Thực trạng hình thức giáo dục nề nếp học tập của học sin hở các trường

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Quản lý nề nếp học tập của học sinh ở các trường THPT huyện Si Ma Cai, tỉnh Lào Cai (Trang 65 - 68)

7. Phương pháp nghiên cứu

2.3.5. Thực trạng hình thức giáo dục nề nếp học tập của học sin hở các trường

Nhằm đánh giá thực trạng về hình thức của hoạt động giáo dục nề nếp học tập học sinh THPT của cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh ở các trường THPT

huyện Si Ma Cai, tỉnh Lào Cai, chúng tôi sử dụng câu hỏi số 4 phụ lục 1, 2 và kết quả thu được như sau:

Biểu đồ 2.6. Thực trạng đánh giá hình thức hoạt động giáo dục nề nếp học tập học sinh THPT ở các trường THPT huyện Si Ma Cai, tỉnh Lào Cai

STT Hình thức Rất phù hợp Phù hợp Không phù hợp Tổng điểm Điểm trung bình Số lượng % Số lượng % Số lượng %

I.Ý kiến của CBQL, GV 2,36

1

Thông qua nội dung chương trình môn học

39 43,33 51 56,67 0 0,00 219 2,43

2 Thông qua hoạt

động ngoại khóa 40 44,44 38 42,22 12 17,14 208 2,31

3

Thông qua sự duy trì đầy đủ, chặt chẽ các chế độ

43 47,78 35 38,89 12 17,14 211 2,34

II. Ý kiến của học sinh 2,35

1

Thông qua nội dung chương trình môn học

86 47,78 70 38,89 24 13,33 422 2,34

2 Thông qua hoạt

động ngoại khóa 87 48,33 53 29,44 40 22,22 407 2,26

3

Thông qua sự duy trì đầy đủ, chặt chẽ các chế độ

105 58,33 48 26,67 27 15,00 438 2,43

Các hình thức của hoạt động giáo dục nề nếp học tập học sinh THPT của cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh ở các trường THPT huyện Si Ma Cai, tỉnh Lào Cai gồm 3 hình thức, đó là: Thông qua nội dung chương trình môn học; Thông qua hoạt động ngoại khóa; Thông qua sự duy trì đầy đủ, chặt chẽ các chế độ. Kết quả đánh giá cho biết các trường sử dụng đan xen các hình thức nhằm đa dạng và giúp HS dễ tiếp thu, tuy nhiên kết quả chung cho thấy mức độ phù hợp của các

hình thức đều đạt mức trung bình, trong đó theo đánh giá của CBQL, GV đạt điểm trung bình là 2,36 điểm, đánh giá của học sinh đạt 2,35 điểm.

Đối với CBQL, GV, ý kiến đánh giá mức độ phù hợp của hình thức giáo dục NNHT ở mức cao là “Thông qua nội dung chương trình môn học” (ĐTB đạt 2,43 điểm), sở dĩ hình thức này được đánh giá ở mức cao là do trong quá trình triển khai, hiệu trưởng đã luôn sát sao chỉ đạo việc hình thành và phát triển nề nếp học tập phải thực hiện qua các môn học, GV cần thông qua chương trình các môn học mà lồng ghép các nội quy, quy định tối thiểu các nề nếp của từng môn học riêng. Các ý kiến đánh giá hình thức ở mức độ trung bình bao gồm: hình thức “Thông qua sự duy trì đầy đủ, chặt chẽ các chế độ” (đạt 2,34 điểm, xếp thứ 2) và “Thông qua hoạt động ngoại khóa” (đạt 2,31 điểm, xếp thứ 3), nguyên nhân các hình thức này được đánh giá mức trung bình là do hiện nay các trường THPT huyện Si Ma Cai thuộc miền núi, điều kiện về nguồn lực, kinh phí tổ chức hoạt động ngoại khóa diễn ra hạn chế; bên cạnh đó quá trình duy trì các chế độ nề nếp chưa được CBQL và GV quan tâm, khi thực hiện phỏng vấn về điều này chúng tôi được biết thêm “GV chúng tôi chủ yếu thông qua nội dung chương trình môn học để có thể đưa ra các nội dung nề nếp phù hợp, các chương trình ngoại khóa hạn chế hơn là do nhà trường chưa có kinh phí bố trí cho hoạt động ngoại khóa như đưa các em thăm quan, khám phá các hoạt động bên ngoài trường kết hợp với giáo dục nề nếp học tập; việc huy động nguồn lực bên ngoài chưa được phát huy, các em tham gia vào thực hiện chế độ, quy định, nội quy chưa thực sự nghiêm túc, một bộ phận các em còn chểnh mảng, chưa tích cực” (Cô Giàng Thị H - GV trường THPT Số 1 Si ma Cai).

Đối với học sinh, ý kiến đánh giá mức độ phù hợp của hình thức giáo dục NNHT ở mức cao là “Thông qua sự duy trì đầy đủ, chặt chẽ các chế độ” (đạt 2,43 điểm, xếp thứ 1), sở dĩ nội dung này được đánh giá ở mức cao là do đối với bản thân các em việc thực hiện các quy định, quy chế theo yêu cầu của nhà trường là đơn giản nhất, HS bám sát quy định, quy chế về các chế độ trong thực hiện

giáo dục NNHT. Các hình thức còng lại được đánh giá ở mức độ trung bình gồm “Thông qua nội dung chương trình môn học” (đạt 2,34 điểm, xếp thứ 2) và “Thông qua hoạt động ngoại khóa” (đạt 2,26 điểm, xếp thứ 3), tìm hiểu về điều này chúng tôi nắm được “Chúng em ít được tham gia ngoại khóa về giáo dục NNHT, em nghĩ rằng vừa học vừa được trải nghiệm sẽ giúp chúng em tiếp thu giáo dục NNHT dễ hơn là chương trình học gò bó trên lớp” (Em Ly Thị M- trường PTDT Nội trú THCS-THPT huyện Si ma Cai). Nổi bật trong tư duy của các em học sinh người DTTS ở các trường THPT là các em chưa có thói quen lao động trí óc, đa số các em ngại suy nghĩ, ngại động não, khi gặp vấn đề khó trong bài học... thì các em thường bỏ qua, không đọc đi đọc lại, không lật lại vấn đề. Các em thường có thói quen suy nghĩ một chiều nên dễ thừa nhận những điều người khác nói, điều đó dẫn đến khả năng học tập của các em rất hạn chế.

Như vậy, nội dung giáo dục nề nếp học tập cho học sinh ở các trường THPT huyện Si Ma Cai đã được thực hiện tương đối đầy đủ thông qua các hình thức khác nhau. Các trường đã sử dụng linh hoạt và đan xen sử dụng các hình thức trong giáo dục nề nếp học tập của học sinh, tuy nhiên bên cạnh đó vẫn còn một số hình thức chưa phát huy hết hiệu quả trong việc giáo dục nề nếp học tập do CBQL và GV tư duy còn chậm, ngại đổi mới, ngại khó khi thực hiện, trong thời gian tới để nâng cao chất lượng các nhà trường cần đổi mới tư duy, cách nghĩ, cách làm, áp dụng đồng bộ ở tất cả các hình thức nhằm giúp các em được tiếp cận nhiều hơn, linh hoạt hơn trong thực hiện nề nếp học tập cho có hiệu quả.

2.3.6. Thực trạng các lực lượng tham gia giáo dục nề nếp học tập của học sinh ở các trường THPT huyện Si Ma Cai, tỉnh Lào Cai

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Quản lý nề nếp học tập của học sinh ở các trường THPT huyện Si Ma Cai, tỉnh Lào Cai (Trang 65 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)