7. Phương pháp nghiên cứu
3.2. Biện pháp quản lý nề nếp học tập của học sin hở các trường THPT
3.2.1. Truyền thông nâng cao nhận thức, bồi dưỡng động cơ học tập nề nếp
a. Mục tiêu
- Giúp CBQL, giáo viên và học sinh nhận thức đúng đắn, đầy đủ về Tầm quan trọng ý nghĩa của nề nếp học tập trong việc thực hiện mục tiêu giáo dục nói
chung và tạo dựng việc phát triển và hồn thiện nhân cách nói riêng đồng thời tạo dựng niềm tin và định hướng hành động cho học sinh.
- Nhằm khơi dậy động cơ hứng thú học tập ở học sinh cũng như tăng cường việc kiểm tra đánh giá tinh thần thái độ học tập của học sinh một cách nghiêm túc để cho học sinh xác định đúng nhiệm vụ học tập của mình trong nhà trường để giúp các em có được một NNHT tốt.
- Nhằm giúp học sinh thấy được việc duy trì và thực hiện tốt NNHT sẽ giúp các em có kết quả học tập cao hơn.
b. Nội dung thực hiện
Bước 1: Xây dựng kế hoạch
- Đánh giá thực trạng nhận thức về vai trò và tầm quan trọng của việc thực hiện NNHT trong hoạt động dạy và học.
- Đánh giá thực trạng việc giáo dục động cơ học tập, NNHT cho học sinh thông qua giảng dạy các môn học, qua từng bài giảng của giáo viên trên lớp và trong các buổi hoạt động ngoài giờ lên lớp, các giờ sinh hoạt.
- Dự thảo các nội dung giáo dục động cơ NNHT cho học sinh bám sát theo điều lệ trường THCS, trường THPT và trường phổ thơng có nhiều cấp học, nội quy, quy chế quản lý giáo dục học sinh của trường THPT huyện Si Ma Cai.
- Xây dựng Nội dung đánh giá kết quả việc giáo dục, bồi dưỡng động cơ NNHT cho học sinh.
Bước 2: Tổ chức thực hiện
- Tổ chức truyền thông, triển khai các nội dung và các Nội dung đánh giá công tác giáo dục động cơ NNHT cho học sinh tới toàn thể cán bộ giáo viên.
- Phân công, phân nhiệm rõ ràng quyền hạn và nhiệm vụ của các tổ chức đồn thể trong trường, từng cá nhân trong cơng tác giáo dục bồi dưỡng nhận thức và giáo dục động cơ NNHT cho học sinh.
+ Đối với GVCN: thực hiện việc giáo dục nhận thức và bồi dưỡng động cơ NNHT cho học sinh thông qua các buổi kiểm tra lớp, sinh hoạt lớp.
+ Đối với BGH: thực hiện việc giáo dục nhận thức và bồi dưỡng động cơ NNHT cho học sinh thông qua các giờ tập trung đầu tuần, các buổi sinh hoạt tập thể, các buổi tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp.
+ Đối với giáo viên bộ môn: thực hiện việc giáo dục nhận thức, bồi dưỡng động cơ NNHT cho học sinh thông qua hoạt động giảng dạy, qua các bài giảng trên lớp.
- Tổ chức giáo dục nhận thức, bồi dưỡng động cơ NNHT cho học sinh thông qua các nội dung:
+ Nâng cao nhận thức về NNHT, tầm quan trọng của NNHT trong hoạt động dạy và học.
+ Giáo dục về truyền thống của nhà trường; phổ biến các nội quy, quy chế của nhà trường; đồng thời tổ chức bồi dưỡng kỹ năng, phương pháp học tập và hình thức tổ chức NNHT cho học sinh.
+ Thông qua hoạt động sinh hoạt tập thể (chào cờ hàng tuần, sinh hoạt lớp, sinh hoạt đoàn) phổ biến các kế hoạch, hướng dẫn của nhà trường, quán triệt việc chấp hành quy chế quản lý giáo dục học sinh.
+ Thông qua các bài giảng trên lớp, giáo viên bộ môn tuyên truyền giáo dục các em về tinh thần và thái độ học tập bằng cách kiểm tra đánh giá việc chuẩn bị bài ở nhà trước khi đến lớp; khơi dậy cho học sinh niềm say mê, thói quen tìm tịi, sáng tạo. Từ đó củng cố động cơ, thái độ học tập đúng đắn cho học sinh và hình thành NNHT cho học sinh.
- Tổ chức cho học sinh kiểm điểm tự phê bình và phê bình thơng qua các buổi sinh hoạt lớp, sinh hoạt tập thể. Gắn chặt kết quả học tập, tự học, tự rèn NNHT của học sinh với quyền lợi mà học sinh được hưởng.
- Thường xuyên liên lạc với gia đình học sinh nắm tình hình học tập của các em. Thông qua ký kết trách nhiệm giữa giáo viên chủ nhiệm và gia đình trách nhiệm quản lý con em học tập tốt.
Bước 3: Chỉ đạo thực hiện
- Ban giám hiệu nhà trường chỉ đạo tổ trưởng chuyên mơn, BCH Đồn TNCS HCM, giáo viên chủ nhiệm phối hợp với giáo viên bộ môn đánh giá về thực trạng nhận thức, động cơ học tập - NNHT của học sinh.
- Chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm và giáo viên bộ môn lên lớp phổ biến cho học sinh những nội dung giáo dục động cơ ý thức học tập ngay từ đầu năm học. Đồng thời thường xuyên bồi dưỡng động cơ học tập cho học sinh trong các giờ lên lớp và thông qua các buổi sinh hoạt tập thể, các giờ sinh hoạt cuối tuần.
Bước 4: Kiểm tra đánh giá
- Tăng cường thăm lớp dự giờ, kiểm tra việc giáo dục động cơ học tập - NNHT cho học sinh thông qua hồ sơ giảng dạy của giáo viên như kế hoạch giảng dạy, giáo án lên lớp; hồ sơ chủ nhiệm GVCN.
- Đánh giá kết quả việc giáo dục động cơ học tập - NNHT cho học sinh thơng việc thực hiện chương trình, kế hoạch của giáo viên (hồ sơ giảng dạy của giáo viên, hồ sơ chủ nhiệm của GVCN). Chú trọng đánh giá kết quả giáo dục động cơ học tập - NNHT của học sinh.
c. Điều kiện thực hiện
- Các nội dung giáo dục NNHT cho học sinh phải cụ thể từ các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, điều lệ trường Trung học và phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường.
- Cán bộ quản lý, giáo viên phải luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm, nhận thức về việc bồi dưỡng động cơ NNHT cho học sinh là yếu tố quan trọng, quyết định tới chất lượng học tập của học sinh nhà trường. Bởi học sinh chỉ có kết quả học tập tốt khi xác định được rõ động cơ ý thức học tập để rèn luyện và phát triển bản thân.
- Đội ngũ giáo viên phải thực sự tâm huyết, nắm bắt được tâm lý của học sinh cũng như thực lực của học sinh trong học tập và có khả năng quản lý lớp để có thể hướng dẫn học sinh thực hiện tốt NNHT. Do vậy, cần thường xuyên tổ chức bồi dưỡng giáo viên, phân công giáo viên đúng theo năng lực sở các trường.
3.2.2. Tổ chức bồi dưỡng GV nhằm trang bị kỹ năng, phương pháp tự học giúp HS trang bị nề nếp tại các trường THPT huyện Si Ma Cai, tỉnh Lào Cai