhân dân cấp xã, thị trấn.

Thường trực Hội đồng nhân dân cấp xã, thị trấn làm việc theo nguyên tắc tập thể. Mỗi tháng Thường trực Hội đồng nhân dân cấp xã, thị trấn họp ít nhất một lần để kiểm điểm việc thực hiện các nghị quyết của Hội đồng nhân dân và các quyết định của mình, đề ra nhiệm vụ cơng tác tháng sau. Thường trực Hội đồng nhân dân có thể họp bất thường theo đề nghị của từng thành viên Thường trực Hội đồng nhân dân.

* Hoạt động của đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã, thị trấn

Xét về mặt cơ cấu tổ chức thì đại biểu Hội đồng nhân dân không phải là một cơ cấu riêng biệt của Hội đồng nhân dân, vì Hội đồng nhân dân là một cơ quan hoạt động tập thể có hình thức hoạt động chủ yếu là kỳ họp mà ở đó tất cả các đại biểu đến tham dự đều bàn và xác định những vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân. Ngồi ra, một số đại biểu cịn tham gia vào Thường trực Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân cấp xã, thị trấn. Tuy nhiên, trong chừng mực nhất định, hoạt động của đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã, thị trấn cũng có tính độc lập, như liên hệ trực tiếp với cử tri, thu thập ý kiến của họ rồi báo cáo hoặc yêu cầu cơ quan có thẩm quyền giải quyết. Theo quy định của pháp luật hiện hành thì hoạt động của đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã, thị trấn tập trung trên hai mặt chính là:

Thứ nhất, hoạt động của đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã, thị trấn

tại kỳ họp Hội đồng nhân dân: Đại biểu Hội đồng nhân dân có nhiệm vụ tham gia đầy đủ các kỳ họp, phiên họp của Hội đồng nhân dân, nếu vắng mặt phải có lý do và phải báo cáo chủ tọa phiên họp; có quyền đề nghị đưa vào chương trình nghị sự tại kỳ họp của Hội đồng nhân dân những vấn đề mà đại biểu xét thấy cần thiết để Hội đồng nhân dân xem xét và quyết định; tham gia thảo

luận và biểu quyết các vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân cấp xã, thị trấn; có quyền chất vấn Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân và các thành viên khác của Ủy ban nhân dân cấp xã, thị trấn; có quyền đề nghị Hội đồng nhân dân bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Hội đồng nhân dân bầu.

Ngoài các hoạt động trên, đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã, thị trấn còn tham gia sinh hoạt trong tổ đại biểu; đây là hình thức sinh hoạt tập thể của đại biểu để nghiên cứu tài liệu chuẩn bị đóng góp ý kiến cho kỳ họp Hội đồng nhân dân. Trong kỳ họp, tổ đại biểu thảo luận, đóng góp ý kiến về các vấn đề thuộc chương trình nghị sự của kỳ họp Hội đồng nhân dân để phản ánh với Đoàn thư ký kỳ họp.

Thứ hai, hoạt động của đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã, thị trấn

ngoài kỳ họp Hội đồng nhân dân: Đại biểu phải liên hệ chặt chẽ với cử tri, chịu sự giám sát của cử tri, có trách nhiệm thu thập và phản ánh trung thực ý kiến, nguyện vọng, kiến nghị của cử tri, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cử tri, thực hiện chế độ tiếp xúc với cử tri, báo cáo với cử tri về hoạt động của mình và của Hội đồng nhân dân, trả lời những yêu cầu và kiến nghị của cử tri, lấy ý kiến của họ về những vấn đề sẽ bàn trong kỳ họp Hội đồng nhân dân. Sau mỗi kỳ họp Hội đồng nhân dân, đại biểu có trách nhiệm báo cáo với cử tri về kết quả của kỳ họp, phổ biến, giải thích các nghị quyết của Hội đồng nhân dân, vận động và cùng với nhân dân thực hiện nghị quyết đó. Khi nhận được yêu cầu, kiến nghị của cử tri, đại biểu Hội đồng nhân dân có trách nhiệm xem xét, trả lời; khi nhận được khiếu nại, tố cáo của nhân dân, đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã, thị trấn có trách nhiệm nghiên cứu, kịp thời chuyển đến người có thẩm quyền giải quyết, theo dõi, đơn đốc việc giải quyết, đồng thời thơng báo cho người khiếu nại, tố cáo biết. Ngồi ra, đại biểu Hội đồng nhân dân cịn có quyền u cầu cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang kịp thời chấm dứt những việc làm vi phạm pháp luật, trái với

chính sách của Nhà nước; có quyền kiến nghị với cơ quan nhà nước trong việc chấp hành chính sách, pháp luật của Nhà nước và những vấn đề thuộc lợi ích chung của cộng đồng. Đại biểu Hội đồng nhân dân được bảo đảm các điều kiện về vật chất, thời gian để hoạt động. Trong thời gian làm nhiệm vụ đại biểu, như tham dự kỳ họp, đi giám sát, đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã, thị trấn được thốt ly khỏi cơng tác chuyên môn mà vẫn hưởng nguyên lương; nếu đại biểu khơng thuộc biên chế Nhà nước thì được hưởng thù lao những ngày tham gia hoạt động đại biểu.Trong thời gian Hội đồng nhân dân họp, nếu không được sự đồng ý của chủ tọa kỳ họp thì khơng được bắt giữ đại biểu Hội đồng nhân dân; nếu vi phạm pháp quả tang hoặc trong trường hợp khẩn cấp mà đại biểu bị tạm giữ thì cơ quan nhà nước ra lệnh tạm giữ phải báo cáo ngay với chủ tọa kỳ họp; giữa hai kỳ họp Hội đồng nhân dân, nếu cơ quan nhà nước có thẩm quyền ra lệnh tạm giữ đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã, thị trấn thì phải thơng báo cho Chủ tịch Hội đồng nhân dân cùng cấp biết. Đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã, thị trấn có thể xin thơi làm nhiệm vụ vì lý do sức khỏe hoặc vì lý do khác; việc chấp nhận đại biểu xin thôi làm nhiệm vụ do Hội đồng nhân dân cùng cấp xét và quyết định. Khi khơng cịn xứng đáng với sự tín nhiệm của nhân dân thì tùy theo tính chất, mức độ phạm sai phạm mà đại biểu Hội đồng nhân dân bị Hội đồng nhân dân cùng cấp hoặc cử tri bãi nhiệm.

Một phần của tài liệu Đổi mới tổ chức và hoạt động của chính quyền xã, thị trấn ở thành phố hà nội theo yêu cầu cải cách nền hành chính nhà nước (Trang 60 - 66)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(136 trang)
w