7. Phương pháp nghiên cứu
2.3.4. Thực trạng phương pháp giáo dục nề nếp học tập của học sin hở các
Đánh giá thực trạng về phương pháp giáo dục nề nếp học tập học sinh THPT của cán bộ quản lý, giáo viên ở các trường THPT huyện Si Ma Cai, tỉnh Lào Cai, chúng tôi sử dụng câu hỏi số 3 phụ lục 1 và kết quả thu được như sau:
Bảng 2.5. Thực trạng phương pháp giáo dục nề nếp học tập học sinh THPT của cán bộ quản lý, giáo viên ở các trường THPT huyện Si Ma Cai,
tỉnh Lào Cai
STT Phương pháp
Thường
xuyên Đôi khi Không
thực hiện Tổng điểm Điểm trung bình Số lượng % Số lượng % Số lượng % 1 Đàm thoại 58 64,44 22 24,44 10 14,29 228 2,53 2 Nêu gương 41 45,56 34 37,78 15 21,43 206 2,29 3 Trò chơi 40 44,44 43 47,78 7 10,00 213 2,37 4 Đóng vai 38 42,22 49 54,44 3 4,29 215 2,39 5 Tình huống 37 41,11 44 48,89 9 12,86 208 2,31 Điểm TBC 2,38
Nhận xét bảng 2.5: Phương pháp có mức độ sử dụng được đánh giá mức cao là phương pháp 1 (đạt 2,53 điểm), các phương pháp 2, 3, 4, 5 được đánh giá mức trung bình (điểm TB lần lượt đạt 2,29; 2,37; 2,39; 2,31). Qua nghiên cứu sản phẩm hoạt động, chúng tôi nhận thấy nhà trường đã phê duyệt các chương trình giáo dục nề nếp học tập đối với từng khối lớp, từng phương pháp, có phân tích ưu nhược điểm trong điều kiện áp dụng tại các trường THPT huyện Si Ma Cai. Ý kiến phỏng vấn sâu cô Lê T.H (trường THPT Số 2 Si ma Cai) cho biết
“Là người trực tiếp chủ nhiệm lớp, chúng tôi nhận thấy việc đôn đốc nề nếp học tập cho các HS diễn ra ở một hai phương pháp có hiệu quả như tự học cá nhân
hoặc tự học theo nhóm, các phương pháp khác mang tính chất bổ sung, chẳng hạn như qua các câu chuyện đời thực, chỉ nêu một vài tấm gương điển hình để các em liên hệ thôi, chính vẫn là phải tự lực”. Bên cạnh đó GV cho biết, vốn Tiếng Việt của đa số các em học sinh người DTTS ở cấp THPTnhìn chung còn khá nghèo nàn, có em vào lớp 10 mới đọc, viết... được trọn vẹn một câu bằng Tiếng Việt. Đây là thiệt thòi lớn của các em, đồng thời cũng là khó khăn cơ bản trong quá trình học tập, tiếp thu tri thức, kỹ năng,... thể hiện rõ trong quá trình ghi bài, trả lời câu hỏi, làm bài kiểm tra. Sự thua kém về khả năng ngôn ngữ đã làm cho các em bị hạn chế về khả năng tư duy và nhận thức khoa học, do đó việc học tập của các em gặp nhiều khó khăn. Do đó mà các phương pháp sử dụng giáo dục nề nếp luôn phải chọn lọc phù hợp và thu hút HS tham gia.
Nguyên nhân của các phương pháp này có mức độ đánh giá trung bình là do trong triển khai HS ngại đóng vai, hoặc giải quyết tình huống đời thực, phỏng vấn sâu em HS cho biết thêm “Chúng em thấy việc đóng vai trở nên gò bó vì các môn học chính chúng em làm nhiều rồi, đọc tình huống và giải quyết theo nhóm hay cá nhân cảm thấy áp lực vì đây chỉ là nội dung được thực hiện kết hợp với môn chính khóa” (Em Giàng Seo T), và ý kiến của một học sinh khác cho rằng
“Chúng em thích được tự học, cô giáo là người định hướng còn chúng em đã có những độc lập nhất định rồi việc chủ động tự lập học tốt hơn cả”(Em Ly Thị H).
Kết quả của GV, CBQL và HS có sự đồng thuận các phương pháp trong giáo dục nề nếp học tập. Bên cạnh kết quả đạt được, còn kết quả đánh giá ở mức rất không thường xuyên và không thường xuyên một số phương pháp là do các trường có xu hướng chọn phương pháp dễ triển khai, các phương pháp khác có cũng chỉ là hình thức thực hiện theo yêu cầu Sở GD&ĐT nên đôi lúc chưa phản ánh đúng thực trạng sử dụng các phương pháp.
2.3.5. Thực trạng hình thức giáo dục nề nếp học tập của học sinh ở các trường THPT huyện Si Ma Cai, tỉnh Lào Cai