Thực trạng các lực lượng tham gia giáo dục nề nếp học tập của học

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Quản lý nề nếp học tập của học sinh ở các trường THPT huyện Si Ma Cai, tỉnh Lào Cai (Trang 68)

7. Phương pháp nghiên cứu

2.3.6. Thực trạng các lực lượng tham gia giáo dục nề nếp học tập của học

Nhằm đánh giá thực trạng các lực lượng tham gia của hoạt động giáo dục nề nếp học tập học sinh THPT của cán bộ quản lý, giáo viên ở các trường THPT

huyện Si Ma Cai, tỉnh Lào Cai, chúng tôi sử dụng câu hỏi số 5 phụ lục 1 và kết quả thu được như sau:

Bảng 2.7. Thực trạng các lực lượng tham gia hoạt động giáo dục nề nếp học tập học sinh THPT ở các trường THPT huyện Si Ma Cai, tỉnh Lào Cai

STT Các lực lượng

Thường xuyên Đôi khi Không

bao giờ Tổng điểm Điểm trung bình Số lượng % Số lượng % Số lượng % 1 Cán bộ quản lý 63 70,00 18 20,00 9 12,86 234 2,60 2 Giáo viên chủ nhiệm 50 55,56 0 0,00 40 57,14 190 2,11 3 Giáo viên bộ môn 53 58,89 8 8,89 29 41,43 204 2,27 4 Đoàn thanh niên 55 61,11 5 5,56 30 42,86 205 2,28 5 Phòng ban chức

năng nhà trường 47 52,22 13 14,44 30 42,86 197 2,19 6 Phụ huynh HS 45 50,00 29 32,22 16 22,86 209 2,32

Điểm TBC 2,32

Để giáo dục đạt kết cao, cần đảm bảo có sự phối kết hợp giữa các lực lượng giáo dục: CBQL, giáo viên chủ nghiệm, giáo viên bộ môn, đoàn thanh niên và các phòng chức năng của nhà trường,... Kết quả tìm hiểu về các lực lượng giáo dục tham gia vào quá trình giáo dục nội quy, nề nếp học tập cho HS trường THPT trên địa bàn huyện Si Ma Cai cho thấy, cả CBQL, GV đều đánh giá các lực lượng tham gia giáo dục NNHT ở mức độ trung bình, điểm TBC đạt mức 2,32 điểm. Trong đó, ý kiến đánh giá sự tham gia của các lực lượng ở mức cao gồm: Cán bộ quản lý ( đạt 2,6 điểm); giáo viên chủ nhiệm (đạt 2,11 điểm); giáo viên bộ môn (đạt 2,27 điểm); Đoàn thanh niên (đạt 2,28 điểm); Phòng ban chức năng nhà trường (đạt 2,19 điểm)và phụ huynh học sinh (đạt 2,32 điểm).

Qua kết quả trên nhận thấy, GVCN thường xuyên bám sát lớp, nắm chắc các diễn biến xảy ra trong lớp về mọi mặt để có biện pháp giáo dục kịp thời và hiệu quả. Phải quan tâm giáo dục học sinh cá biệt, giáo dục pháp luật và phòng chống các tệ nạn xã hội. Phải có mặt trong giờ chào cờ đầu tuần và thường xuyên

