7. Phương pháp nghiên cứu
1.5. Nội dung quản lý giáo dục nề nếp học tập của học sinh trường THPT
1.5.1. Lập kế hoạch quản lý nề nếp học tập của học sinh THPT
Lập kế hoạch là một chức năng cơ bản của quản lý, trong đó cần xác định những vấn đề chẳng hạn: nhận định và phân tích tình hình, bối cảnh; dự báo khả
năng; lựa chọn, xác định các mục tiêu, mục đích và hoạch định con đường, cách thức biện pháp để đạt được mục tiêu, mục đích của q trình. Trong mỗi kế hoạch thường bao gồm các nội dung như: xác định hình thành mục tiêu, xác định và đảm bảo về các điều kiện, nguồn lực của tổ chức để đạt được mục tiêu và cuối cùng là quyết định xem hoạt động nào là cần thiết để đạt được mục tiêu đặt ra. Lập kế hoạch quản lý hoạt động GDNNHT cho học sinh, người cán bộ quản lý trường học cần thực hiện các nội dung sau:
Xây dựng kế hoạch chung, trong đó nhà QL phải tiến hành những công việc cơ bản sau:
- Công tác lập kế hoạch cho từng tuần/tháng/học kỳ/năm học; khối lớp. - Đánh giá thực trạng của nhà trường về giáo dục nề nếp học tập, các điều kiện nguồn lực đáp ứng cho giáo dục nề nếp học tập.
- Xác định các mục tiêu có tính khả thi.
- Sắp xếp công việc theo tiến độ hợp lý, đáp ứng nguồn lực và các biện pháp để thực hiện có hiệu quả cho giáo dục nề nếp học tập.
- Thể hiện được tính kế thừa nhưng cũng phải đảm bảo tính khoa học, tính tồn diện.
- Khắc phục được mặt yếu kém, phát huy mặt mạnh của nhà trường. - Hình thành ý thức trách nhiệm xây dựng kế hoạch, tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch đạt được hiệu quả.
Việc lập kế hoạch phải thể hiện được tính kế thừa nhưng cũng phải đảm bảo tính khoa học, tính tồn diện. Kế hoạch dù ngắn hạn hay kế hoạch dài hạn phải thể hiện được tính cụ thể và trọng tâm của kế hoạch, khắc phục được mặt yếu kém, phát huy mặt mạnh của nhà trường. Bên cạnh đó CBQL cần truyền động lực tác động đến giáo viên để họ hình thành ý thức trách nhiệm xây dựng kế hoạch, tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch đạt được hiệu quả.
1.5.2. Tổ chức giáo dục nề nếp học tập của học sinh THPT
Tổ chức thực hiện kế hoạch GDNNHT cho học sinh THPT có liên quan mật thiết đến việc tổ chức hoạt động học tập văn hoá, rèn luyện đạo đức, kỹ năng sống cho học sinh trong nhà trường. Quá trình tổ chức thực hiện kế hoạch gồm:
Hiệu trưởng thành lập Ban chỉ đạo tổ chức GDNNHT do Hiệu trưởng làm trưởng ban, và đại diện của các tổ chức đoàn thể và đại diện giáo viên ở các khối lớp, các bộ mơn, các tổ chức trong và ngồi nhà trường có liên quan.
- Giải thích mục tiêu, yêu cầu, của kế hoạch GDNNHT. Thảo luận biện pháp thực hiện kế hoạch.
- Sắp xếp bố trí nhân sự, phân cơng cụ thể công việc cho từng tổ CM, cá nhân GV khi thực hiện giáo dục nề nếp cho HS; trách nhiệm quản lý, huy động cơ sở vật chất, tài chính phục vụ cho thực hiện kế hoạch. Khi sắp xếp bố trí nhân sự, Hiệu trưởng phải biết được phẩm chất và năng lực của từng người, điểm mạnh, điểm yếu, nếu cần có thể phân cơng theo từng “ê kíp” để cơng việc được tiến hành một cách thuận lợi và có hiệu quả.
- Nhiệm vụ tổ chức thực hiện các GDNNHT trong trường THPT là trách nhiệm của mỗi giáo viên, nhân viên trong nhà trường, song đặc biệt là đội ngũ giáo viên bộ môn, giáo viên chủ nhiệm và cán bộ phụ trách Đoàn.
Đội ngũ cán bộ phụ trách nhà trường sẽ là người trực tiếp xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện các chuyên đề về văn hoá nghệ thuật, vui chơi giải trí cho học sinh thơng qua các chun đề về Đồn.
Giáo viên bộ mơn, giáo viên chủ nhiệm là người trực tiếp xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện các GDNNHT cho học sinh thơng qua các mơn học do mình phụ trách giảng dạy.
Trong việc tổ chức thực hiện, Hiệu trưởng cần tạo điều kiện cho người tham gia phát huy tinh thần tự giác, tích cực, phối hợp cùng nhau hoàn thành tốt nhiệm vụ.
- Bồi dưỡng năng lực tổ chức GDNNHT cho giáo viên nếu thấy cần thiết, huy động và phân phối các nguồn lực để tiến hành GDNNHT cho học sinh. Việc huy động các nguồn tài chính để tổ chức GDNNHT cho học sinh bằng nhiều nguồn tài chính khác nhau như: ngân sách nhà nước, cha mẹ học sinh đóng góp, các cá nhân, đơn vị ngoài trường tài trợ,…
- Xác định các hình thức và phương pháp tổ chức giáo dục nề nếp học tập cho học sinh.
