7. Phương pháp nghiên cứu
1.4. Vai trò của Hiệu trưởng trong việc tổ chức hoạt động giáo dục nề nếp
học tập của học sinh THPT
- Định hướng, kích thích hình thành động cơ học tập ở HS bằng cách làm cho học sinh hiểu rõ ý nghĩa của việc học, của môn học đối với bản thân, với cuộc sống, với nghề nghiệp tương lai. Từ đó học sinh tự giác, tích cực học tập bởi việc học được xuất phát từ động cơ đúng đắn, từ động lực bên trong - học vì sự phát triển của bản thân, học vì chất lượng cuộc sống, học vì lập nghiệp cho tương lai.
- Tổ chức hoạt động học tập cho học sinh một cách sinh động, tích cực và hiệu quả. Thầy xây dựng các tình huống học tập vừa sức với học sinh, đặt học sinh vào các tình huống học tập, gợi ý các phương hướng, các điều kiện giải quyết tình huống, tạo điều kiện để học sinh tích cực giải quyết tình huống, qua đó lĩnh hội được kiến thức và phương pháp tìm ra kiến thức.
- Giúp đỡ, hỗ trợ học sinh trong quá trình tự lực giải quyết tình huống học tập. Trong quá trình học sinh tự lực giải quyết các nhiệm vụ học tập bằng phương pháp tự học của mình, các em luôn gặp nhiều khó khăn từ bên trong như động cơ học chưa đủ mạnh, kiến thức, kỹ năng nền bị hổng,… và bên ngoài như thời gian tự học, tài liệu tham khảo thiếu… điều này khiến HS chán nản và từ bỏ việc tự học và việc thực hiện NNHT của các em sẽ không được duy trì tốt. Vì thế giáo viên luôn phải phát hiện kịp thời những khó khăn mà học sinh đang phải đối mặt và có những giúp đỡ kịp thời, hợp lý.
- Kiểm tra, điều chỉnh và xác nhận kết quả học tập của học sinh. Giáo viên dùng câu hỏi, bài tập, tình huống để kiểm tra mức độ lĩnh hội kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo ở học sinh. Qua kết quả trả lời, giải bài tập, giải quyết tình huống mà GV xác nhận kết quả học tập của HS hay điều chỉnh việc dạy của mình và học sinh điều chỉnh việc học của mình.
- Kiểm tra, điều chỉnh và xác nhận kết quả học tập của học sinh. Giáo viên dùng câu hỏi, bài tập, tình huống để kiểm tra mức độ lĩnh hội kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo ở học sinh. Qua kết quả trả lời, giải bài tập, giải quyết tình huống mà GV xác nhận kết quả học tập của HS hay điều chỉnh việc dạy của mình và học sinh điều chỉnh việc học của mình.
Lập kế hoạch là một chức năng cơ bản của quản lý, trong đó cần xác định những vấn đề chẳng hạn: nhận định và phân tích tình hình, bối cảnh; dự báo khả