Đổi mới quản lý kiểm tra, đánh giá NNHTcủa học sin hở các trường

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Quản lý nề nếp học tập của học sinh ở các trường THPT huyện Si Ma Cai, tỉnh Lào Cai (Trang 103 - 106)

7. Phương pháp nghiên cứu

3.2. Biện pháp quản lý nề nếp học tập của học sin hở các trường THPT

3.2.5. Đổi mới quản lý kiểm tra, đánh giá NNHTcủa học sin hở các trường

a. Mục tiêu

- Đảm bảo tính khoa học, khách quan, chính xác, phát hiện những mặt mạnh, mặt yếu làm cơ sở cho việc đề ra các biện pháp quản lý của nhà trường một cách hiệu quả, kịp thời.

- Nâng cao trách nhiệm của giáo viên trong công tác nghiên cứu, đầu tư cho hoạt động dạy học.

- Thu được những thông tin phản hồi về hoạt động dạy học là cơ sở điều chỉnh hoạt động dạy, học và quản lí hoạt động dạy học.

- Hình thành cho học sinh động cơ thái độ học tập nghiêm túc, nâng cao trách nhiệm trong học tập, có ý thức tự giác, nhu cầu và thói quen tự kiểm tra, đánh giá.

- Tuyên dương khen thưởng cho học sinh học tập tích cực, nhân rộng điển hỉnh về giáo dục nề nếp học tập qua việc tự học, tự rèn luyện, chủ động, tích cực.

b. Nội dung thực hiện

Bước 1: Xây dựng kế hoạch

- Đánh giá thực trạng hình thức kiểm tra đánh giá NNHT (bao gồm: lực lượng kiểm tra, nội dung kiểm tra, kết quả đánh giá), kết hợp với rà soát các văn bản hướng dẫn của nhà trường, điều chỉnh kế hoạch kiểm tra đánh giá NNHT của học sinh. Tập trung kiểm tra đánh giá việc thực hiện và hoàn thành các nhiệm vụ tự học của học sinh được giáo viên giao thơng qua giờ học chính khố trên lớp (nội dung tự học, hệ thống bài tập, mức độ hoàn thành nhiệm vụ được giao).

- Xây dựng quy chế phối hợp giữa các lực lượng trong nhà trường trong việc kiểm tra đánh giá NNHT, đồng thời phân công trách nhiệm rõ ràng đối với từng lực lượng tham gia kiểm tra đánh giá việc thực hiện NNHT của học sinh (GVCN, giáo viên bộ mơn, BCH Đồn TNCS HCM, cán bộ lớp, đội cờ đỏ).

- Hướng dẫn học sinh tự tiến hành kiểm tra theo các hình thức: Tự kiểm tra theo kế hoạch cá nhân, kiểm tra giữa các cá nhân trong bàn, trong tổ hay giữa các tổ trong lớp - Xây dựng Nội dung đánh giá NNHT để cán bộ quản lý, giáo viên và các lực lượng kiểm tra đánh giá kết quả NNHT.

Bước 2: Tổ chức thực hiện

- Phổ biến kế hoạch kiểm tra, đánh giá tới toàn thể các lực lượng kiểm tra và tới toàn thể học sinh.

- Tập huấn phương pháp, quy trình kiểm tra, đánh giá NNHT thống nhất trong các lực lượng kiểm tra, đánh giá: GVCN, giáo viên bộ mơn, BCH Đồn TNCS HCM, cán bộ lớp, đội cờ đỏ.

- Thông qua các giờ lên lớp, giáo viên rèn NNHT cho học sinh qua việc giao các nhiệm vụ và nội dung tự học để học sinh thực hiện tự học ở nhà. Thường xuyên kiểm tra kết quả học tập của mỗi học sinh trong các giờ lên lớp để rèn NNHT cho học sinh.

- Đổi mới hình thức kiểm tra, thi cử để tăng cường đánh giá chất lượng học tập của học sinh. Mỗi bài học, giáo viên cần thiết lập hệ thống câu hỏi, bài tập yêu cầu tự học đối với học sinh. Trên cơ sở nội dung câu hỏi, bài tập của từng bài, giáo viên lựa chọn nội dung ra đề kiểm tra 15 phút, 1 tiết, học kỳ. Việc ra đề được xây dựng dựa trên nội dung câu hỏi, bài tập đã giao cho học sinh tự học nhằm giúp học sinh duy trì và thực hiện NNHT.

- Căn cứ quy chế đánh giá xếp loại của học sinh, nhà trường xây dựng quy định cho điểm cụ thể theo hướng tăng cường điểm kiểm tra miệng, kiểm tra 15 phút để kiểm tra việc soạn bài, chuẩn bị bài ở nhà và việc hoàn thành các nhiệm vụ học tập, nhằm giúp học sinh cố gắng tự học để đạt kết quả cao. Tổ chức kiểm tra tại lớp theo các hình thức: trắc nghiệm, ra đề khác nhau nhằm hạn chế việc quay cóp, sử dụng tài liệu.

Bước 3: Chỉ đạo thực hiện

- Trên cơ sở văn bản chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo, của Sở Giáo dục và Đào tạo Ban giám hiệu xây dựng kế hoạch đổi mới kiểm tra, đánh giá, tổ chức triển khai tới toàn thể giáo viên và học sinh. Đồng thời quán triệt tới toàn thể giáo viên: đổi mới kiểm tra, đánh giá là một nội dung trọng tâm trong đổi mới chương trình, sách giáo khoa của cấp THPT, đây là nhiệm vụ quan trọng trong kế hoạch chun mơn góp phần nâng cao chất lượng tự học, NNHT cho học sinh nói riêng và chất lượng giáo dục nói chung.

- BGH nghiên cứu ban hành Nội dung kiểm tra, đánh giá NNHT, quy định về việc cho điểm và việc biên soạn thiết lập ngân hàng đề, đồng thời tổ chức quản lý ngân hàng đề đảm bảo tuyệt mật.

Bước 4: Kiểm tra đánh giá

- Ban giám hiệu thường xuyên kiểm tra việc thực hiện NNHT của học sinh thông qua hệ thống câu hỏi, bài tập của giáo viên giao cho học sinh, kiểm tra việc xây dựng và thực hiện kế hoạch học tập của cá nhân với các nội dung được giao để đánh giá NNHT.

- Kiểm tra việc thiết lập ngân hàng đề kiểm tra của giáo viên qua từng bài lên lớp, qua các đề giáo viên đã lựa chọn cho học sinh kiểm tra. Kiểm tra việc thực hiện quy chế cho điểm. Đột xuất dự giờ giáo viên để kiểm tra việc giao nhiệm vụ học tập và kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh, NNHT của học sinh.

- Tiến hành sơ kết, tổng kết trong từng năm học để đánh giá việc thực hiện NNHT đồng thời rút kinh nghiệm.

c. Điều kiện thực hiện

- Ban giám hiệu quán triệt vai trò của kiểm tra, đánh giá kết quả học tập, NNHT trong việc giúp giáo viên tự điều chỉnh, hoàn thiện hoạt động dạy, học sinh tự điều chỉnh hoàn thiện hoạt động học để mỗi giáo viên và học sinh thực hiện nghiêm túc.

- Xây dựng kế hoạch, nội dung, hình thức kiểm tra; các Nội dung đánh giá cần phải cụ thể, dễ hiểu, dễ làm.

3.2.6. Quản lý tổ chức tốt hoạt động học nhóm, hoạt động ngoại khố, tham quan và các hình thức giáo dục nề nếp học tập khác cho học sinh ở các THPT

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Quản lý nề nếp học tập của học sinh ở các trường THPT huyện Si Ma Cai, tỉnh Lào Cai (Trang 103 - 106)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)