Kết quả khảo nghiệm

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Quản lý nề nếp học tập của học sinh ở các trường THPT huyện Si Ma Cai, tỉnh Lào Cai (Trang 111 - 116)

7. Phương pháp nghiên cứu

3.4. Khảo nghiệm về tính cần thiết và mức độ khả thi của các biện pháp

3.4.4. Kết quả khảo nghiệm

* Mức độ cần thiết của các biện pháp quản lý nề nếp học tập của học sinh THPT tại huyện Si Ma Cai, tỉnh Lào Cai

Bảng 3.1: Kết quả khảo sát tính cần thiết của các biện pháp quản lý nề nếp học tập của học sinh THPT huyện Si Ma Cai, tỉnh Lào Cai

Biện pháp Mức độ cần thiết Cần thiết Ít cần thiết Không cần thiết SL % SL % SL %

Truyền thông nâng cao nhận thức, bồi dưỡng động cơ học tập nề nếp học tập cho học sinh trường THPT huyện Si Ma Cai, tỉnh Lào Cai

22 73.33 8 26.67 0 0

Tổ chức bồi dưỡng GV nhằm trang bị kỹ năng, phương pháp tự học giúp HS trang bị nề nếp tại các trường THPT huyện Si Ma Cai, tỉnh Lào Cai

20 66.67 8 26.67 2 6.67

Tổ chức xây dựng, tạo lập môi trường học tập thân thiện, tích cực, nghiêm túc thực hiện giáo dục NNHT trong nhà trường

20 66.67 6 20 4 13.33

Tổ chức xây dựng, tạo lập mơi trường học tập thân thiện, tích cực, nghiêm túc thực hiện giáo dục NNHT trong nhà trường

15 50 12 40 3 10

Đổi mới quản lý kiểm tra, đánh giá NNHT của học sinh trường THPT huyện Si Ma Cai, tỉnh Lào Cai

20 66.67 5 16.67 5 16.67

Quản lý tổ chức tốt hoạt động học nhóm, hoạt động ngoại khoá, tham quan và các hình thức giáo dục nề nếp học tập khác cho học sinh THPT huyện Si Ma Cai

20 66.67 6 20 4 13.33

Tăng cường quản lý sự phối hợp giữa các lực lượng tham gia lý giáo dục nề nếp cho học sinh trường THPT huyện Si Ma Cai, tỉnh Lào Cai

* Mức độ khả thi của các biện pháp quản lý nề nếp học tập của học sinh THPT tại huyện Si Ma Cai, tỉnh Lào Cai

Bảng 3.2: Kết quả khảo sát tính khả thi của các biện pháp quản lý nề nếp học tập của học sinh THPT huyện Si Ma Cai, tỉnh Lào Cai

Biện pháp

Mức độ khả thi

Khả thi Ít khả thi Khơng khả thi

SL % SL % SL %

Truyền thông nâng cao nhận thức, bồi dưỡng động cơ học tập nề nếp học tập cho học sinh trường THPT huyện Si Ma Cai, tỉnh Lào Cai

13 43.33 10 33.33 7 23.33

Tổ chức bồi dưỡng GV nhằm trang bị kỹ năng, phương pháp tự học giúp HS trang bị nề nếp tại các trường THPT huyện Si Ma Cai, tỉnh Lào Cai

17 56.67 11 36.67 2 6.67

Tổ chức xây dựng, tạo lập mơi trường học tập thân thiện, tích cực, nghiêm túc thực hiện giáo dục NNHT trong nhà trường

14 46.67 10 33.33 6 20

Tổ chức xây dựng, tạo lập môi trường học tập thân thiện, tích cực, nghiêm túc thực hiện giáo dục NNHT trong nhà trường

15 50 9 30 6 20

Đổi mới quản lý kiểm tra, đánh giá NNHT của học sinh trường THPT huyện Si Ma Cai, tỉnh Lào Cai

14 46.67 12 40 4 13.33

Quản lý tổ chức tốt hoạt động học nhóm, hoạt động ngoại khố, tham quan và các hình thức giáo dục nề nếp học tập khác cho học sinh THPT huyện Si Ma Cai

15 50 9 30 6 20

Tăng cường quản lý sự phối hợp giữa các lực lượng tham gia lý giáo dục nề nếp cho học sinh trường THPT huyện Si Ma Cai, tỉnh Lào Cai

Bẩybiện pháp đề xuất đều được đánh giá có tính cần thiết và mức độ khả thi cao. Có từ 43.3% đến 53.3% CBQL, CBĐ, GV được hỏi cho ý kiến đánh giá các biện pháp quản lý NNHT cho học sinh trường THPT huyện Si Ma Cai, tỉnh Lào Cai là rất khả thi và từ 50 đến 73,33 cho rằng rất cấp thiết. Trong đó cao nhất là biện pháp “Truyền thông nâng cao nhận thức, bồi dưỡng động cơ

học tập nề nếp học tập cho học sinh trường THPT huyện Si Ma Cai, tỉnh Lào Cai” (có tỉ lệ là 73.33%) cho là rất cấp thiết; còn biện pháp “Tổ chức bồi dưỡng GV nhằm trang bị kỹ năng, phương pháp tự học giúp HS trang bị nề nếp tại các trường THPT huyện Si Ma Cai, tỉnh Lào Cai” có tỉ lệ là 56,67% cho rằng rất

khả thi. Và vẫn còn khoảng từ 6.67% đến 23.33% ý kiến cho rằng các biện pháp ít có tính khả thi do phải chịu tác động của các yếu tố cả khách quan cả chủ quan. Như vậy, hầu hết người được hỏi ý kiến đều cho rằng 7 biện pháp mà đề tài đưa ra là rất khả thi và có thể áp dụng vào trong thực tế tổ chức hoạt động công tác NNHT cho học sinh trường THPT huyện Si Ma Cai, tỉnh Lào Cai.

Trên cơ sở phân tích thực trạng cơng tác quản lý NNHT của học sinh ở các trường THPT huyện Si Ma Cai, tỉnh Lào Cai kết hợp với cơ sở lý luận, đồng thời đối chiếu với mục tiêu đào tạo của các trường THPT cũng như điều kiện thực tế tại địa phương, đề tài đã đề xuất 7 biện pháp quản lý NNHT của HS nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý NNHT, phát huy khả năng tự học của học sinh và hình thành NNHT cho HS, góp phần nâng cao chất lượng dạy học, giáo dục tại các trường THPT huyện Si Ma Cai.

Bẩy biện pháp quản lý NNHT được đề xuất trên đây là những biện pháp nhằm khắc phục những tồn tại trong quá trình quản lý NNHT của nhà trường tại huyện Si Ma Cai. Đồng thời sẽ góp phần giải quyết các khó khăn giữa yêu cầu nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường với điều kiện thực tế trong thời gian qua.Mỗi biện pháp đều có cơ sở lý luận, mục tiêu, nội dung và quy trình thực hiện, đồng thời kèm theo các điều kiện để thực hiện. Trong mỗi biện pháp đều thể hiện rõ những tác động quản lý để đảm bảo tính khả thi và có thể triển khai trong thực tiễn quản lý NNHTcủa học sinh trường THPT huyện Si Ma Cai, tỉnh Lào Cai.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Quản lý nề nếp học tập của học sinh ở các trường THPT huyện Si Ma Cai, tỉnh Lào Cai (Trang 111 - 116)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)