Chỉ đạo hoạt động giáo dục nề nếp học tập của học sinh THPT

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Quản lý nề nếp học tập của học sinh ở các trường THPT huyện Si Ma Cai, tỉnh Lào Cai (Trang 43 - 45)

7. Phương pháp nghiên cứu

1.5.3. Chỉ đạo hoạt động giáo dục nề nếp học tập của học sinh THPT

Chỉ đạo thực hiện kế hoạch tổ chức GDNNHT là sự can thiệp của Hiệu trưởng vào toàn bộ quá trình quản lý GDNNHT để bảo đảm việc thực hiện nề nếp học tập được diễn ra đúng hướng, đúng kế hoạch, tập hợp và phối hợp các lực lượng giáo dục sao cho đạt hiệu quả. Công tác chỉ đạo GDNNHT sẽ đạt hiệu quả cao nếu trong quá trình chỉ đạo Hiệu trưởng biết kết hợp giữa sử dụng uy quyền và thuyết phục, động viên khích lệ, tôn trọng, tạo điều kiện cho người dưới quyền được phát huy năng lực và tính sáng tạo của họ. Do đó Hiệu trưởn cần tiến hành các công việc sau:

- Chỉ đạo xây dựng kế hoạch giáo dục nề nếp học tập theo chủ điểm tháng, học kỳ;

- Chỉ đạo xây dựng nội dung chương trình giáo dục nề nếp học tập cho học sinh;

- Chỉ đạo tổ, nhóm chuyên môn bồi dưỡng nâng cao năng lực giáo viên về giáo dục nề nếp học tập cho học sinh;

- Chỉ đạo giáo dục nề nếp học tập cho học sinh qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp;

- Chỉ đạo giáo dục nề nếp học tập cho học sinh thông qua sinh hoạt tập thể; - Chỉ đạo giáo dục nề nếp học tập cho học sinh thông qua hoạt động xã hội; - Chỉ đạo giáo dục nề nếp học tập cho học sinh qua hoạt động truyền thống của nhà trường;

- Chỉ đạo huy động các nguồn lực để thực hiện giáo dục nề nếp học tập cho học sinh;

- Chỉ đạo kiểm tra, đánh giá kết quả giáo dục nề nếp học tập cho học sinh; - Chỉ đạo xây dựng nội dung chương trình giáo dục nề nếp học tập cho học sinh.

Như vậy, chỉ đạo giáo dục nề nếp học tập không chỉ sau khi lập kế hoạch có tổ chức thì mới có chỉ đạo, mà là quá trình đan xen. Nó thấm vào và ảnh hưởng quyết định đến các chức năng quản lý, điều chỉnh các giáo dục nề nếp học tập của nhà trường trong công tác quản lý.

1.5.4. Kiểm tra, đánh giá kết quả và các điều kiện tổ chức hoạt động giáo dục nề nếp học tập của học sinh THPT nề nếp học tập của học sinh THPT

Kiểm tra, đánh giá giáo dục nề nếp học tập là khâu cuối cùng trong chu trình quản lý của Hiệu trưởng trong việc thực hiện kế hoạch tổ chức GDNNHT của giáo viên, học sinh trong nhà trường, đồng thời mở ra một chu trình quản lý mới. Công tác kiểm tra, đánh giá việc thực hiện GDNNHT giúp Hiệu trưởng phát hiện và điều chỉnh những lệch lạc, sai sót trong quá trình thực hiện kế hoạch từ đó đưa ra những biện pháp kịp thời để uốn nắn, sửa chữa cần thiết. Để làm tốt công tác này, Hiệu trưởng cần:

- Xác định tiêu chuẩn/chỉ tiêu để đánh giá kết quả thực hiện giáo dục nề nếp học tập cho học sinh;

- Xây dựng công cụ để đánh giá thực hiện giáo dục nề nếp học tập cho học sinh;

- Xây dựng lực lượng đánh giá giáo dục nề nếp học tập cho học sinh; - Xác định các hình thức đánh giá giáo dục nề nếp học tập cho học sinh; - Xác định thời điểm đánh giá giáo dục nề nếp học tập cho học sinh; - Xây dựng kế hoạch đánh giá giáo dục nề nếp học tập cho học sinh; - Tổ chức thực hiện đánh giá theo kế hoạch đã xây dựng;

- Phân tích kết quả đánh giá và tổ chức họp rút kinh nghiệm trong giáo dục nề nếp học tập cho học sinh.

Như vậy, quản lý GDNNHT của học sinh ở các trường THPT là một quá trình lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra được tiến hành bởi Hiệu trưởng và CBQL trường học trong sự phối hợp và phân công rõ ràng và đồng thời phát huy được vai trò của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nhà trường. Việc xác định các chức năng trong quá trình quản lý GDNNHT không thể rạch ròi, riêng biệt từng chức năng mà là quá trình đan xen, kết hợp để thực hiện mục tiêu cuối cùng của một quá trình quản lý GDNNHT là nhằm nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Quản lý nề nếp học tập của học sinh ở các trường THPT huyện Si Ma Cai, tỉnh Lào Cai (Trang 43 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)