- Xác định các nguồn lực cần huy động (cơ sở vật chất, kinh phí, nguồn nhân lực,…) cho GDNNHT học sinh.
- Xây dựng cơ chế phối hợp các lực lượng trong và ngoài trường để thực hiện GDNNHT diễn ra trong nhà trường và ngoài nhà trường, các lực lượng giáo dục có ảnh hưởng tới hoạt động đó là: các đồn thể, tổ chức xã hội trong nhà trường và ngoài nhà trường, phụ huynh, giáo viên, cán bộ quản lý và học sinh.
1.5.3. Chỉ đạo hoạt động giáo dục nề nếp học tập của học sinh THPT
Chỉ đạo thực hiện kế hoạch tổ chức GDNNHT là sự can thiệp của Hiệu trưởng vào tồn bộ q trình quản lý GDNNHT để bảo đảm việc thực hiện nề nếp học tập được diễn ra đúng hướng, đúng kế hoạch, tập hợp và phối hợp các lực lượng giáo dục sao cho đạt hiệu quả. Công tác chỉ đạo GDNNHT sẽ đạt hiệu quả cao nếu trong quá trình chỉ đạo Hiệu trưởng biết kết hợp giữa sử dụng uy quyền và thuyết phục, động viên khích lệ, tơn trọng, tạo điều kiện cho người dưới quyền được phát huy năng lực và tính sáng tạo của họ. Do đó Hiệu trưởn cần tiến hành các công việc sau:
- Chỉ đạo xây dựng kế hoạch giáo dục nề nếp học tập theo chủ điểm tháng, học kỳ;
- Chỉ đạo xây dựng nội dung chương trình giáo dục nề nếp học tập cho học sinh;
- Chỉ đạo tổ, nhóm chun mơn bồi dưỡng nâng cao năng lực giáo viên về giáo dục nề nếp học tập cho học sinh;
- Chỉ đạo giáo dục nề nếp học tập cho học sinh qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp;
- Chỉ đạo giáo dục nề nếp học tập cho học sinh thông qua sinh hoạt tập thể; - Chỉ đạo giáo dục nề nếp học tập cho học sinh thông qua hoạt động xã hội; - Chỉ đạo giáo dục nề nếp học tập cho học sinh qua hoạt động truyền thống của nhà trường;
- Chỉ đạo huy động các nguồn lực để thực hiện giáo dục nề nếp học tập cho học sinh;
- Chỉ đạo kiểm tra, đánh giá kết quả giáo dục nề nếp học tập cho học sinh; - Chỉ đạo xây dựng nội dung chương trình giáo dục nề nếp học tập cho học sinh.
Như vậy, chỉ đạo giáo dục nề nếp học tập không chỉ sau khi lập kế hoạch có tổ chức thì mới có chỉ đạo, mà là q trình đan xen. Nó thấm vào và ảnh hưởng quyết định đến các chức năng quản lý, điều chỉnh các giáo dục nề nếp học tập của nhà trường trong công tác quản lý.
1.5.4. Kiểm tra, đánh giá kết quả và các điều kiện tổ chức hoạt động giáo dục nề nếp học tập của học sinh THPT nề nếp học tập của học sinh THPT
Kiểm tra, đánh giá giáo dục nề nếp học tập là khâu cuối cùng trong chu trình quản lý của Hiệu trưởng trong việc thực hiện kế hoạch tổ chức GDNNHT của giáo viên, học sinh trong nhà trường, đồng thời mở ra một chu trình quản lý mới. Công tác kiểm tra, đánh giá việc thực hiện GDNNHT giúp Hiệu trưởng phát hiện và điều chỉnh những lệch lạc, sai sót trong q trình thực hiện kế hoạch từ đó đưa ra những biện pháp kịp thời để uốn nắn, sửa chữa cần thiết. Để làm tốt công tác này, Hiệu trưởng cần:
- Xác định tiêu chuẩn/chỉ tiêu để đánh giá kết quả thực hiện giáo dục nề nếp học tập cho học sinh;
- Xây dựng công cụ để đánh giá thực hiện giáo dục nề nếp học tập cho học sinh;
- Xây dựng lực lượng đánh giá giáo dục nề nếp học tập cho học sinh; - Xác định các hình thức đánh giá giáo dục nề nếp học tập cho học sinh; - Xác định thời điểm đánh giá giáo dục nề nếp học tập cho học sinh; - Xây dựng kế hoạch đánh giá giáo dục nề nếp học tập cho học sinh; - Tổ chức thực hiện đánh giá theo kế hoạch đã xây dựng;
- Phân tích kết quả đánh giá và tổ chức họp rút kinh nghiệm trong giáo dục nề nếp học tập cho học sinh.
Như vậy, quản lý GDNNHT của học sinh ở các trường THPT là một quá trình lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra được tiến hành bởi Hiệu trưởng và CBQL trường học trong sự phối hợp và phân công rõ ràng và đồng thời phát huy được vai trò của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nhà trường. Việc xác định các chức năng trong q trình quản lý GDNNHT khơng thể rạch rịi, riêng biệt từng chức năng mà là quá trình đan xen, kết hợp để thực hiện mục tiêu cuối cùng của một quá trình quản lý GDNNHT là nhằm nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường.