Quản lý tổ chức tốt hoạt động học nhóm, hoạt động ngoại khố, tham

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Quản lý nề nếp học tập của học sinh ở các trường THPT huyện Si Ma Cai, tỉnh Lào Cai (Trang 106 - 109)

7. Phương pháp nghiên cứu

3.2. Biện pháp quản lý nề nếp học tập của học sin hở các trường THPT

3.2.6. Quản lý tổ chức tốt hoạt động học nhóm, hoạt động ngoại khố, tham

huyện Si Ma Cai

a. Mục tiêu của biện pháp

Biện pháp này nhằm tạo cho học sinh môi trường học tập cởi mở, bầu khơng khí hồ hợp, có sự hợp tác, trao đổi, giúp đỡ tương trợ nhau; thay đổi mơi trường, hình thức học tập... Qua đó giúp các em học sinh củng cố, mở rộng, đào sâu tri thức, rèn luyện kỹ năng tổ chức, diễn đạt, độc lập, sáng tạo trong học tập.

* Quản lý hoạt động học nhóm:

Về tổ chức có thể có hình thức học tập theo nhóm thống nhất, nghĩa là các nhóm đều thực hiện những nhiệm vụ học tập như nhau. Có thể tổ chức hình thức học tập theo nhóm phân hố, đó là các nhóm thực hiện những nhiệm vụ học tập khác nhau trong cùng một đề tài cho toàn lớp. Tuỳ theo bộ mơn, từng chủ đề có thể chia nhóm thường là từ 05 - 07 em.

Trước tiên giáo viên xác định rõ mục đích, nhiệm vụ, nội dung của cuộc thảo luận nhóm. Nội dung thảo luận phải có yêu cầu tương đối cao để học sinh phải động não, bàn bạc để giải quyết; có liên hệ với những kiến thức và kỹ năng học sinh đã biết. Các nhóm làm việc ở những vị trí thuận lợi cho thảo luận nhóm. Nếu hình thức tổ chức nhóm phân hố thì giáo viên căn cứ khả năng của từng nhóm học sinh để giao nhiệm vụ học tập cho phù hợp.

Giáo viên cần tạo khơng khí học tập cởi mở, tạo hứng thú, kích thích sự suy nghĩ và khả năng giải quyết vấn đề ở mỗi học sinh, đồng thời khuyến khích tất cả học sinh cùng tham gia. Giáo viên đóng vai là người tổ chức hướng dẫn, động viên các nhóm làm việc trên tinh thần hợp tác, hỗ trợ nhau. Người quản lý cần triển khai mục đích ý nghĩa việc tổ chức học nhóm cho giáo viên và học sinh nhận thức đầy đủ; hướng dẫn tổ chức thực hiện và tạo điều kiện cho hoạt động học nhóm. Hiện nay các trường tổ chức học nhóm thường ở các nội dung ơn tập hệ thống hố kiến thức, luyện tập, giải bài tập.

* Quản lý hoạt động ngoại khố: Mục đích hoạt động ngoại khố nhằm tạo điều kiện cho học sinh mở rộng, đào sâu tri thức, phát huy năng lực, sở các trường của từng học sinh. Nhà trường tổ chức các câu lạc bộ, các lớp hướng dẫn về các lĩnh vực văn hoá, văn nghệ, thể dục thể thao, kỹ thuật. Ví dụ như hiện nay học sinh ít có kỹ năng giao tiếp tiếng Anh, chúng ta tổ chức câu lạc bộ nói tiếng Anh thu hút học sinh và giáo viên tham gia. Khi vào buổi sinh hoạt tất cả mọi người đều phải sử dụng tiếng Anh và câu lạc bộ có tổ chức dạ hội, tham quan,

du lịch và tạo cơ hội giao tiếp với người nước ngoài để rèn luyện kỹ năng và tạo hứng thú, thu hút học sinh tham gia.

* Quản lý hoạt động tham quan và các hình thức học tập khác: Tham quan là hình thức dạy học ngoại khố, giúp học sinh mở rộng, đào sâu, tích luỹ thêm tri thức, nâng cao hứng thú học tập, phát triển óc quan sát, kết hợp lý luận với thực tiễn. Trong dạy học có thể có ba hình thức tham quan: Tham quan chuẩn bị: Là hình thức tham quan được tổ chức trước khi học một tài liệu nào đó, nhằm chuẩn bị cho học sinh tích luỹ những sự kiện cần thiết để dễ dàng và hứng thú tiếp thu tri thức mới. Ví dụ trước khi học sinh học bài “Quần xã sinh vật”, có thể cho học sinh tham quan các loài sinh vật trong ruộng lúa, ao hồ.

Tham quan bổ sung: Nhằm minh hoạ cho nội dung đang học, ví dụ như tham quan ngồi thiên nhiên về hệ sinh thái rừng nhiệt đới; tham quan dây chuyền sản xuất công nghiệp.

Tham quan tổng kết: Là hình thức tham quan được tổ chức sau khi học tài liệu nào đó nhằm củng cố đào sâu kiến thức đã học.

Để tổ chức hoạt động tham quan thành công, người giáo viên cần chuẩn bị như sau:

Xác định mục đích yêu cầu, nội dung cuộc tham quan.

Đến địa điểm tham quan nghiên cứu cụ thể đối tượng tham quan.

Xây dựng kế hoạch cuộc tham quan: Kế hoạch tham quan bao gồm mục đích, yêu cầu, đối tượng cần quan sát, tài liệu cần thu thập, cách tổ chức học sinh, tổ chức việc hướng dẫn tham quan, phương tiện đồ dùng cần thiết, phân phối thời gian và các yếu tố khác.

Phổ biến kế hoạch tham quan cho học sinh đầy đủ, rõ ràng.

Khi tiến hành tham quan thực địa, học sinh cần quan sát những sự vật, hiện tượng đã quy định, ghi chép những nội dung và thu thập những hiện vật cần thiết.

Giáo viên cần chú ý hướng dẫn nội dung quan sát của học sinh trong thời gian tham quan cho phù hợp với kế hoạch đề ra.

c. Điều kiện thực hiện biện pháp

Giáo viên phụ trách phải là người biết dẫn dắt, tổ chức, tập hợp, hướng dẫn học sinh tham gia các hoạt động.

Nhà trường, GVCN phải huy động được sự hỗ trợ của các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường trong việc tham gia tổ chức hoạt động ngoại khóa, tham quan học tập.

Khi tham gia hoạt động ngoại khoá, tham quan học tập học sinh cần phải chuẩn bị tốt kiến thức đã học; phải có tình thần đồng đội, biết kết hợp sức mạnh tập thể, biết chia sẻ nhưng đồng thời cũng phát huy được tư duy của bản thân khi tham gia các hoạt động tập thể.

3.2.7. Tăng cường quản lý sự phối hợp giữa các lực lượng tham gia lý giáo dục nề nếp cho học sinh trường THPT huyện Si Ma Cai, tỉnh Lào Cai

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Quản lý nề nếp học tập của học sinh ở các trường THPT huyện Si Ma Cai, tỉnh Lào Cai (Trang 106 - 109)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)