kiểm tra đầu giờ học. Trực tiếp quản lý các buổi hoạt động ngoài giờ lên lớp của học sinh. Tổ chức cho học sinh tham gia đầy đủ các hoạt động của nhà trường và đoàn thanh niên.Giáo viên chủ nhiệm thường xuyên tuyên truyền, giáo dục ý thức thực hiện tốt các quy định của nhà trường không chỉ bằng lời nói mà còn bằng các câu chuyện người thực, việc thực.Nếu chỉ giao việc quản lý nề nếp cho đoàn trường và giáo viên chủ nhiệm thì việc quản lý nề nếp học sinh sẽ khó đạt hiệu quả cao. Vì không phải lúc nào đoàn đội và giáo viên chủ nhiệm cũng có mặt bên cạnh để quản lý nề nếp học sinh. Do vậy việc quản lý nề nếp học sinh cần có sự phối kết hợp của giáo viên bộ môn. Qua thực hiện phỏng vấn sâu chúng tôi ghi nhận ý kiến thầy Dương.T.H (trường THPT Số 1 Si ma Cai):“Mỗi giờ học, giáo viên bộ môn kiểm tra sỹ số học sinh vệ sinh phòng học, đề nghị học sinh thực hiện việc đeo thẻ học sinh, mặc đồng phục đúng quy định và một số nội quy khác. Giáo viên bộ môn ghi rõ tên học sinh vi phạm vào sổ ghi đầu bài và đánh giá cho điểm nghiêm túc giờ học để việc giáo dục học sinh có hiệu quả. Giáo viên bộ môn kịp thời thông báo những học sinh vi phạm nội quy tới giáo viên chủ nhiệm và đoàn thanh niên để phối hợp giáo dục”. Bên cạnh đó, Giáo viên bộ môn nên lồng ghép trong các kiến thức môn dạy của mình việc tuyên truyền ý thức, trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ của học sinh.

Thêm vào đó, ghi nhận ý kiến phỏng vấn cô Đoàn P.D (trường THPT Số 1 Si ma Cai) chúng tôi được chia sẻ: “Thực tế CBQL thực hiện chỉ đạo tới GV chủ nhiệm, bộ môn là chính, các lực lượng Đoàn thanh niên đã có song hoạt động đoàn còn nhiều mảng khác nhau nên chưa chú trọng hoàn toàn; sự tham gia phụ huynh hạn chế vì họ cho rằng con cái họ đã lớn, việc thực hiện chủ yếu là tự giác, tự ý thức không quá câu nệ việc rèn rũa, giáo dục,...”.

Như vậy, lực lượng tham gia hoạt động giáo dục nề nếp học tập học sinh THPT của cán bộ quản lý, giáo viên ở các trường THPT huyện Si Ma Cai, tỉnh

3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả

Hiệu quả thực tiễn: Học sinh tham gia sẽ đảm bảo nề nếp học tập tại nhà trường; Giáo viên khi tham gia sẽ phát huy được những kiến thức, kỹ năng đã được học trong đổi mới giáo dục THPT của nhà trường, rèn luyện các phẩm chất đạo đức và kỹ năng giảng dạy thích ứng với những điều kiện thay đổi của xã hội hiện nay.

Hiệu quả sử dụng nguồn lực, thời gian: Đảm bảo cân đối chi phí bỏ ra với kết quả thu được cho mỗi cá nhân học sinh và giáo viên tham gia hoạt động NNHT và cho công tác giáo dục và thực thi nhiệm vụ chính trị địa phương, không gây lãng phí nguồn lực, thu hút được cao nhất số lượng giáo viên tham gia và số đông các lực lượng đóng góp cho hoạt động NNHT giáo dục cho học sinh.

Hiệu quả lâu dài: Góp phần thực hiện mục tiêu đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu xã hội góp phần vào phát triển kinh tế, xã hội của địa phương, xây dựng Đảng, chính quyền trong sạch, vững mạnh, góp phần nâng cao hiệu quả nền giáo dục quốc gia một cách có nề nếp nhất khi còn học ở cấp học THPT.

3.1.5. Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa và phát triển

Các biện pháp phải được xây dựng trên cơ sở kế thừa truyền thống quản lý tổ chức giảng dạy, học tập, kết quả học tập của học sinh ở bậc THPT; phát huy được những ưu điểm, thành quả của hệ thống quản lý hiện tại. Đồng thời phải phát triển các năng lực sẵn có ở người học, tạo nên sự đổi mới theo hướng nâng cao hơn chất lượng của công tác quản lý NNHT trong nhà trường.

3.2. Biện pháp quản lý nề nếp học tập của học sinh ở các trường THPT huyện Si Ma Cai, tỉnh Lào Cai huyện Si Ma Cai, tỉnh Lào Cai

3.2.1. Truyền thông nâng cao nhận thức, bồi dưỡng động cơ học tập nề nếp học tập cho học sinh các trường THPT huyện Si Ma Cai, tỉnh Lào Cai học tập cho học sinh các trường THPT huyện Si Ma Cai, tỉnh Lào Cai

a. Mục tiêu

- Giúp CBQL, giáo viên và học sinh nhận thức đúng đắn, đầy đủ về Tầm quan trọng ý nghĩa của nề nếp học tập trong việc thực hiện mục tiêu giáo dục nói

chung và tạo dựng việc phát triển và hoàn thiện nhân cách nói riêng đồng thời tạo dựng niềm tin và định hướng hành động cho học sinh.

- Nhằm khơi dậy động cơ hứng thú học tập ở học sinh cũng như tăng cường việc kiểm tra đánh giá tinh thần thái độ học tập của học sinh một cách nghiêm túc để cho học sinh xác định đúng nhiệm vụ học tập của mình trong nhà trường để giúp các em có được một NNHT tốt.

- Nhằm giúp học sinh thấy được việc duy trì và thực hiện tốt NNHT sẽ giúp các em có kết quả học tập cao hơn.

b. Nội dung thực hiện

Bước 1: Xây dựng kế hoạch

- Đánh giá thực trạng nhận thức về vai trò và tầm quan trọng của việc thực hiện NNHT trong hoạt động dạy và học.

- Đánh giá thực trạng việc giáo dục động cơ học tập, NNHT cho học sinh thông qua giảng dạy các môn học, qua từng bài giảng của giáo viên trên lớp và trong các buổi hoạt động ngoài giờ lên lớp, các giờ sinh hoạt.

- Dự thảo các nội dung giáo dục động cơ NNHT cho học sinh bám sát theo điều lệ trường THCS, trường THPT và trường phổ thông có nhiều cấp học, nội quy, quy chế quản lý giáo dục học sinh của trường THPT huyện Si Ma Cai.

- Xây dựng Nội dung đánh giá kết quả việc giáo dục, bồi dưỡng động cơ NNHT cho học sinh.

Bước 2: Tổ chức thực hiện

- Tổ chức truyền thông, triển khai các nội dung và các Nội dung đánh giá công tác giáo dục động cơ NNHT cho học sinh tới toàn thể cán bộ giáo viên.

- Phân công, phân nhiệm rõ ràng quyền hạn và nhiệm vụ của các tổ chức đoàn thể trong trường, từng cá nhân trong công tác giáo dục bồi dưỡng nhận thức và giáo dục động cơ NNHT cho học sinh.

+ Đối với GVCN: thực hiện việc giáo dục nhận thức và bồi dưỡng động cơ NNHT cho học sinh thông qua các buổi kiểm tra lớp, sinh hoạt lớp.

+ Đối với BGH: thực hiện việc giáo dục nhận thức và bồi dưỡng động cơ NNHT cho học sinh thông qua các giờ tập trung đầu tuần, các buổi sinh hoạt tập thể, các buổi tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp.

+ Đối với giáo viên bộ môn: thực hiện việc giáo dục nhận thức, bồi dưỡng động cơ NNHT cho học sinh thông qua hoạt động giảng dạy, qua các bài giảng trên lớp.

- Tổ chức giáo dục nhận thức, bồi dưỡng động cơ NNHT cho học sinh thông qua các nội dung:

+ Nâng cao nhận thức về NNHT, tầm quan trọng của NNHT trong hoạt động dạy và học.

+ Giáo dục về truyền thống của nhà trường; phổ biến các nội quy, quy chế của nhà trường; đồng thời tổ chức bồi dưỡng kỹ năng, phương pháp học tập và hình thức tổ chức NNHT cho học sinh.

+ Thông qua hoạt động sinh hoạt tập thể (chào cờ hàng tuần, sinh hoạt lớp, sinh hoạt đoàn) phổ biến các kế hoạch, hướng dẫn của nhà trường, quán triệt việc chấp hành quy chế quản lý giáo dục học sinh.

+ Thông qua các bài giảng trên lớp, giáo viên bộ môn tuyên truyền giáo dục các em về tinh thần và thái độ học tập bằng cách kiểm tra đánh giá việc chuẩn bị bài ở nhà trước khi đến lớp; khơi dậy cho học sinh niềm say mê, thói quen tìm tòi, sáng tạo. Từ đó củng cố động cơ, thái độ học tập đúng đắn cho học sinh và hình thành NNHT cho học sinh.

- Tổ chức cho học sinh kiểm điểm tự phê bình và phê bình thông qua các buổi sinh hoạt lớp, sinh hoạt tập thể. Gắn chặt kết quả học tập, tự học, tự rèn NNHT của học sinh với quyền lợi mà học sinh được hưởng.

- Thường xuyên liên lạc với gia đình học sinh nắm tình hình học tập của các em. Thông qua ký kết trách nhiệm giữa giáo viên chủ nhiệm và gia đình trách nhiệm quản lý con em học tập tốt.

Bước 3: Chỉ đạo thực hiện

- Ban giám hiệu nhà trường chỉ đạo tổ trưởng chuyên môn, BCH Đoàn TNCS HCM, giáo viên chủ nhiệm phối hợp với giáo viên bộ môn đánh giá về thực trạng nhận thức, động cơ học tập - NNHT của học sinh.

- Chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm và giáo viên bộ môn lên lớp phổ biến cho học sinh những nội dung giáo dục động cơ ý thức học tập ngay từ đầu năm học. Đồng thời thường xuyên bồi dưỡng động cơ học tập cho học sinh trong các giờ lên lớp và thông qua các buổi sinh hoạt tập thể, các giờ sinh hoạt cuối tuần.

Bước 4: Kiểm tra đánh giá

- Tăng cường thăm lớp dự giờ, kiểm tra việc giáo dục động cơ học tập - NNHT cho học sinh thông qua hồ sơ giảng dạy của giáo viên như kế hoạch giảng dạy, giáo án lên lớp; hồ sơ chủ nhiệm GVCN.

- Đánh giá kết quả việc giáo dục động cơ học tập - NNHT cho học sinh thông việc thực hiện chương trình, kế hoạch của giáo viên (hồ sơ giảng dạy của giáo viên, hồ sơ chủ nhiệm của GVCN). Chú trọng đánh giá kết quả giáo dục động cơ học tập - NNHT của học sinh.

c. Điều kiện thực hiện

- Các nội dung giáo dục NNHT cho học sinh phải cụ thể từ các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, điều lệ trường Trung học và phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường.

- Cán bộ quản lý, giáo viên phải luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm, nhận thức về việc bồi dưỡng động cơ NNHT cho học sinh là yếu tố quan trọng, quyết định tới chất lượng học tập của học sinh nhà trường. Bởi học sinh chỉ có kết quả học tập tốt khi xác định được rõ động cơ ý thức học tập để rèn luyện và phát triển bản thân.

- Đội ngũ giáo viên phải thực sự tâm huyết, nắm bắt được tâm lý của học sinh cũng như thực lực của học sinh trong học tập và có khả năng quản lý lớp để có thể hướng dẫn học sinh thực hiện tốt NNHT. Do vậy, cần thường xuyên tổ chức bồi dưỡng giáo viên, phân công giáo viên đúng theo năng lực sở các trường.

3.2.2. Tổ chức bồi dưỡng GV nhằm trang bị kỹ năng, phương pháp tự học giúp HS trang bị nề nếp tại các trường THPT huyện Si Ma Cai, tỉnh Lào Cai giúp HS trang bị nề nếp tại các trường THPT huyện Si Ma Cai, tỉnh Lào Cai

a. Mục tiêu

- Giúp cho giáo viên nắm vững được hệ thống các kỹ năng, phương pháp tự học, trên cơ sở đó có thể vận dụng các kỹ năng trong công tác tự học, tự nghiên cứu một cách khoa học.

- Trên cơ sở nắm vững các kỹ năng tự học, giáo viên hướng dẫn cho học sinh hình thành và phát triển vững chắc các kỹ năng tự học. Từ đó học sinh có thể lựa chọn, phối hợp các phương pháp tự học khoa học nhằm giúp học sinh có được NNHT tốt hơn và hoàn thành các nhiệm vụ học tập ở mức độ cao nhất.

b. Nội dung thực hiện

Bước 1: Xây dựng kế hoạch

- Đánh giá thực trạng vận dụng các kỹ năng tự học, phương pháp tự học của học sinh trong nhà trường hiện nay, cụ thể như: kỹ năng xây dựng kế hoạch học tập; kỹ năng đọc sách, tài liệu; kỹ năng ghi chép tài liệu; kỹ năng giải bài tập nhận thức trong tự học; kỹ năng khái quát hoá, hệ thống hoá; kỹ năng tự kiểm tra, đánh giá tự học.

- Nhà trường xây dựng kế hoạch tập huấn các kỹ năng tự học, phương pháp tự học cho toàn thể cán bộ, giáo viên.

- Xây dựng kế hoạch hướng dẫn cho học sinh các kỹ năng tự học ngay từ đầu năm học và củng cố các kỹ năng tự học cho học sinh thường xuyên trong suốt năm học.

- Xây dựng các mẫu kế hoạch tự học cụ thể để tập huấn cho toàn thể giáo viên, trên cơ sở đó giáo viên thống nhất hướng dẫn cho toàn thể học sinh.

Bước 2: Tổ chức thực hiện

- BGH phổ biến kế hoạch tập huấn, đồng thời tổ chức tập huấn cho toàn thể giáo viên các kỹ năng tự học. Triển khai kế hoạch hướng dẫn các kỹ năng tự học cho học sinh tới toàn thể giáo viên theo các nội dung:

+ Kỹ năng kế hoạch hoá hoạt động tự học: các bước để xây dựng kế hoạch tự học (ngày, tuần, tháng, học kỳ, năm học); quy trình để xây dựng kế hoạch tự học (thống kê các công việc cụ thể trong thời gian tự học, phân phối thời gian, xác định mức độ hoàn thành, kiểm tra sự hợp lý của kế hoạch).

+ Kỹ năng đọc sách và tài liệu: các yêu cầu cơ bản khi đọc sách, các bước để đọc sách.

+ Kỹ năng ghi chép tài liệu trong tự học: trích dẫn tài liệu, lập dàn ý, viết đề cương, tóm tắt thu hoạch.

+ Kỹ năng giải các bài tập nhận thức trong tự học: các bước để giải bài tập nhận thức.

+ Kỹ năng khái quát hoá và hệ thống hoá trong học tập.

+ Kỹ năng tự kiểm tra, đánh giá hoạt động tự học: các bước tự kiểm tra, đánh giá (nhận thức rõ mục đích và nội dung cần kiểm tra, đánh giá; nêu rõ các chuẩn ứng với các nội dung cho phù hợp; đối chiếu khách quan giữa nội dung kiểm tra đánh giá so với chuẩn; tự nhận xét lý do đạt được, chưa đạt được so với

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Quản lý nề nếp học tập của học sinh ở các trường THPT huyện Si Ma Cai, tỉnh Lào Cai (Trang 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)